caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 13 octobre 2013

Thơ tả tình trong Kinh Thi bài Con Cò.


Tuần này Con Cò mời các bạn thưởng thức hai thiên tả tình trong Kinh Thi.
Dù bạn không thích thơ cũng nên đọc để biết lối yêu đương trong dân gian của gần ba ngàn năm trước mà Khổng tử đã liệt vào hàng Kinh.
 Bạn nào muốn forward hoặc đưa vảo diễn đàn thì nên đưa nguyen cả lời nói đầu của từng bài (tuy giống nhau) để người nào mới đọc  KT lần đầu cũng đễ hiểu thâm ý của nó.
Thân mến. Con Cò.

 
KINH THI CHỌN LỌC
Lời nói đầu:
Kinh Thi (ca dao Trung quốc trước thời của Khổng tử) có 300 thiên. Mỗi thiên có nhiều bài cùng một đề tài, tổng cộng chừng một ngàn bài.

Kinh Thi có ba loại thơ. Thơ Phong và thơ Nhã là những bài ngụ ý dạy đời và nhiều bài hiện còn rất phổ thông. Thơ Tụng gồm những bài ca cho triều đình và miếu đường, đã lỗi thời vì chỉ xưng tụng những mẫu mực của thời phong kiến (nhất là nhà Chu. Cả ba loại Phong, Nhã và Tụng đều xúc tích, cô đọng tới độ, nhiều bài, nếu không có chú giải (của Mạnh tử và Chu Hy) thì không thể hiểu nổi.

Loạt bài này gồm những thiên chưa lỗi thời trong toàn bộ Kinh Thi mà Con Cò đã dịch.


Kinh Thi dùng thể thơ cổ phong. Vì vậy cổ phong là thể thơ lý tưởng để dịch. Nếu dịch bằng thể lục bát hoặc song thất lục bát thì hồn thơ và mức cô đọng, xúc tích, của Kinh Thi sẽ dễ bị mờ nhạt (dùng một câu 6,7, hoặc 8 chữ để dịch một câu chỉ có 3, 4, hoặc 5 chữ).  Một người bạn qúa niên của tôi, gốc Hoa kiều Chợ Lớn, đã nói với tôi rằng, có lần, ông đề nghị với Hồ Dzếng dịch ca dao Việt sang thơ Hán để ông gởi về đăng trên một tuần báo ở Thượng Hải nhưng HD giải thích rằng, làm như vậy sẽ mất vẻ dịu dàng, uyển chuyển của ca dao Việt vì Hán ngữ không có thể thơ yêu vận (một thể thơ duy nhất chỉ có ở VN mà chữ chót của câu lục vần với chữ thứ sáu của câu bát. Yêu: cái lưng). Dịch Kinh Thi cũng vậy. Dùng thể cổ phong mới dễ diễn đạt nét đặc thù của nó. Tôi sẽ lựa một số bài điển hình trong bộ Khổng Tử Kinh Thi của Tạ Quang Phát, xuất bản tại Hà Nội, để đối chiếu.

Thơ cổ phong phân làm ba loại: Phú, Tỷ và Hứng.

Phú là những bài nói rõ tên, rõ việc.

Tỷ là những bài thấy việc hư hỏng đương thời mà không dám nói rõ, chỉ dùng lối so sánh để̉ diễn đạt một ý kín đáo.

Hứng là những bài mượn vật, mượn việc để nói lên ý chính.

Tỷ và Hứng khác nhau ở chỗ Tỷ thì mượn vật, mượn việc làm thí dụ mà không nói rõ ý chính, còn Hứng thì mượn vật, mượn việc để nói rõ ý chính.

Một nhận xét:

Hội nhập văn hóa của người để làm giầu cho văn hóa của mình là một việc vô cùng tế nhị. Trong một ngàn năm bị Tàu đô hộ, người Việt đã rất khôn ngoan học được nhiều điều hay đẹp của họ mà vẫn giữ được văn hóa đặc thù của mình. Đó là nhờ việc  giữ vững phong tục và ngôn ngữ Việt. Không như Mãn Châu, cướp nước Tàu mà bắt dân mình hoàn toàn theo phong hóa Tàu kể cả phong tục, tư cách và ngôn ngữ, để sau này bị mất nước và bị đồng hóa. Riêng về bộ môn thơ, người Việt đã biết dùng mọi thể thơ của Tàu (cổ phong, tam, tứ, ngũ, lục, thất ngôn và Đường luật) để làm giầu cho thơ Việt mà̀ vẫn phát huy  tối đa thể thơ lục bát, một thể thơ duy nhất trên thế giới dùng yêu vận (chữ cuối của câu lục vần với chữ thứ 6 của câu bát. Yêu: cái lưng). Theo thiển ý của Con Cò, dùng thể thơ cổ phong để̉ dịch Kinh Thi còn có thêm một ý nghĩa nữa: phân biệt ca dao Việt (chuyên dùng thể lục bát) với ca dao Tàu (chuyên dùng thể cổ phong).

 

THIÊN THỨ 20
KINH THI

Bài 1

Biểu Hữu Mai

Biểu hữu mai

Kỳ thực thất hề

Cầu ngã thứ sĩ

Đãi kỳ cát hề

 

Bài 2

Biểu hữu mai

Kỳ thực tam hề

Cầu ngã thứ sĩ

Đãi kỳ kim hề

 

Bài 3

Biểu hữu mai

Khuynh khuông hý chi

Cầu ngã thứ sĩ

Đãi kỳ vị chi

 

Chú gỉai:

Thiên này thuộc phú.

Biểu: rụng. Thứ: qúi vị. Đãi: kịp. Cát: ngày tốt.(ngược với hung là ngày xấu). Hý: lượm. Vị chi: ý nói chỉ cần hẹn ước cũng kịp.

Ý chính:

Thiếu nữ trong tuổi xuân xanh (giống như cây hoa mai nở rộ trong mùa xuân) mong lấy gấp chồng hiền (e sẽ lọt vào tay người đàn ông bạc bẽo xấu xa do cha mẹ ép gả vì sợ con gái qúa lứa, ế chồng). Câu 2 của bài 1: hoa còn lại 7 phần, dịch là: mới rụng có 3 phần. Câu 2 của bài 2 cũng dịch tương tự như vậy.

Lời bàn của ConCò:

Lời thơ trong bài này sao mà dễ thương qúa vậy! Người nữ đã trưởng thành, nóng lòng mong lấy được chồng vừa ý trước khi cha mẹ muốn gả chồng gấp cho con gái (vì nghĩ rằng đã qúa lứa). Từng đoạn, từng lời, nhẹ nhàng bay bướm, không thể chê ở chỗ nào, không thể làm gọn gàng hơn (chỉ 15 chữ cho mỗi bài) mà hay hơn được! Nhịp độ dồn dập từ bài 1 tới bài 3 (chọn gấp ngày để xem mắt, đến ngay hôm nay để xem mắt, đến ngay hôm nay để̀ hứa hôn) mô tả lòng mong đợi của cô gái về sự chiếu cố gấp gáp của người tình. Rất ngây thơ. Rất tha thiết. Rất đứng đắn. Rất ngậm ngùi. Một tuyệt chiêu.

 

THIÊN THỨ  20

Con Cò

Bài 1

Trái Mai Rụng

Mai đã rụng

Ba phần mười cây.

Qúi nhân tới ngay!

Xem mắt chọn ngày.

 

Bài 2

Mai đã rụng

Bẩy phần mười cây.

Qúi nhân tới ngay!

Xem mắt hôm nay.

 

Bài 3

Mai đã rụng

Nghiêng gỉo lượm đầy.

Qúi nhân tới ngay!

Một nhời cũng kịp.

 

 

PHỤ BẢN
Một bản dịch của Tạ Quang Phát trong Khổng Tử Kinh Thi

Bài 3

Hôm nay mai đã rụng đầy,

Chỉ đành nghiêng giỏ đêm mai nhặt vào.

Tìm em mà cưới vị nào,

Một câu đến nói hẹn nhau được rồi.
 
 
 
 
KINH THI CHỌN LỌC
Lời nói đầu:
Kinh Thi (ca dao Trung quốc trước thời của Khổng tử) có 300 thiên. Mỗi thiên có nhiều bài cùng một đề tài, tổng cộng chừng một ngàn bài.
Kinh Thi có ba loại thơ. Thơ Phong và thơ Nhã là những bài ngụ ý dạy đời và nhiều bài hiện còn rất phổ thông. Thơ Tụng gồm những bài ca cho triều đình và miếu đường, đã lỗi thời vì chỉ xưng tụng những mẫu mực của thời phong kiến (nhất là nhà Chu). Cả ba loại Phong, Nhã và Tụng đều xúc tích, cô đọng tới độ, nhiều bài, nếu không có chú giải (của Mạnh tử và Chu Hy) thì không thể hiểu nổi.
Loạt bài này gồm những thiên chưa lỗi thời trong toàn bộ Kinh Thi mà Con Cò đã dịch.
Kinh Thi dùng thể thơ cổ phong. Vì vậy cổ phong là thể thơ lý tưởng để dịch. Nếu dịch bằng thể lục bát hoặc song thất lục bát thì hồn thơ và mức cô đọng, xúc tích, của Kinh Thi sẽ dễ bị mờ nhạt (dùng một câu 6,7, hoặc 8 chữ để dịch một câu chỉ có 3, 4, hoặc 5 chữ). Một người bạn qúa niên của tôi, gốc Hoa kiều Chợ Lớn, đã nói với tôi rằng, có lần, ông đề nghị với Hồ Dzếng dịch ca dao Việt sang thơ Hán để ông gởi về đăng trên một tuần báo ở Thượng Hải nhưng HD giải thích rằng, làm như vậy sẽ mất vẻ dịu dàng, uyển chuyển của ca dao Việt vì Hán ngữ không có thể thơ yêu vận (một thể thơ duy nhất chỉ có ở VN mà chữ chót của câu lục vần với chữ thứ sáu của câu bát. Yêu: cái lưng). Dịch Kinh Thi cũng vậy. Dùng thể cổ phong mới dễ diễn đạt nét đặc thù của nó. Tôi sẽ lựa một số bài điển hình trong bộ Khổng Tử Kinh Thi của Tạ Quang Phát, xuất bản tại Hà Nội, để đối chiếu.
Thơ cổ phong phân làm ba loại: Phú, Tỷ và Hứng.
Phú là những bài nói rõ tên, rõ việc.
Tỷ là những bài thấy việc hư hỏng đương thời mà không dám nói rõ, chỉ dùng lối so sánh để̉ diễn đạt một ý kín đáo.
Hứng là những bài mượn vật, mượn việc để nói lên ý chính.
Tỷ và Hứng khác nhau ở chỗ Tỷ thì mượn vật, mượn việc làm thí dụ mà không nói rõ ý chính, còn Hứng thì mượn vật, mượn việc để nói rõ ý chính.
Một nhận xét:
Hội nhập văn hóa của người để làm giầu cho văn hóa của mình là một việc vô cùng tế nhị. Trong một ngàn năm bị Tàu đô hộ, người Việt đã rất khôn ngoan học được nhiều điều hay đẹp của họ mà vẫn giữ được văn hóa đặc thù của mình. Đó là nhờ việc  giữ vững phong tục và ngôn ngữ Việt. Không như Mãn Châu, cướp nước Tàu mà bắt dân mình hoàn toàn theo phong hóa Tàu kể cả phong tục, tư cách và ngôn ngữ, để sau này bị mất nước và bị đồng hóa. Riêng về bộ môn thơ, người Việt đã biết dùng mọi thể thơ của Tàu (cổ phong, tam, tứ, ngũ, lục, thất ngôn và Đường luật) để làm giầu cho thơ Việt mà̀ vẫn phát huy tối đa thể thơ lục bát, một thể thơ duy nhất trên thế giới dùng yêu vận (chữ cuối của câu lục vần với chữ thứ 6 của câu bát. Yêu: cái lưng). Theo thiển ý của Con Cò, dùng thể thơ cổ phong để̉ dịch Kinh Thi còn có thêm một ý nghĩa nữa: phân biệt ca dao Việt (chuyên dùng thể lục bát) với ca dao Tàu (chuyên dùng thể cổ phong).

THIÊN THỨ 118
KINH THI
Bài 1
Trù Mậu
Trù mậu thức tân
Tam tinh tại thiên
Kim tịch hà tịch?
Kiến thử lương nhân
Tử hề!Tử hề!
Như thử lương nhân hà?

 Bài 2
Trù mậu thúc sô
Tam tinh tại ngu(ngẫu)
Kim tịch hà tịch?
Kiến thử giải cấu
Tử hề!Tử hề!
Như thử giải cấu hà?

 Bài 3
Trù mậu thúc sở
Tam tinh tại hộ
Kim tịch hà tịch?
Kiến thử xán chư?
Tử hề! Tử hề!
Như thử xán chư hà?

 Chú giải:
Thiên này thuộc hứng.
Trù mậu: quấn quit chằng chịt (chỉ bó củi). Tam tinh: sao tam ( chòm sao3 ngôi); sao tam hiện ra vào tháng 3, lúc mới mọc (hoàng hôn) thì ở phía đông. Canh hai thì sáng tỏ (ở đông nam). Canh ba (nửa đêm) thì ở phía nam trước cửa vì cửa thường hướng về nam.  Lương nhân: người lương thiện (người vợ nự̣ng người chồng). Ngu: góc đông nam. Giải cấu: gặp gỡ. Hộ: cửa nhà (cửa thường hướng nam). Xán: người đẹp, tiếng người chồng nựng vợ trẻ , thường là vợ bé.
Ý chính
(theo Chu Hy): nước loạn dân nghèo, trai gái kết hợp lâu ngày rồi mới thành hôn. Cặp vợ chồng này ớ giai cấp trung lưu. Tháng ba là tháng rảnh rỗi, không bận mùa màng nên vợ chồng đi kiếm củi hoặc cắt cỏ.
Bài 1 và 2:  Đêm nay nàng vừa bó củi xong (bài1) hoặc bó cỏ xong (bài 2) thì thấy sao tam hiện ra (lúc chập tối) và chợt thấy chàng vừa tới. Nàng tự nhủ: chàng ơi! chàng ơi! rồi mai sẽ ra sao? (tốt hay xấu? thủy chung hay bạc bẽo?).
Bài 3: Qúa nửa đêm (lúc sao tam ở phía nam) mới gặp người đẹp (xán). Chàng tự nhủ: người đẹp ơi! rồi sẽ ra sao? (có chung thủy mãi với anh không?)
Lời bàn của ConCò:
Ước mơ của cặp vợ chồng dân giả này, trong cảnh ngộ này, rất đơn sơ, rất âu yếm, rất trong trắng. Nếu không có chú giải của Chu Hy thì khó hiểu hết bài thơ. Lời chú giải ở đây giống như đồ gia vị thêm vào thịt cá cho thành thực đơn. Ba bài thơ cổ phong này thật dễ thương. Con Cò dịch theo nguyên thể (cấu trúc chặt chẽ và 24 chữ cho mỗi bài, thêm chữ vào sẽ làm cho ý thơ loãng ra hoặc khác đi và trở thành nhạt nhẽo) để thấy cái thi vị tiềm tàng trong thơ giống như uống trà ngon, uống xong còn thấy dư vị trong cổ họ̣ng. Cả ba bài nguyên bản đều xúc tích vô cùng.

THIÊN THỨ  118
Con Cò
Bài 1
Bó Củi
Bó củi cột xong
Sao tam vừa ló.
Đêm nay đêm gì?
Gặp chàng ấy đó.
Chàng hề! Chàng hề!
Mai mốt ra sao hề?

 Bài 2
Cột xong bó cỏ
Sao tam sáng rõ.
Đêm nay đêm gì?
Đôi ta gặp gỡ.
Chàng hề! Chàng hề!
Gặp rồi ra sao hề?

 Bài 3
Cột xong củi sở
Sao tam trước cửa.
Đêm nay đêm gì?
Gặp người đẹp kia.
Nàng hề! Nàng hề!
Đẹp kia rồi sao hề?

 

 Phụ bản:
Trích một bài dịch của Tạ Quang Phát trong Khổng Tử Kinh Thi
Bài 3
Vừa mới bó những cây sở ấy
Cửa phía nam đã thấy ba sao
Đêm nay chẳng rõ đêm nào?
Gặp ngay người đẹp bấy lâu mơ màng
Nàng ơi hỡi, này nàng ơi hỡi,
Người đẹp xinh sẽ lại ra sao?

 
 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire