caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 26 janvier 2014

Năm Giáp Ngọ nói chuyện Phong thủy và xem những bức tranh Ngựa nhiều tác giả

Tranh ngựa của Lê Trí Dũng

23/01/2014
Lê Trí

Lê Trí Dũng - Ngựa 3 - Màu nước trên giấy xuyến chỉ (1989)


Cách đây 12 năm, năm 2002, năm Nhâm Ngọ… Một đêm, có con ngựa Ô Việt chạy nước kiệu tới tìm tôi. Lưng nó đèo một bó sen… Gọi là Ô Việt vì nó không cao lớn, xù xì như ngựa của Uất Trì Cung trong Thuyết Đường, không bốn vó trắng như tuyết như ngựa của Hô Diên Chước trong Thủy Hử, không đen sì đen sịt như ngựa của Trương Phi trong Tam Quốc Chí… Nó nhỏ nhắn, gọn gàng, sắc hơi ngả nâu sậm, đuôi, bờm vừa phải, ngực nở, bụng thon, đôi mắt dữ dội… Rõ ra một con ngựa Ô thuần Việt! Tôi đỡ lấy bó Sen, ôm nó vào lòng, nghe trái tim nó đập dồn trong lồng ngực non trẻ, mồ hôi ngựa rất lạ, hoi hoi, khê khê, ướt át… Nó rúc đầu vào nách tôi, mũi phì phì phả khói… Kể từ đó theo nó là hàng đàn ngựa về với tôi, Bạch mã, Xích Thố, Đốm Hoa, ngựa Hồng, Hoàng Kim mã… Phần lớn là yên gấm đai vàng, dây cương tung bay trong gió… Hàng không Việt Nam liền cho in một cuốn Lịch Tết 12 con ngựa. Tôi đem đến Báo Văn Nghệ. Đúng lúc anh Hữu Thỉnh bảo họa sỹ Thành Chương phải nghĩ một bìa báo Tết. Thành Chương bảo: Bìa đây chứ đâu nữa…! Vẽ ngựa đến thế này là hết rồi! Anh Thỉnh bảo tôi: Chú có phải tuổi ngựa đâu mà vẽ nhiều ngựa thế? Sau này, bao nhiêu nhà báo trong và ngoài nước cũng hỏi tôi như thế. Tại sao, tại sao vẽ lắm ngựa thế? Cả ngàn con rồi.
Lê Trí Dũng - Ngựa 30 - acrylic trên giấy dó

Lê Trí Dũng - Ngựa 6 - acrylic trên toan

Lê Trí Dũng - Ngựa 15 - acrylic trên toan

Thực ra, để trả lời các câu hỏi đó, tôi đã phải nghĩ ra bao nhiêu là lý do, nào là vì con ngựa có đủ đức tinh cao quí: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín… Rồi Trung, Dũng… Để chứng minh tôi phải vận dụng cả kho kiến thức nghèo nàn của mình ra, nào là tích “Ngựa quen đường cũ”, rồi “Tái ông mất ngựa”, rồi “Xích Thố bỏ ăn”, rồi “Con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”, rồi “Nhảy ngựa Đàn Khê”… Có lần, để khỏi dài dòng kể lể cho các ông Tây bà đầm khi mua tranh, tôi viện luôn lý do là con trai tôi tuổi ngựa, các ông Tây bà đầm thích lắm, thật thắm tình phụ tử! Thật ra, tất cả các lý do đó không hề sai. Đúng là hùng hục kéo xe, kéo cày từ mờ sáng đến tối đêm, tối về nhai bó cỏ, suốt đời không ăn thịt, không hại ai, lâm trận thì coi chốn tên bay đạn lạc như không, lại còn bị đem nấu cao bồi bổ sức khỏe cho con người, nhất là mấy anh Bạch mã. Anh nào khéo léo sau vài cua huấn luyện đã có thể ra rạp xiếc biểu diễn. Lại còn những cuộc đua ngựa nữa chứ, vẻ phong lưu mã thượng, tốc độ như gió khiến nhiều nước tự hào là Thiên Lý Mã…Và cũng vì thế, Ngựa như là biểu tượng cho sự may mắn, an lành, phúc đức…

Lê Trí Dũng - Ngựa 57 - acrylic trên giấy dó


Lê Trí Dũng - Ngựa - acrylic trên giấy dó

Lê Trí Dũng - Ngựa 9 - Màu nước

Nhưng thâm tâm, tôi vẫn không biết vì nguyên nhân gì chính xác khiến tôi yêu ngựa vẽ ngựa nhiều như thế? 
Thoắt cái! Đã 12 năm rồi, nhanh thật! 
Bỗng một ngày, nghe ông thầy giảng về “Kiếp”. Rằng tâm linh Đông phương quan niệm và chứng minh được là có “kiếp” hẳn hoi!... Đêm hôm ấy, lạ thay trong giấc ngủ chập chờn, trong sự bình an tâm hồn, trong tĩnh lặng tuyệt vời của thinh không, con Ô Việt của tôi gõ nước kiệu dồn dập phi về trong nỗi nhớ nhung, nỗi mừng khôn tả của tôi, lưng đèo thêm cành đào thắm! Nó vẫn nâu sậm, như đen, nhỏ nhắn, săn chắc, nở nang, sung mãn… Nó vẫn luôn ở bên tôi, nó và đồng đội nó đã cứu tôi thoát hiểm trăm lần, nhất là thời bao cấp khốn khó! Và bây giờ nó vẫn đồng hành với tôi, thực ra chưa khi nào nó rời tôi, thật thế! 
Và bất ngờ! Tôi bỗng ngộ ra điều kỳ thú: Kiếp trước của tôi là một con ngựa, một con Ô thuần Việt… Chỉ có thế kiếp này tôi mới vẽ ngựa như thế chứ? Ôi! Bạn ơi! Đón Tết GIÁP NGỌ 2014.
-------------
(Bài đăng trên Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh số tháng 1+2 /2014)

Triển lãm Mỹ thuật tại TT Văn hóa TP Hải Phòng

Sáng 21/1/2014 tại TT Văn hóa TP Hải Phòng (Phố Đinh Tiên Hoàng) khai mạc triển lãm Mỹ thuật mừng xuân Giáp Ngọ 2014. Triển lãm trưng bày 35 bức tranh của các họa sĩ Hải Phòng. Một số tác giả có tranh trưng bày trong triển lãm: Giang Phiếm, Quốc Thái, Thế Đính, Đặng Hướng, Anh Phương, Hữu Nghi, Nguyễn Trọng Khải, Võ Long, Nguyễn Hải, Nguyễn Đức Phong, Trịnh Đam, Bùi Thế Phong, Bùi Công Khanh, Văn Vượng, Việt Anh, Phạm Kiên Giang, Phạm Văn Thuận, Nguyễn Nhất, Xuân Diệu...

Triển lãm Mỹ thuật mừng xuân Giáp Ngọ 2014

Khai mạc lúc 9h sáng ngày thứ sáu 17/1/2014
Địa điểm: Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Hải Phòng (19 Trần Hưng Đạo, Q. Hồng Bàng)
Kính mời các họa sĩ và quý vị yêu mến Mỹ thuật đến tham dự, thưởng thức các tác phẩm mỹ thuật và chia vui cùng các họa sĩ


Tranh sơn mài của Bùi Trọng Dư



Tranh sơn dầu của Bàng Sĩ Trực
Tranh màu nước của Bùi Duy Khánh
Tranh sơn dầu của Quang Huân

Tranh sơn dầu của Đặng Tiến

Tranh sơn dầu của Đức Phạm

Tranh sơn dầu của Ngô Bình Nhi
Tranh sơn dầu của Vũ Nghị

Tranh sơn dầu của Phạm Hoàng Hà

Tranh sơn dầu của Phạm Anh Tuấn

Tranh sơn dầu của Võ Long
Tranh sơn dầu của Đỗ Tất Kim
Tượng gốm của Nguyễn Viết Thắng

Ngựa là hình ảnh của sự kiên nhẫn, sự bền bỉ, lâu dài, sự may mắn và mang lại tài lộc


Ngựa là hình ảnh của sự kiên nhẫn, sự bền bỉ, lâu dài, sự may mắn và mang lại tài lộc. Với những nhà kinh doanh, họ thường chọn hình tượng con ngựa để trang trí trong nhà mình hay chính nơi làm việc.
Tranh Phong Thủy trước đây ít hoặc chưa từng xuất hiện ở Việt Nam, nhưng ở Trung Hoa, cái nôi của nghệ thuật Phong Thủy thì đã rất thịnh hành. Tranh Phong Thủy là một loại tranh được thiết kế đặc biệt cho ngành Phong Thủy. Bởi vì ngoài tác dụng trang trí, nó còn có tác dụng điều hòa sinh khí, mang lại tài lộc, sức khỏe, thịnh vượng cho căn nhà, đồng thời chấn tà khí, xua đuổi những điềm dữ, điềm hung. Sở hữu những bức tranh Phong Thủy trong nhà, gia chủ vừa cảm thấy an tâm để làm ăn, lại có thêm những tác phẩm nghệ thuật giúp ngôi nhà trở nên quyến rũ và hấp dẫn hơn.
cây tài lộc

Để hỗ trợ cho công việc, không ít doanh nhân đã lựa chọn những vật khí phong thủy - những vật được coi là mang lại tài lộc, thành công cho chủ nhân. Và những vật khí mà doanh nhân lựa chọn thường là chuông gió, con vật linh thiêng, pha lê, thủy tinh, thuyền vàng, rồng, tiền xu, tranh phong thủy, đá quý, Ngê, Kỳ Lân, Rùa, Cây tài cây lộc… Riêng với tranh phong thủy, với mỗi loại tranh về con vật khác nhau, lại mang trong mình một ý nghĩa khác nhau và công dụng riêng:

Ngựa:

Ngựa là hình ảnh của sự kiên nhẫn, sự bền bỉ, lâu dài, sự may mắn và mang lại tài lộc. Với những nhà kinh doanh, họ thường chọn hình tượng con ngựa để trang trí trong nhà mình hay chính nơi làm việc. Theo phong thủy, biểu tượng này treo ở nơi làm việc có thể mang lại nguồn tài lộc, sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy và thăng tiến tiền tài, khiến những công việc dự định sẽ nhanh chóng hoàn thành hơn dự kiến và đạt kết quả cao hơn mong muốn. Với nhà riêng tranh ngựa cũng dùng cho những người hay đi xa, giúp chuyến đi thành công tốt đẹp như ngạn ngữ "Mã Đáo Thành Công".

Vị trí gợi ý:

Nên treo tranh vẽ ngựa tại những vị trí đẹp trong nhà, hi vọng có được may mắn. Tốt nhất là treo tranh gần bàn làm việc nơi gần cửa sổ hoặc chỗ Tài Vị trong nhà.

LƯU Ý: tránh đặt tranh ngựa trong bếp , trong nhà tắm.

Ngựa trong tác phẩm mỹ thuật của các nghệ sĩ Hải Phòng

1/1/2014
Chúc mừng năm mới!

Ngựa là một trong 12 con giáp của văn hóa phương Đông. Ngựa là biểu tượng cho sự trung thành và tận tụy đồng thời là biểu tượng cho tài lộc, thành công, hình ảnh con ngựa tung vó hý vang biểu tượng cho sự kiêu hãnh và tự do và thanh khiết. Hình ảnh con ngựa còn là chủ đề cho các môn nghệ thuật như hội họa, điêu khắc...
Ngựa có nhiều màu như lông màu trắng gọi là ngựa bạch, đen tuyền gọi là ngựa ô, đen pha đỏ tươi là ngựa vang, đen pha đỏ đậm là ngựa hồng, tím đỏ pha đen là ngựa tía, trắng sọc đen là ngựa vằn, ngoài ra còn có ngựa xám, ngựa đỏ... Về cách đi đứng của con ngựa có nhiều động từ để diễn tả như: đi, bước, rảo, chạy, nhảy, kiệu, phóng, vút, phi, tế, sải, lao, vọt, phốc, phi nước đại, phi nước kiệu, phi rạp mình, ngựa lồng... do đó trong nghệ thuật, rất nhiều nhà điêu khắc tài hoa, họa sĩ nổi tiếng đã tạc tượng, vẽ tranh ngựa.
Tuy nhiên ở Việt Nam, ngựa không phải là con vật gần gũi phổ biến, nên hình ảnh con ngựa trong tác phẩm nghệ thuật cũng không nhiều.
Chào mừng năm Giáp Ngọ - 2014, MTHP xin giới thiệu một số tác phẩm hội họa và điêu khắc lấy hình tượng con ngựa để thể hiện của một số tác giả Hải Phòng.

Họa sĩ Vũ Nghị - Ngựa 1 - Sơn dầu (2011)

Họa sĩ Quốc Thái - Ngựa - Acrylic (2012)
 Họa sĩ Lê Đại Chúc - Tam mã - Sơn dầu
 Họa sĩ Lê Đại Chúc - Ngựa 7 chân - Sơn dầu

Họa sĩ Vũ Nghị - Ngựa 2 - Sơn dầu (2011)
 NĐK Đào Song Thắng - Ngựa 1 - Gò đồng (2013)

 NĐK Đào Song Thắng - Ngựa 2 - Gò đồng (2013)
Họa sĩ Bùi Nguyên Trường - Trên lưng ngựa - sơn dầu

NĐK Nguyễn Viết Thắng - Ngựa 1 - Gốm (2013)
NĐK Nguyễn Viết Thắng - Ngựa 2 - Gốm (2013)
Họa sĩ Xuân Diệu - Tĩnh vật năm con ngựa - Acrylic (2013)

Họa sĩ Đỗ Tất Kim - Ngựa trong ánh vàng - Sơn dầu
Họa sĩ Trần Vinh - Đợi bạn - Sơn dầu - 2007
Họa sĩ Ngô Bình Nhi - Độc mã - Sơn dầu - 2014

Họa sĩ Ngô Bình Nhi - Đôi bạn du xuân - Sơn dầu - 2014

Họa sĩ Ngô Bình Nhi - Thiên mã - Sơn dầu - 2014

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire