caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 24 novembre 2013

Trái Lý , bông Lý công dụng khoa học /Scientist name : Syzygium jambos ( Linn . ) Alston

Bài sưu tầm trên net 
Trái Lý

Image
Trái Lý


Image
Bông Lý

Trái lý là một loại trái cây thuộc họ mận, được trồng cặp ven mương vì nó vốn ưa nước. Lá lý có hình dài và thon thon, hoa màu trắng, quả nhỏ, tròn, có núm hình chuông trông giống trái lựu nhưng có mùi thơm hơn trái lựu. Cơm trái lý thường mỏng, có nhiều hạt, mọng nước nhưng nó xốp và mềm hơn cả trái mận. Đặc biệt trái lý thường được dùng để chế biến các món ăn như hấp, xào, canh chung với các loại tôm, thịt rất ngon. Không những thế, lý còn là một vị thuốc quý dùng chữa trị các bệnh về đường ruột.[/b]
Vietnamese named : Lý , Roi.Doi, Gioi, Mận Bồ Đào.
English names : Plum Rose, Rose Apple, Malabar plum,
Scientist name : Syzygium jambos ( Linn . ) Alston
Synonyms : Eugenia jambos Linn.,
Family : Myrtaceae. Họ Sim
Searched from :
**** TVVN . ORG.
tvvn.org/tvvn/index.php?categoryid=96&p2010_articleid=98
Cây Roi (Lý, Mận bồ đào ) : Syzygium jambos . Đây là cây được cho là mận 'chính thống' ; tên Anh-Mỹ là Rose apple, Malabar plum. Mễ : Pomarrosa. Cây thuộc loại thân mộc, cao trung bình 10-12m. Lá hình mũi giáo, thon hẹp nơi gốc, thon dài và mảnh ở phía đầu, lớn cỡ 13-20 cm x 3-5 cm, cuống ngắn. Hoa khá lớn màu trắng hay xanh nhạt, mọc thành chùm ở ngọn. Quả mọng, gần như hình cầu, có khi dạng quả lê, đường kính 30 cm, xốp, da ngoài vàng nhạt, hồng, bóng như thoa sáp và đính theo một đài hoa xanh. Quả tuy ít nước nhưng thoảng mùi thơm hoa hồng, trong có 1-2 hạt màu xám. Hạt rời nên khi lắc hạt nghe những tiếng lục cục bên trong. Cây phân bố trong các vùng Ấn-Mã, Indonesia, rất phổ biến tại Nam Việt Nam
Thành phần dinh dưỡng và hóa học :
I/ Thành phần dinh dưỡng và hóa học:
100 gram phần ăn được chứa:
Mận Bồ Đào
- Calories 56
- Chất đạm 0.5-07 g
- Chất béo 0.2-0.3 g
- Chất sơ 1.1-1.9 g
- Calcium 29.0-45.2 mg
- Sắt 0.45-1.2 mg
- Đồng vết 0.6 ppm
- Magnesium 4 mg
- Phosphorus 50 mg
- Sodium 34.1 mg
- Beta-carotene (A) 123-235 IU
- Thiamine (B1) 0.01-0.19 mg
- Riboflavine 0.028-0.050 mg
- Niacin 0.521-0.80 mg
- Ascorbic Acid 3-37 mg
- Lá S. jambos chứa tinh dầu dễ bay hơi trong có dl-alpha pinen (27%) và l-limonene (24%), và một số monoterpen khác; tanins, oleoresin.
- Rễ và Hạt S. jambos chứa alcaloid jambosin và acid hydrocyanic.
Những nghiên cứu khoa học về Mận :
Nghiên cứu tại Khoa Dược liệu Đại học Louvain Bỉ ghi nhận Dịch chiết từ Vỏ cây Mận bồ đào (S. jambos) có tác dụng kháng sinh : Dịch chiết bằng nước và bằng acetone có khả năng ức chế các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Yersinia enterocolitica, và các vi-khuẩn staphyloccocus phản ứng âm với coagulase. Hoạt tính này được cho là do ở hàm lượng tannins khá cao trong vỏ cây (77% khi trích bằng nước và 83 % khi trích bằng acetone). (Journal of Ethnopharmacology Số 71-2000).
Nghiên cứu tại ĐH Inter American University of Puerto Rico , San Juan ghi nhận dịch chiết bằng ethanol từ lá mận Bồ đào có khả năng ức chế sự tăng trưởng của Mycobacterium smegmatis ở nồng độ 50 mcg ( dùng dịch chiết 12%) (Puerto Rico Health Sciences Journal Số 17-1998).
Vài phương thức sử dụng :
Tại Trung Hoa : Mận bồ đào hay Pu-tao, Shui pu-tao được xem là có tính 'ấm', quả có tính thanh-huyết và thu-liễm.
- Để trị Nấc cục không ngừng : Ăn liên tục 30-60 gram mận (bỏ hột), ngưng chừng 2 tiếng, rồi tiếp tục ăn.
- Để trị Yếu phổi, ho vì Phong tà xâm nhập : Dùng 60 gram quả tươi, hấp chín với 15 gram đường (thêm 200 ml nước), bỏ hột, nghiền nát và ăn ngày 2-3 lần.
- Để trị Đau bao tử và tiêu chảy do sưng ruột : Dùng 60 gram quả, nghiền nát cả hột. Chưng đến chín. Ăn mỗi ngày 3 lần.
- Để trị Trĩ, Chảy máu : Dùng 60 gram quả (phần thịt), 30 gram hột. Rang hột đến khi vàng. Thêm phần quả, thêm nước vừa xấp và nấu lửa nhỏ. Uống ngày 2 lần :sáng và tối.
- Để trị Tiểu đường : Dùng 30 gram hột, sao đến vàng rồi tán thành bột. Nấu nhỏ lửa đến chín trong nước..Uống sáng và tối.
- Để trị Vết thương chảy máu : Dùng hạt rang đến khi bên ngoài thành than nhưng bên trong vẫn còn màu vàng-nâu. Tán thành bột và rắc trên vết thương.
Tại Indonesia : Lá S. jambos được dùng để trị tiêu chẩy, kiết lỵ , nóng sốt.
Tại Việt Nam : Lá được dùng sắc để chữa những bệnh đường hô hấp.
Tại Ấn độ : Mận S. jambos được gọi là Gulabjam. Lá nấu lấy nước trị đau mắt, Quả dùng chữa đau gan. Vỏ làm thuốc thu liễm
By Dược Sĩ Trần Việt Hưng
**** Y HỌC CỔ TRUYỀN TUỆ TĨNH
www.lrc-tnu.edu.vn/dongy/show_target.plx?url=/thuocdongy/...
________________________________________________________

Jamrosat

Aller à : Navigation, rechercher
Le jamrosat (Syzygium jambos), ou jambrosade, jambosier, jam-rose, pomme rose est un arbre de la famille des Myrtacées, originaire de la région indo-malaise, qui affectionne les climats chauds et humides ou lorsque le climat est un peu plus sec se cantonne dans les ravins ombragés ou près des cours d'eau.
L'arbre peut atteindre une quinzaine de mètres de hauteur. Les feuilles, opposées, sont allongées et pointues. Les fleurs, disposées en bouquets sommitaux, sont caractéristiques des Myrtacées, avec de nombreuses et spectaculaires étamines de couleur crème.
Fruits du jamrosat
Le fruit est une baie de couleur jaune de 2 à 4 cm de diamètre, dont les tissus internes se distendent formant ainsi un fruit « creux » contenant souvent une graine unique devenue libre comme dans un grelot. Le fruit est comestible. La chair a la consistance d'une pomme croquante et le parfum de la rose, d'où les noms qui sont attribués tant à l'arbre qu'à son fruit. Ce dernier peut être consommé cru ou servir à des préparations de liqueurs parfumées.
Introduit dans de nombreuses régions tropicales, l'espèce montre un caractère envahissant très fort, supplantant alors les formations végétales naturelles indigènes.
En vieux sanskrit, l'Inde actuelle était appelée par les Indiens eux-mêmes Jambudvipa, qui signifie "pays des jamrosats" (jambu = jamrosat ; dvipa = pays).

Galerie

Cliquez sur une vignette pour l’agrandir

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire