caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 12 octobre 2013

Giới thiệu: Thiền và Não bộ - Meditation and the Brain

Giới thiệu
Thiền và Não bộ

Meditation and the Brain


Heinz Hilbrecht

***


Dr. Heinz Hilbrecht

1. Khoa học về não. 
Nghiên cứu hiện đại về não bộ đã tìm thấy nhiều minh chứng về tính có thể thay đổi được cho đến tuổi rất cao của não bộ. Bức tranh về người già bị phó mặc cho suy vong, không thể tiếp tục đúng nữa đối với não bộ. Những não bộ già thậm chí vẫn có thể đạt tới những thành tích tột bực. 

Cụ thể là, nếu não bộ không thể thay đổi được thì sau một cú đột quỵ, các bệnh nhân già không bao giờ có thể hồi phục lại được. Ở bệnh đột quỵ, tuần hoàn máu thất bại ở các phần của não bộ và khi không có oxy thì chỉ cần vài phút là những tế bào não bị ảnh hưởng sẽ chết ngay. Trong những trường hợp nặng, các bệnh nhân đột quỵ không còn nói được nữa, thân thể bại liệt hay mất nhiều khả năng khác. Ở não bộ “hoàn chỉnh” không thể thay đổi được thì lẽ ra những khuyết tật này sẽ là vĩnh viễn, nhưng điều đó lại không đúng. Chính các phần khỏe mạnh lại có thể tiếp quản những chức năng đã ngừng hoạt động, một phần hay tái tạo lại toàn bộ. Não bộ có thể thậm chí tự mình phục hồi bằng cách xây dựng những tế bào thần kinh mới. 

Như vậy, não bộ già tỏ ra giống hệt như não bộ trẻ, tức là có khả năng thích nghi đáng ngạc nhiên và có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Ở bệnh đột quỵ hay ở vết thương, khác biệt cơ bản giữa các não bộ thể hiện thậm chí hết sức rõ rệt trước và sau tuổi trung niên. Những tổn thương ở người già lại ít bi đát hơn nếu so với người trẻ (Roth 2003). Ở não bộ già, những điều đã học được lưu trữ theo những mối liên quan lớn hơn và bằng cách này được phân bố trên những phần lớn hơn của não bộ (Kalisch và đồng sự, 2008). Bởi thế, sự thiếu hụt những phần nhỏ ít gây mất mát hơn, trong khi những người trẻ thường phải chịu những thiếu hụt bi đát.

Trong khoa học xuất hiện bức tranh “não bộ dẻo” cả đời thích nghi, tiếp nhận những nhiệm vụ mới và vẫn có thể tự biến đổi ở tư cách là một bộ phận cơ thể. Mỗi khi học, những khu vực có liên quan trong não bộ đều phát triển. Những nghiên cứu trên người thiền cho thấy những phần nhất định trong não bộ của họ to hơn những người đối chứng. Chúng phát triển theo các năm hoạt động thiền cho đến tuổi cao (Lazar và đồng sự, 2005; Luders và đồng sự, 2009; Vestergaard-Poulsen và đồng sự, 2009). Vậy là luyện tập đem lại năng suất hoạt động bằng cách khởi động một sự thích nghi. Điều đó cũng tương ứng với kinh nghiệm của nhiều người già và các nhà liệu pháp học. Người nào biết cách giữ cho mình luôn tỉnh táo tinh thần, luôn đặt chính mình trước những thách thức mới, tìm cách tiếp xúc những người khác, thì họ hầu như không bao giờ cam chịu những thiếu hụt ở não bộ của mình. Nếu như vẫn có rất nhiều người già bị suy giảm về tinh thần thì nguyên nhân lại nằm ở lối sống đơn điệu và sự thoái lui khi gặp những thách thức về tinh thần. Các khảo cứu cho thấy là ngay cả những người trẻ cũng làm suy giảm trí tuệ của mình nếu họ chuyển qua một lối sống ít có thách thức hơn về mặt tinh thần. Những thách thức về mặt tinh thần luyện tập cho não bộ và qua đó gia tăng năng suất hoạt động của nó. Bởi vậy, những người già thiền đặc biệt có năng suất cao, vì trong sự phát triển của não bộ không hề có giới hạn về tuổi tác. Ngay cả người già cũng vẫn có thể bắt đầu với việc thiền và phát triển, cải thiện năng suất hoạt động tinh thần của mình cho đến tận cuối đời.

2. Các bậc của thiền.
Con đường đi của người thiền được theo dõi tỉ mỉ và xem xét kỹ lưỡng kể từ ít nhất 2.500 năm nay. Các trước tác Phật học đã bám chặt theo học thuyết của Đức Phật Gautama [Cồ Đàm, tức Phật tổ Thích Ca Mâu Ni - ND]. Một cách đặc trưng là những người thiền trải qua chín bậc “tĩnh lự”. 
Bốn bậc đầu tiên vẫn còn được cảm nhận thuộc thân thể và được gọi là lĩnh vực tri thức
Bốn bậc kế tiếp từ thứ năm tới thứ tám trước hết đặc trưng bởi sự phát triển trí tuệ và được tập hợp lại thànhlĩnh vực nhận thức”
Bậc thứ chín là bậc giác ngộ
Bậc thứ mười chỉ đạt tới sau khi diệt độ và nằm ngoài khoa học thuộc lĩnh vực thế giới quan.

Có những bậc thầy lại chỉ phân biệt giữa 3 bậc trên con đường đi tới giác ngộ. Những bậc này liên quan tới con đường của nhân cách, ứng xử bản thân và nhận thức. Đây chính là trọng tâm của một cuốn sách đáng xem do Dalai Lama viết (2003). Việc ngài chia thành ba bậc không hề mâu thuẫn với chín bậc mà Đức Phật vốn đã nói đến: đối với người thiền, việc thay đổi giác độ là dĩ nhiên nếu một mục tiêu khác cũng đòi hỏi một cách xem xét khác.

Con đường chín bậc của người thiền làm ta nhớ tới sự phát triển ở thời thơ ấu và thanh niên, được tiên định bởi sự phát triển của não bộ. Chính là những phát triển thường xuyên ngăn cản những phát triển mang tính giải thoát (= loại bỏ trở ngại). Nhờ thế, chẳng hạn những trẻ 3 tuổi phát hiện ra nhân cách độc lập của chính mình và đi đến “tuổi lì”. Rõ ràng là chúng được giải thoát, bởi vì câu “con chẳng muốn” sẽ được tập luyện bằng bất cứ giá nào. Từ đó, đứa trẻ học ứng xử với nhân cách mà mình vừa mới nhận được và phát hiện ra những khả năng làm cho nó phù hợp với những người khác. 

Rồi những đứa trẻ 5 tuổi đã tiến xa trong sự phát triển của mình tới mức chúng tìm hiểu thế giới với sự chân thành và hiếu kỳ, nhưng cũng đã nhận biết lập trường của chính mình và có thể phân giới nó với người khác. Cả hai bước trên đều sự phát triển lành mạnh. Khi đó, đứa trẻ 3 tuổi hừng hực giận dữ cho thấy rằng tuy các bước phát triển riêng lẻ không luôn dễ chịu nhưng lại cần thiết. Các bác sĩ nhi sẽ được báo động khi giai đoạn lì bị bỏ qua, bởi lẽ điều đó là dấu hiệu chỉ ra rằng sự phát triển lành mạnh đã bị phá vỡ.

Con đường thiền với chín bậc “tĩnh lự” cũng diễn ra hệt như vậy. Mỗi bậc thuộc về một bậc đôi và có tên gọi tương ứng.
1. Trí tuệ + 2. Lôgic: Sau khi thu thập kiến thức, kế đến là việc xem xét và nhận biết các qui tắc.      
3. Hiểu biết + 4. Lý trí: Hiểu biết thay thế cảm xúc, thế nhưng ai đã hiểu ra nhiều thì cũng dễ rơi vào tình trạng ý nghĩ lan man. Lý trí hạn chế những ý nghĩ lan man và chỉ ra những con đường phía ngoài các giải pháp lược đồ hóa.
Đến đây, trước hết người ta đã thu thập kiến thức, sau đó học được cách ứng xử đúng đắn với nó. Bốn bậc đầu tiên của “tĩnh lự” tương ứng với bậc cơ bản, nghĩa là những bài học cơ bản trên con đường thiền.
Kế tiếp là các bậc cao hơn của “tĩnh lự”:      
5. Thông minh + 6. Trực giác: Tri thức thuần túy là phân tích, xé lẻ đối tượng nhận thức ra thành các phần và nghiên cứu nguyên nhân và kết quả. Trực giác xử lý các phần như là một “khối”, không còn xé lẻ một cách nhân tạo nữa mà tóm bắt các mối liên quan cũng bằng những cảm xúc và giá trị liên quan.       
7. Cảm hứng và 8. Hiểu thấu: Ở đây sẽ nhìn xuyên thế giới phía sau của từng cái riêng lẻ và cuối cùng phát hiện cái mà các giác quan không còn có thể nhận thức được nữa.
Kết quả là 9. Thông thái, theo nghĩa giác ngộ.      

Sau các bước này cũng là các bước luyện tập não bộ, sẽ được làm rõ khi xem xét kỹ hơn những cảm xúc và trải nghiệm ở mỗi bậc. Khi đó, người thiền phải biết rằng anh ta bắt đầu với bậc “số không”. Đạt tới bậc đầu cũng đã là một bước đáng kể trên con đường thiền.

***

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire