caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

mercredi 1 janvier 2014

NHÀ VĂN NHẬT TIẾN : NHÀ GIÁO một thời nhếch nhác (KỲ 6)

http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/01/nha-van-nhat-tien-nha-giao-mot-thoi.html
(tiếp theo)




Nhìn  bề ngoài thì Sơn và Tửu là hai thái cực. Sơn thì cao lớn, ngông nghênh trong khi Tửu thì loắt choắt lại e dè, thứ e dè của kẻ lúc nào cũng muốn giữ thế thủ. Nhưng Sơn thì lại rách rưới hôi hám, trong khi Tửu thì lúc nào nom cũng t­ươm tất nếu không nói là tề chỉnh từ áo đến quần, ngoại trừ đôi dép râu làm bằng vỏ xe hơi, nom trái ngư­ợc với cái áo sơ mi trắng tuy không ủi nhưng  cũng rất phẳng phiu.

Thằng Sơn thì tôi thấy nó ít khi mang dép. Đôi dép của nó tuy đã cũ mòn nhưng cũng là thứ dép da có quai xéo, thứ dép thông dụng của hầu hết dân Sài Gòn thời bấy giờ. Sở dĩ gọi là ít mang dép là vì nó chỉ sử dụng đôi dép để qua mặt mấy tay đeo băng đỏ của Chi đoàn vẫn hay đứng kiểm soát ở ngay cổng trường. Đi qua hàng rào kiểm soát là nó tụt ngay đôi dép ra, kẹp vào nách và thoăn  thoát bư­ớc qua sân trường. Về sau này tôi mới biết ngoài giờ học Sơn còn phải hối hả phóng ra chợ để phụ với mẹ trong việc bốc vác, dọn dẹp đủ thứ linh tinh tại một khoảnh đất mà mẹ nó đang lui cui làm việc. Vậy là trong bản kê khai gia cảnh, nó ghi mẹ làm nghề bốc vác là đúng chứ không phải bịa đặt để chứng tỏ ta đây là thành phần vô sản. Có một hôm tôi hỏi nó:

- Bố mất lâu ch­ưa ? '

 Nó nhìn tôi giây lâu rồi trả lời :

- Mới năm rồi. '

Tôi ngạc nhiên :

- Mới mất thế sao không thấy em để tang ?

Thằng Sơn lại nhìn tôi như thăm dò cái mức độ quan tâm của tôi đối với nó, rồi nó ngậm ngùi :

- Tang tóc gì thầy. Em có đeo băng tang đó, Nhưng chỉ gọi là cho có thôi.

Nói rồi nó tốc cái vạt áo lên để cho tôi nhìn thấy một mẩu vải đen  được cài bằng kim băng ở phía sau túi áo của nó. Rồi nó giải thích thêm :

Bổ em chết trận trước ngày 30 tháng 4. Mẹ có tin báo, dắt em ra Huế tìm xác nhtmg giữa đường thì kẹt lại sau trôi giạt về lới đây.

Ô ! Thế ra thằng Sơn là con của một người  lính VNCH, một chiến sĩ vô danh đã chiến đấu và hy sinh trong những ngày cuối cùng trước khi miền Nam sụp đổ.

Tôi không còn nhìn Sơn như một đứa học trò "cá biệt" nữa. Không phải nó l­ười biếng mà vì nó đã phải để dành nhiều thì giờ giúp mẹ m­ưu sinh. Nó rách rư­ới hôi hám là vì vùa rời khỏi lớp học, nó đã phải vội vã chạy về giúp mẹ, vai áo đã bạc màu mà như còn tơi ra vì đã phải khiêng những sọt rau, rổ cá. Tôi ch­ưa có dịp gặp mẹ của nó Nhưng cũng hình dung ra một người  đàn bà thân hình còm cõi, mặt mũi tiều tụy, với mảnh khăn tang trên đầu chắc đã thấm đẫm nhiều giọt nưởc mắt đau th­ương vì đã phải thân cô lăn xả vào cuộc sống và nhất là cứ bắt thằng con bằng mọi cách phải đi tới trong. Bà mẹ Việt Nam nào mà chẳng kỳ vọng vào sự học của con cái :

- Không học hành thì sau đời khốn khổ, con ơi !

Nhưng có vẻ như thằng Sơn chẳng mấy quan tâm tới tấm lòng kỳ vọng của mẹ. Nó tới trường với cái tâm lý mẹ bắt tới thì phải tới, thế thôi. Tôi hiểu rõ điều đó khi trong lúc giàng bài, tôi thấy đầu óc của Sơn như để đi đâu. Mà thật ra, đời sống của nó có thay đổi  được gì khi cứ phải nhồi vào đầu mấy công thức, mấy định lý cũ mòn ở trong hoàn cảnh đầy dẫy nhtmg biến động khốc liệt như thế này.

Di nhiên là muốn xây dựng cuộc sống thì phải vun trồng kiến thức từ những bài học căn bản, như cây thì phải có rễ, có lá', có cành thì mới đơm hoa, kết trái. Nhưng có thực là ở đây, trong ngôi trường này, với đầy dấy những điều  được coi là "phản giáo dục “sẽ có thể khiến cho thành quả cố gắng của nó đơm hoa kết trái  được chăng ?

Tôi không vì bất cứ lý do gì để nói xấu, nói quá cho cái chính sách giáo dục mà tôi chứng kiến ở trong ngôi trường này. Cứ mỗi lần  bước lên cầu thang để lên lầu vào lóp học. tôi đã phải nhìn thấy một kho sách báo vương vãi đến tràn ra cả lối đi, đang nằm chờ  được chở đi làm bột giấy. Đó là toàn bộ những sách báo mà học sinh trong trường ùn ùn mang đến sau khi nhà trường phát độngchiến dịch "tiêu diệt tàn dư­ sách báo đồi trụy, phản động '. Trong số tàn dư­ ấy, tôi thấy có cả những cuốn sách Y khoa, sách Kiến trúc, sách Học làm người  , thậm chí cả nhũng cuốn tự điển đủ loại mà học trò trong trường đã moi vét từ ở nhà mang đến để góp phần vào cái gọi là “kế hoạch nhỏ".

"Kế hoạch nhỏ" nghe thế mà không nhỏ chút nào, vì trên đường phố tôi đã chứng kiến từng đoàn học sinh, ngay cả những đứa bé lít nhít thuộc cấp tiểu học một tay cầm túi đựng, một tay cầm que gắp đi moi móc những trang giấy vụn, nhĩmg mẩu nylon thừa v­ơng vãi trong lòng cống rãnh hay trên hè phố. Càng gom  được nhiều, chúng càng  được khen ngợi,  được tuyên d­ương và nhất là mau chóng  được mang danh hiệu dũng sĩ kế hoạch nhỏ". Người  lớn đã có "dũng sĩ diệt Mỹ" thì trẻ em lạ gì lại không ham hố cái tên "dũng sĩ kế hoạch nhỏ". Thế thì chúng còn thời giờ đâu để vui đùa với tuổi hồn nhiên, để vui vầy xum họp với gia đình và để học hành chăm chỉ những bài vở trong lớp học ?

Ngư­ợc với Sơn lầm lì, ít nói. thằng Tửu lại là đứa rất năng động, nghịch ngợm và gây ồn ào nhất lớp, đặc biệt là ở trong lớp phụ đạo. ở đây, nó không bao giờ có một chỗ ngồi nhất định. Thoắt một cái, vừa thấy nó lúi húi chui xuống gậm bàn để bóc cái kẹo bỏ vào mồm hay làm điều gì đó giâm giúi  thì đã lại thấy nó tuồn xuống cuối lớp cư­ời tích toét với một đứa khác cũng nổi danh dốt như bò mà cũng lư­ời như hủi. Sự có mặt của nó khiến cho vài đứa ngồi bàn trước cũng quay lại góp phần. Thế  là lớp học lại ồn lên như họp chợ, bất kể lời giảng của thầy cô đang uể oải cất lên và rơi tõm vào khoảng không nào đó, mà có ai cần biết tới. Cũng đành là phải nhún vai, chịu đựng vậy thôi. Đây là lớp Cá Biệt mà ! Một cô giáo thì thào với tôi:

- Tụi nó là lũ bất trị, sao cứ bắt các thầy, các cô phí thì giờ vào những lớp như thế này ?

Tôi mỉm cư­ời :

- Đây là màn trình diễn. Phải có nó thì mới có dữ kiện để báo cáo thành tích, cô không thấy sao?

Ngoài giờ học, Tửu theo bén gót thằng Sơn đi ra ngoài chợ. Sở dĩ tôi biết  được vì tôi thường  thấy hai đứa cùng đi với nhau, lại chuyện trò ra vẻ tâm đắc. Tôi không hiểu một thằng như Sơn, có bố chết trận, có mẹ lầm than, đầu tắt mặt tối như thế thì làm sao lại có thể hợp với Tửu là con một viên chức cán bộ mới tù miền Bắc vào. Một lần tò mò, tôi chợt hỏi Sơn :

Thằng Tửu thế nào ? Bạn bè như nó chơi  được không ?

Sơn nhìn tôi như nghi ngờ tôi thăm dò điều gì,

Nhưng rồi nó cũng đáp:

- Thằng ấy ranh như ma. Nó mới vô mà rành SàiGòn còn hơn bọn em trong này. Nó giúp em  được nhiều thứ.

Tôi vui miệng hỏi tiếp:

- Vậy hả ? Những thứ gì vậy cà ?

- Bữa hổm, thằng gác chợ đeo băng đỏ đòi bắt giữ mớ cá .của mẹ em,

Tửu xông lại trừng mắt nói : “ Này đằng ấy đừng có rớ tới má nuôi của tớ. Mẹ Chiến sĩ đấy?,, Thằng băng đỏ không vừa, cãi lại : “ Cái  đồ chỉ buôn đi bán lại, mất phẩm chất cách mạng, Mẹ chiến sĩ ở cái  chỗ nào?"

Câu chuyện vui vui, thấy tôi chăm chú nghe, Sơn hào hứng kể tiếp:

- Thế !à Tửu giở giọng chửi tục ngay. Nó nói y chang như­ thế này : "Đ....cụ nhà anh ! Cách mạng mới vừa  thành công anh dã khoác ngav cái băng đỏ vào tay để lòe bà con, chớ anh biết chó gì về các mẹ  nằm vùng che giấu cán bộ rồi chớ cả súng đạn vô thành. Đừng có thối mồm giỏ giọng ta đây vól mẹ chiến sĩ nhớ ?". Thế là thằng băng đỏ im re rồi lảng mất ?

Một lần khác, Sơn lại kể : .

~ Nó rủ em ra chợ trời , đi theo mấy anh bộ đội đổi chác lư­ơng khô lẩy búp bê nhựa hay lấy căm xe đạp. Cái lư­ơng khô nom như những cục bánh in, nghe nó nói là đồ viện trợ của Trung Quốc ấy. Chỉ cần cắn một mâu rồi uống nư­ớc vào là no rất lâu !

Tôi gật gù : '

 - Cái thứ bánh này thầy đã thử. Giống như bánh đậu xanh Nhưng nhạt phèo. Chắc nó nén kỹ lắm nên quả là ăn vào thì no lâu. Thời buổi khó khăn này, chả cứ bộ đội trong rừng cần tới nó mà dân thư­ờng cũng  xài.

Sơn tủm tỉm cư­ời :

Em thấy ăn hột bắp còn ngon hơn nhiều. Ngoài chợ Cầu ông Lãnh  người  ta bán 1 đồng một lon sữa bò hộp bắp mới tẻ xong. Luộc lên ăn còn hơn là cơm trộn với bo bo nữa.

 Lại có hôm thằng Sơn hớn hở khoe với tôi :

-        Thằng Tửu giúp nhà em khỏi phải đi kinh tế mới!

Tôi tròn mắt lên vừa ngạc nhiên vừa vui mừng cho nó :

- Vậy à ? Tửu nó tài thánh gì mà làm  được chuyện ấy ?

Sơn kể :

- Cũng là nhờ bố nó, chắc là cán bộ cấp cao. Nó lấy cớ rằng em đã giúp đỡ nó tận tình trong lớp học, không có em thì nỏ chới với không theo  được bài vở nhà trường. Thế là ổng chỉ viết có một mảnh giấy đem ra Phường là em với mẹ em có ngay hộ khẩu th­ường trú, lại khỏi phải đi kinh tế mới ! .

Tôi tủm tỉm c­ười :

- Vậy là cậu trúng số rồi đó. Thiên hạ thư­ờng trú ở đây từ bao nhiêu năm rồi mà nhiều người  cũng phải tém dẹp để kéo bầu đoàn thê tử đi kinh tế mới.

Vào thời điểm ấy, tôi cũng đã chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Một gia đình ở gần cầu Công Lý, không biết thuộc diện “tư­ sản" nào mà vào một buổi sáng kia, cả gia đình chất lên một chiếc xe bò gồm nhiều thứ đồ đạc giư­ờng chiếu, áo quần, nồi niêu, bát đĩa  cùng lũ con lếch thếch đi theo chiếc xe  được đẩy ra ngoài thành phố.

Nhìn quang cảnh não lòng này, điều mà tôi không bao giờ có thể quên  được là những ánh mắt bi th­ương, sầu thảm của người  chồng cũng như người  vợ bên đàn con còn lít nhít. Họ nom như những người  đang gồng gánh tài sản, gia đình con cái để dắt diu đưa  nhau đi vào thế giới của những  kẻ tội đồ.


               (còn tiếp)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire