caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 6 avril 2013

Pennsylvania, March 2013 , Nguyễn Tài Ngọc



Pennsylvania, March 2013
Nguyễn Tài Ngọc

 photo DNG_65331626x1077_zps457d21c1.jpg

Trong những môn học thời Trung học ở SàiGòn, tôi dở nhất là Lý Hóa. Hmm, hình như chẳng phải chỉ có môn Lý Hóa mà môn Toán Hình Học, Đại Số tôi cũng dở. Bây giờ thì tôi nhớ ra, môn Sinh Ngữ tôi cũng dở. Địa Lý cũng dở. Tóm lại là môn nào tôi cũng hạng bét. Ngoại trừ chỉ có mỗi một môn tôi ưa thích: Sử Ký. Tôi thích Sử Ký nên những gì liên quan đến lịch sử thì tôi giỏi không chê vào đâu được. Tôi biết chính xác nơi bà Âu Cơ dẫn 50 con xuống biển: bãi Ô Quắn ỡ Vũng Tầu. Nơi Lạc Long Quân mang 50 con lên núi: núi Bà Đen ở Tây Ninh. Nơi Ngô Quyền đóng cọc đâm lũng thuyền quân Nam Hán: bến Bạch Đằng, công trường Mê Linh, gần Khách sạn Majestic.  Nếu ai vẫn còn không biết đích xác địa điểm thì nó gần ở chỗ tượng Trần Hưng Đạo.

Những ngày tháng đầu tiên mới sang Mỹ vào học Hoover High School ở San Diego, tôi học Sử Ký với một ông thầy giáo già phúc hậu tên là Rosengrant. Sau một lần làm test trả lời những câu hỏi, ông ta trả lại bài cho tôi với điểm A+, kèm theo một thẻ trắng khổ 3-1/2 x 5-inch. Trên tấm thẻ đó, ông ta viết vài dòng cho ông Hiệu Trưởng: "Tôi muốn cho ông xem bài làm xuất sắc của một học sinh tỵ nạn Việt Nam". Và ông Hiệu Trưởng viết trả lời là cám ơn đã cho ông ta biết. Thầy Rosengrant nói với tôi là mặc dù tôi là học sinh ngọai quốc mới vào học, nói năng tiếng Anh còn giới hạn, ông rất hãnh diện về bài test của một học sinh Việt Nam tỵ nạn nên đem bài của tôi khoe với ông Hiệu Trưởng. Tôi vẫn còn giữ bài test đó, bây giờ đọc lại tôi không khỏi phì cười vì tôi viết tiếng Anh văn phạm sai bét, nhiều chữ đánh vần sai, ấy thế mà tôi viết trả lời vung Tào Tháo dài Một Nghìn Lẻ Một Đêm trong bài test (bài đó không phải là ABC khoanh mà phải viết trả lời những câu hỏi).

Gần 40 năm sau, tôi vẫn còn nhớ thoang thoáng lịch sử Hoa Kỳ tôi đã học vào năm 18 tuổi ở trường Hoover High School nên weekend vừa rồi nhân dịp đi Washington DC xem hoa anh đào, tôi mướn xe lái đi Gettysburg, Pennsylvania xem lại di tích của trận đánh đẫm máu nhất thời Nội Chiến (Civil War) của Hoa Kỳ. Đây cũng là nơi Tổng Thống Lincoln đọc bài diễn văn nổi tiếng nhất nhì nước Mỹ, ngắn chỉ có hai phút!

U.S. Capitol
 photo DNG_67991626x1077_zps6a730a54.jpg

Nhân tiện, chúng tôi cũng ghé đến ba nơi khác gần Gettysburg: Căn cứ quân sự Fort Indiantown Gap, trại tỵ nạn nơi tôi đến ở đầu tiên khi đến Hoa Kỳ, hãng làm kẹo sô-cô-la -chocolate- Hershey, và khu vực sinh sống của  người Amish.

Phi trường Washington Dulles tọa lạc ở thành phố Sterling, tiểu bang Virginia, cách xa thủ đô Washington DC 26 miles (42 km). Không có xe điện ngầm nối liền từ phi trường đến thủ đô nên tốt nhất là mướn xe để di chuyển. Lần này tôi mướn khách sạn gần phi trường vì thứ nhất là rẻ hơn, thứ nhì là không phải trả tiền đậu xe ở khách sạn, và thứ ba, đây là lý do chính yếu: cạnh sát bên phi trường Dulles là Viện Bảo Tàng Phi cơ & Không Gian Steven F. Udvar-Hazy Center.
Steven F. Udvar-Hazy là một tỷ phú, hiến tặng Viện Smithsonian Institution 66 triệu dollars vào năm 1999 để xây viện bảo tàng này nên chính phủ mới đặt tên building theo tên của ông ta. Hoa Kỳ là xứ tư bản, nếu hiệu mì Hai Con Cua cống hiến tiền thì chắc chắn Viện Bảo Tàng này sẽ có tên là Viện Bảo Tàng Phi Cơ Hai Con Cua.

 photo DNG_62901232x816_zpse4562193.jpg

Năm ngoái tôi đã đi Washington DC, đã viết và chụp những nơi viếng thăm. Nhưng tôi mê phi cơ, xem bao nhiêu lần cũng không chán, nhất là vào cửa ở đây không tốn tiền (tất cả viện Bảo Tàng của chính phủ ở Washington DC vào cửa miễn phí), nên vì khách sạn chỉ cách có năm phút lái xe, chiều nào tôi cũng vào xem máy bay. 

 photo DNG_63571626x1077_zps6dfbdbce.jpg

 photo DNG_63851626x1077_zps0c875e34.jpg

 photo DNG_63461626x1077_zpsc3f267f9.jpg
Ở đây có cả trăm máy bay từ thời Phù Đổng Thiên Vương cỡi ngựa bay lên trời, nếu tôi viết lại chắc chắn chẳng độc giả nào buồn để ý nên tôi chỉ post vài thứ tôi thích ở Viện Bảo Tàng Phi Cơ & Không Gian này:

Space Shuttle Discovery: Năm 2010, NASA tuyên bố khi chương trình Space Shuttle  kết thúc vào phi vụ cuối cùng  tháng 7 năm 2011, NASA sẽ gửi tặng vĩnh viễn bốn chiếc Space Shuttle cho thành phố nào có khả năng xây building có máy điều hòa không khí chứa chiếc Space Shuttle, và trả tiền phí tổn chuyên chở 28.8 triệu dollar cho máy bay Boeing 747 đèo Space Shuttle trên thân máy bay đến thành phố đó. Trong 21 thành phố gửi đơn xin chiếc Space Shuttle, NASA chọn bốn chỗ:

1. Space Shuttle Discovery: Steven F. Udvar-Hazy, Washington DC.
2. Space Shuttle Atlantis: Kennedy Space Center, Florida
3. Space Center Endeavour, California Science Center, Los Angeles.
4. Space Shuttle Enterprise: Viện Bảo Tàng Hàng Không Mẫu Hạm Intrepid, New York.

(Hai chiếc ChallengerColumbia bị nổ tung trên không gian. Johnson Space Center ở Houston có một Space Shuttle tên là Explorer, nhưng chiếc này chỉ là một mô hình  do một hãng tư nhân làm theo bản đồ của NASA cung cấp, mục đích chỉ để trưng bày xem bên ngoài, thiếu rất nhiều bộ phận bên trong).

 photo DNG_63561626x1077_zpsc9a27343.jpg

 photo DNG_63161232x816_zpsae4664dc.jpg

 photo DNG_63281626x1077_zps99c71f6d.jpg

 photo DNG_69711626x1077_zps13c41601.jpg

 photo DNG_63311626x1077_zps356dd26f.jpg

Đầu phi thuyền mầu cam bên phải là Apollo 11
 photo DNG_63411626x1077_zps531a28b8.jpg
Du khách Việt Nam đến miền Nam California thông thường chỉ ghé khu phố Bolsa ăn hột vịt lộn thì nên bỏ tí thì giờ lái xe 30 phút đến gần downtown Los Angeles để xem chiếc Space Shuttle Endeavour. Đây là địa chỉ:

California Science Center
700 Exposition Park Drive
Los Angeles, CA 90037
(323) 724-3623
 
Khi phi thuyền trở lại trái đất, sức ma-sát với tầng khí quyển lên đến 1650 độ C (3000 độ F), đốt sắt thép dễ dàng nên người ta phải gắn những “viên gạch” chống nhiệt ở phần dưới để bảo vệ chiếc Space Shuttle khỏi bị cháy. Một chiếc Space Shuttle có đến 24,300 viên gạch này, với giá mỗi một foot vuông  (30 cm vuông) là $10,000 dollars. Đây là ảnh chụp những “viên gạch” đó:
 
 photo DNG_63221626x1077_zpse82f3b95.jpg

 photo DNG_69621626x1077_zps7d1d6c9a.jpg

 photo DNG_69641626x1077_zps0c62beef.jpg

SR-71 Blackbird : máy bay trinh thám, do hãng Lockheed làm. Không Quân Hoa Kỳ dùng từ năm 1964 đến năm 1988. SR-71 hiện thời vẫn giữ kỷ lục bay nhanh nhất thế giới (ống phản lực của máy bay dùng  không khí, không phải dùng rocket) với vận tốc 2193.2 miles (3,529.6km)/ một giờ. Nó bay nhanh đến nỗi vào thời đại của nó, nếu  bị hỏa tiễn địch bắn, phi công chỉ gia tăng vận tốc vì hỏa tiễn không bắt kịp. Vào thời chiến tranh Việt Nam, SR-71 bay trinh thám ở Bắc Việt từ căn cứ Okinawa, Nhật Bản.  Có cả thẩy 32 chiếc SR-71, không một chiếc nào bị bắn rơi trong thời chiến (12 chiếc bị trục trặc kỹ thuật rớt khi tập luyện).

Từ Los Angeles đến Washington DC đường chim bay là 2,299 miles (3700 km), máy bay dân sự đi mất 4 tiếng rưỡi (lượt về 5 tiếng rưỡi vì ngược chiều gió). Chiếc SR-71 Blackbird bay chỉ mất có 64 phút.


 photo DNG_62941232x816_zpsccc7df69.jpg

 photo DNG_63471626x1077_zps112fe3a8.jpg

 photo DNG_63661626x1077_zps5fb23b08.jpg
Concorde: Máy bay dân sự duy nhất với vận tốc phá vỡ bức tường âm thanh (vận tốc âm thanh là Mach 1, 768 miles (1235km)/ một giờ. Vận tốc tối đa của Concorde là 1,350 miles (2,179 km)/ một giờ. Nó bay từ Paris đến New York chỉ mất không đầy bốn giờ đồng hồ, bằng nửa thời gian của máy bay dân sự khác. Concorde chỉ chở được 100 hành khách nên giá vé rất cao, do đó ít người đi, lúc nào cũng lỗ (Anh và Pháp làm chủ Concorde). Năm 2003, giữ lời hứa vào năm 1989, Air France tặng Viện Bảo Tàng Phi cơ & Không Gian Hoa Kỳ một chiếc Concorde. Để đáp lại thịnh tình,  Mỹ tặng Pháp hai kiện khoai tây chiên, French fries. Đây là nguyên nhân lý do tại sao người Pháp ghét người Mỹ đến thế.

 photo DNG_63781626x1077_zpsa96a6069.jpg

Boeing B-29 Superfortress bomber thả bom nguyên tử ở Hiroshima

 photo DNG_69791626x1077_zps1fe7aa0c.jpg

Khách vào Viện Bảo Tàng, rẽ bên phải sẽ thấy phần trưng bày máy bay tham chiến ở Việt Nam, từ A-6E Intruder, F-4S Phantom đến trực thăng Huey mà chúng ta thường thấy thời chiến tranh.

 photo DNG_69741626x1077_zpsb8abd994.jpg

 photo DNG_69361626x1077_zpsfa113821.jpg

Có hai huy chương ban thưởng cho lính Mỹ đánh trận ở Việt Nam: bên trái là cho quân nhân Mỹ ở Việt Nam hơn 30 ngày, và bên phải là cho ai phục vụ trên sáu tháng.

 photo DNG_63941626x1077_zps9ac32feb.jpg

Phi công Mỹ máy bay bị bắn rơi, là tù binh ở Hỏa Lò Hà Nội, tặng cho Viện Bảo Tàng những vật liệu được Việt Nam cung ứng khi còn trong tù. 

 photo DNG_69501626x1077_zps48ab3a0e.jpg

Trong thời gian chiến tranh, Cộng Sản ký không biết bao nhiêu là Hiệp Ước Đình Chiến mà họ gian ý không tuân theo. Bản Hiệp Ước trưng bày ở đây là một thỏa ước đình chiến ký bởi bốn bên: Mỹ, VNCH, Cộng Sản Bắc Việt, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và các tù binh Mỹ "với chủ ý chấm dứt chiến tranh mang lại hòa bình, công nhận quyền tự chủ của dân chúng miền Nam Việt Nam...". Ai đến giờ vẫn còn tin Cộng Sản thì đến đây xem bản Hiệp Ước này.  
 
 photo DNG_69461077x1626_zpsef0c7e56.jpg       
Chúng tôi rời khách sạn 7 giờ sáng Thứ Sáu lái xe đi Gettysburg. Đường dài là 85 miles, 137 km. Đến nơi, vào Visitor Center tôi lấy bản đồ rồi ra xe lái đi theo những nơi di tích, trận đánh chỉ dẫn trên bản đồ. Khu vực chiến trường khoảng chừng 10 cây số vuông.

 photo DNG_64601626x1077_zps3f73f1a0.jpg

 photo
DNG_64571626x1077_zps4418d9ee.jpg

Quân phục của lính miền Nam, Confederate, bên trái, và của lính miền Bắc, Union, bên phải
 photo DNG_64581626x1077_zps2d6d36f9.jpg
Cuộc Nội Chiến nước Mỹ, American Civil War, xẩy ra từ năm 1861 đến 1865 giữa chính phủ Hoa Kỳ và các tiểu bang miền Nam xưng tự trị, tách rời khỏi nước Mỹ vì họ không đồng ý với chính sách bãi bỏ nô lệ. Dân miền Nam dùng nô lệ da đen trồng trọt, gặt hái bông gòn, bán cho khách hàng số một là Âu Châu nên họ tin rằng sẽ được các nước Âu Châu như Pháp , Anh, Tây-Ban-Nha hậu thuẫn chống lại miền Bắc. Tướng nổi tiếng bách chiến bách thắng của quân đội miền Nam (Confederate),  Robert Lee người Virginia, hăng say chiến thắng vào ngày 1 tháng 7 năm 1863 xua quân lên Pennsylvania với ý định chọc thủng quân đội miền Bắc (Union). Hai bên gặp nhau ở Gettysburg. Vì đụng trận bất ngờ, quân Union bị thiệt hại nặng nề, phải rút lui cầm cự ở vùng núi phía Nam của thành phố. Nhưng sang ngày thứ hai và thứ ba, quân tiếp ứng của miền Bắc đến hỗ trợ và cùng quân bị bao vây ngày hôm trước, đánh bật lại quân đội miền Nam. 46,000 đến 51,000 binh lính của hai bên chết trận ở đây, Tướng Robert Lee cuối cùng phải rút lui.

 photo DNG_64621626x1077_zps44e218cb.jpg

 photo DNG_64681626x1077_zps20d40789.jpg

 photo DNG_64771626x1077_zpsc17d8843.jpg

 photo DNG_64821626x1077_zpsadc3c0a4.jpg
 photo DNG_64741626x1077_zpsee6bf02e.jpg

 photo DNG_65261626x1077_zps327c9ef8.jpg
Hàng rào cản đà tiến của địch quân
 photo DNG_65311626x1077_zps46bc4076.jpg

 photo DNG_64641626x1077_zps868b546a.jpg

 photo DNG_65351626x1077_zpsc05bd6dd.jpg
Tướng Robert Lee
 photo DNG_65461077x1626_zpsdb42156f.jpg
 photo DNG_65531626x1077_zps219f7e8f.jpg

 photo DNG_65491626x1077_zps841039e5.jpg
Năm tháng sau, Abraham Lincoln đến Gettysburg để tham dự lễ cống hiến Nghĩa Trang Quân Đội. Có nhiều diễn giả đọc diễn văn trước Lincoln, và sau khi ông Edward Everett phát biểu hơn hai giờ đồng hồ bài diễn văn 13,607 chữ, đến lượt Lincoln, ông đọc bài diễn văn của ông chỉ dài đúng hai phút. Nó trở thành một trong những bài diễn văn nổi tiếng nhất nước Mỹ vì chỉ dùng 272 chữ và hai phút, Lincoln  đã nhấn mạnh nguyên tắc bình đẳng nhân quyền nêu ra trong bản Tuyên Bố Độc Lập (Declaration of Independence), và sự hy sinh của các binh sĩ ở trận chiến Gettysburg chứng tỏ một chính quyền của dân, do dân bầu ra, lo cho dân không bao giờ bị tiêu diệt. 

Nơi Abraham Lincoln đọc diễn văn dài hai phút
 photo DNG_64881626x1077_zps913563a1.jpg

 photo DNG_65001626x1077_zpseef59e57.jpg
 photo DNG_65091626x1077_zpsc55ceeab.jpg

 photo DNG_64971626x1077_zpsc7529879.jpg

Đây là bài diễn văn của Lincoln:

"Four score* and seven years ago our fathers brought forth on this continent, a new nation, conceived in Liberty, and dedicated to the proposition that all men are created equal.

Now we are engaged in a great civil war, testing whether that nation, or any nation so conceived and so dedicated, can long endure. We are met on a great battle-field of that war. We have come to dedicate a portion of that field, as a final resting place for those who here gave their lives that that nation might live. It is altogether fitting and proper that we should do this.

But, in a larger sense, we can not dedicate -- we can not consecrate -- we can not hallow -- this ground. The brave men, living and dead, who struggled here, have consecrated it, far above our poor power to add or detract. The world will little note, nor long remember what we say here, but it can never forget what they did here. It is for us the living, rather, to be dedicated here to the unfinished work which they who fought here have thus far so nobly advanced. It is rather for us to be here dedicated to the great task remaining before us -- that from these honored dead we take increased devotion to that cause for which they gave the last full measure of devotion -- that we here highly resolve that these dead shall not have died in vain -- that this nation, under God, shall have a new birth of freedom -- and that government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the earth".

(*"Score" có nghĩa  là 20 , như chữ "dozen" có nghĩa là 12.  "Four score* and seven years ago" có nghĩa là  4 x 20 + 7 = 87 năm trước).

Ở Mỹ có một loại hotel nhỏ nhưng ấm cúng: nhà người ta ở. Nhà mình ở có thể biến thành khách sạn cho người ta mướn. Mình, chủ nhà, sẽ nấu điểm tâm cho khách. Loại khách sạn như thế này ở Mỹ gọi là Bed and Breakfast Inn. Đây là một Bed and Breakfast Inn ở khu trận chiến Gettysburg:
 photo DNG_65181626x1077_zpse1ea1fbc.jpg
Từ Gettysburg, tôi lái qua Harrisburg rồi đến Fort Indiantown Gap. Fort Indiantown Gap là một căn cứ quân đội dùng làm trại tỵ nạn mà khi mới sang Mỹ năm 1975, tôi đến đây ở vài tháng. Tôi gặp và nói chuyện với một người cảnh sát giữ an ninh, mới đầu tôi nghĩ là một ông già, nhưng sau khi nói chuyện, tôi mới biết ông ấy trạc bằng tuổi tôi (đêm đó trở về hotel tôi buồn day dứt vì nghĩ rằng mình cũng ...già giống ông ta!). Tôi giới thiệu tôi ở California, 38 năm trước tôi là một trong những người Việt tỵ nạn ở căn cứ này. Ông ta nói ông còn nhớ vì lúc đó ông còn học Trung học và bố ông ta, lúc đó cũng là cảnh sát, có giữ an ninh trật tự cho trại. Ông ta nói trại 1,2,3,4 ngày xưa dân tỵ nạn ở đã bị phá sập tất cả vì quá cũ. Trại 5,6,7 thì vẫn còn dùng. Vì trại nào barrack cũng giống nhau, tôi đứng trước những barrack ở trại số 7 mà làm tôi liên tưởng lại thời tôi sống ở đây lúc 17 tuổi.    

 photo DNG_65791626x1077_zpse76f1d45.jpg

 photo DNG_65931626x1077_zps855b9baf.jpg

 photo DNG_65991626x1077_zps40e9a5ea.jpg


 photo DNG_66001626x1077_zps616cd2a7.jpg

 photo DNG_66031626x1077_zps9b2a8474.jpg
Nơi kế tiếp chúng tôi đến thăm viếng là xưởng làm kẹo sô-cô-la, chocolate, Hershey. Hershey là hãng làm chocolate to nhất Bắc Mỹ, đem đến bao nhiêu công ăn việc làm cho những người dọn đến đây ở. Giống như theme park Dollywood ở Tennessee ca sĩ Dolly Parton thiết lập tạo phương tiện giải trí cho dân chúng, Hershey cũng có amusement park Hershey Park.  

 photo DNG_66861626x1077_zpsfd8ce1b9.jpg

 photo DNG_66311626x1077_zps473c728b.jpg

 photo DNG_66791626x1077_zpscccb0393.jpg

 photo DNG_66771626x1077_zps1ebf746a.jpg
Từ Hershey, tôi lái 25 phút đến thành phố Bird-in-Hanh gần Lancaster. Chúng tôi đến đây để xem lối sống của người Amish. Vào năm 1863, một người Thụy Sĩ tên Jakob Ammann thiết lập một Hội Thánh Thiên Chúa Giáo ở Thụy Sĩ. Ông ta thu thập nhiều tín đồ, và vào đầu thế kỷ thứ 18, những tín đồ này di dân sang Hoa Kỳ. Một số định cư ở Lancaster County, Pensylvania. Người Mỹ gọi họ là Amish theo tên của người sáng lập tôn giáo của họ, Ammann. Cho dù đã hơn 200 năm, lối sống của họ bây giờ cũng đơn giản không khác xưa là bao nhiêu. Quần áo họ mặc theo mốt đời xưa, đàn bà lúc nào cũng mặc váy che đến cổ chân. 

 photo DNG_67221626x1077_zps2f849714.jpg
Một cô Amish ở Hershey
 photo DNG_66551626x1077_zps96c9046e.jpg

 photo DNG_67171626x1077_zps575f675a.jpg

 photo DNG_67011626x1077_zps44dfab25.jpg
Họ giới hạn đến mức tối thiểu không dùng những tiện nghi máy móc của xã hội hiện đại. Xây dựng nhà cửa họ vẫn dùng cưa tay và kìm búa. Phương tiện giao thông không phải là xe hơi mà là xe ngựa kéo. Họ nói đến ba thứ tiếng: Anh, Pennsylvania Dutch, một thổ ngữ Đức, và tiếng Đức. Bố mẹ dậy học con cái ở nhà , đến trình độ lớp 8 rồi thôi. Họ không đóng tiền vào quỹ về hưu của chính phủ (Social Security) nên khi về hưu họ không được lãnh tiền già, nhờ cộng đồng Amish lo lắng cho nhau. Nêu ra lý do tôn giáo, dân Amish được miễn không bị bắt đi lính (kể từ khi chiến tranh Việt Nam, chính phủ Mỹ không bắt thanh niên  gia nhập quân đội. Tham gia nghĩa vụ là việc tự nguyện).

Điều đáng nói nhất là người Amish không sống cô lập trong bốn bức tường. Trái lại họ sống bình thường hòa đồng và giao dịch  với tất cả người khác trong thành phố. Cảnh tượng tương phản nhất là khi họ chạy xe ngựa cùng với xe hơi ở ngoài đường. 

 photo DNG_67431626x1077_zpsdfe32a0e.jpg

 photo DNG_67411626x1077_zpsb1b2e4e7.jpg

 photo DNG_66931626x1077_zps564df0c6.jpg

 photo DNG_67041626x1077_zps2970ee13.jpg
Garage họ để xe ngựa thay vì xe hơi
 photo DNG_67241626x1077_zpsad104b73.jpg

Đàn bà Amish thêu chăn hoặc làm những món thủ công nghệ, đàn ông Amish đóng những thứ bằng gỗ như tủ, thùng thư....bán cho khách du lịch. Hầu như nhà nào cũng nuôi gà, bò để lấy thịt ăn hay bán sữa bò cho những người khác. 

Tôi đến thành phố Bird-In-Hand lúc 5 giờ chiều, hàng quán đã đóng hết nên không có dịp chụp nhiều người Amish.

Quang cảnh nhà cửa của người Amish
 photo
DNG_67281626x1077_zpsc3fa8a16.jpg

 photo DNG_67391626x1077_zps66b127b1.jpg

 photo DNG_67321626x1077_zps067b343d.jpg

 photo DNG_67301626x1077_zps7d073fc6.jpg

Chuyến đi này đối với tôi khá thú vị, thế nhưng đối với những người khác thì có lẽ nhàm chán, điển hình là vợ tôi. Nàng không trải qua những ngày tháng tỵ nạn ở căn cứ quân sự Fort Indiantown Gap nên trong khi những căn nhà barrark mang  đến cho tôi một sự xúc động nao nao trong lòng thì đối với nàng nó chỉ là những building như bao nhiêu building khác. Nàng không học lịch sử Hoa Kỳ ở Trung học Mỹ nên Gettysburg là một thành  phố nghèo nàn chả có gì để xem. Ngay cả khi ngày thứ nhì tôi trở lại Steven F. Udvar-Hazy Center xem máy bay thì nàng bảo đã chán xem, nên vào cafeteria mở iPad ra xem vì có Internet miễn phí. Bay năm giờ đồng hồ đến đây không thèm xem Space Shuttle, không thèm xem cả trăm máy bay hỏa tiễn lịch sử (nhưng nếu có shopping outlet thì bảo đảm nàng sẽ đi cả giờ không thấy chán!)?

Đàn ông chúng ta chẳng bao giờ có thể hiểu nổi đàn bà. Tôi không dám nói lối suy nghĩ của phụ nữ là sai (sợ bị vợ tôi cấm cung), nhưng cách suy nghĩ của họ quá xa logic mà chỉ có những người sáng suốt nam nhi chúng ta mới biết logic nào đúng hay sai.  

 photo DNG_66871626x1077_zps7eb7a1df.jpg

Nguyễn Tài Ngọc
March 2013
 
Tài liệu tham khảo:
 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire