caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 16 février 2014

Lạc Thuỷ Đỗ Quý Bái và bạn hữu hoạ thơ cụ Tản Đà Vịnh Bức Dư Đồ Rách và những bài sưu tầm về Tản Đà.

Chị Thanh Hương ơi  ,

Gửi thêm đến chị
Bốn bài hoạ này
Mong quý bạn hữu
Cùng hoạ tiếp tay
Nâng cao sĩ khí
Đuổi bọn tàu ngay
Để cho con cháu
Rạng rỡ mặt mày
Không phải nhường nhịn
Tụi chệt hàng ngày
Sao cho giới trẻ 
Yêu nước đắm say
Bắt giặc trả lại
Những gì chúng vay
 photo 14_4.jpg
Tháng 2 năm 2014, tôi đã nhận được những bài thơ họa này từ anh Đỗ Quý Bái.

Thoáng chốc đã hơn 2 năm, thấy anh gửi lại và được bạn hữu thơ tiếp hoạ, tôi điều chỉnh lại trang Blog này và sưu tầm thêm hình ảnh, cũng như bài viết và đặc biệt có thêm bài chuyển ngữ qua tiếng pháp.

Ngày hôm nay, dân ta lưu vong đông hơn triệu lần, thế hệ trẻ 41 năm sau chiến tranh sinh đẻ trên những đất nước tự do cũng cần đọc và hiểu những gì ông bà, cha mẹ chúng để lại.

Muốn được thông cảm và chia sẻ, chúng cần đọc những bài bằng những thứ tiếng quốc tế như anh, pháp.

Trang Blog này cũng được lưu lại như mục đích của nó là truyền bá ngôn ngữ, văn chương , văn học và văn hoá xưa cũng như nay của người Việt Nam chúng ta.

texte en français

Tản Đà (1889-1939) – un lettré rêveur de l’Occident Nguyen Phuong Ngoc


 photo buttichtandan1.jpg

MỜI QUÝ VỊ ĐỘC GIẢ & ANH CHỊ EM TRONG ĐVTC NHÀN LÃM
 VÀ NHUẬN SẮC CHO .


Trân trọng
LTĐQB


Trước hiểm họa đất nước bị xâm lăng, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu
 có bài thơ Vịnh Bức Dư Đồ Rách.Bài thơ in lần đầu năm 1921,
trong tập thơ Còn Chơi. Đến năm 1925 được tuyển
chọn in trong
 tập Thơ Tản Đà: Ngày nay LTĐQB xin cố hoạ thử .


Nọ bức dư đồ thử đứng coi
Sông sông núi núi khéo bia cười             
Biết bao lúc mới công vờn vẽ                  
Sao đến bây giờ rách tả tơi                     
Ấy trước ông cha mua để lại                   
Mà sau con cháu lấy làm chơi (3)         
Thôi thôi có trách chi đàn trẻ                 
Thôi để rời ta sẽ liệu bồi
                           
                               Tản Đà NKH



Đó Mảnh Dư Đồ chống mắt coi
Còn chi hãnh diện mà vui cười ?
Non sông chẳng kém nùi sơ mướp !
Thành thị nào hơn tấm áo tơi !
Ngày trước tiền nhân coi việc trọng .
Bây giờ hậu duệ tưởng đồ chơi
Tranh nhau vá víu càng thêm nát.
Thôi để chúng ta cố sức bồi
                                             LTĐQB

 photo tandahuyenviem21.jpg
 
  

Các nhà văn, nhà thơ đương thời cảm tác cùng tác giả, lên tiếng
hưởng ứng, ủng hộ tư tưởng của Tản Đà bằng cách có nhiều bài
họa lại…Tản Đà đồng cảm liền viết bài họa lại thứ 2 - Vịnh Bức
Dư Đồ Rách - 2, đăng trên ĐPTB (Đông Phương Thời báo), số 635,
năm 1927:



Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi                            
Ta bồi cho chúng chị em coi                       
Giận cho con cháu đà hư thế                    
Nghĩ đến ông cha dám bỏ hoài.               
Còn núi còn sông: Nhìn vẫn rõ                  
Có hồ có giấy dễ mà chơi.                          
Bởi chưng hồ giấy ta chưa có                    
Đành chịu ngồi trông rách tả tơi.             
                              
      Tản Đà NKH


Thôi để chúng ta cố sức bồi
Bồi cho lành lặn thế gian coi
Thù nhà lũ trẻ quên lo liệu
 Nợ nước phe già phải đoái hoài
Thương nữ luôn ham nghề hát hổng
Hoại nam lại thích thú ăn chơi
Biên cương xót kẻ ngày đêm gác
Cũng vẫn khó mà khỏi rã tơi  
                                          LTĐQB
 photo TAN461.jpg

Như được chắp thêm cánh, đồng hành bay bổng cùng Tản Đà, các nhà nho,
nhà văn có tâm huyết, yêu đất nưóc, dân tộc cùng tham gia họa lại
Bức Dư Đồ Rách… Tản Đà viết tiếp bài thứ 3 - Vịnh Bức Dư Đồ Rách - 3,
 đăng trên Đông Phương Thời Báo số 636, năm 1927:


Đành chịu ngồi trông rách tả tơi                
Buồn chăng? Hỡi các chị em ơi!                 
Nghĩ cho lúc trước thương người vẽ       
Ngó lại xung quanh hiếm kẻ bồi              
Hồ giấy bây giờ mua kiếm khó                  
Non sông ai hỡi đợi chờ ai?                      
Còn núi còn sông còn ta đó                        
Có lúc ta bồi chúng bạn coi.                       
                                Tản Đà NKH


Cũng vẫn khó mà khỏi rã tơi
Đau chăng ? Bằng hữu xóm giềng ơi !
 Ngùi thương kẻ trước toan gầy dựng
Chạnh nhớ người xưa muốn đắp bồi
Giấy tốt keo bền đang đợi bạn.
Nghệ cao tài giỏi biết chờ ai ?
Non sồng còn đó càng nên cố
Cố gắng vun bồi quý vị coi
                                                LTĐQB

 photo the-non-nuoc1.jpg

Cuối cùng Tản Đà tổng kết cuộc họa thơ do ông khởi xướng bằng bài Vịnh
Bức Dư Đồ Rách - 4, cũng đăng trên Đông Phương Thời Báo số 643,
cùng năm 1927:


Có lúc ta bồi chúng bạn coi                               
Chị em nay hãy tạm tin lời                                
Dẫu cho tài có cao là thánh                               
Chưa dễ tay không vá nổi trời                           
Hồ giấy muốn mua, tiền chẳng sẵn                 
Non sông đứng ngắm lệ nhường rơi               
Việc nhà chung cả ai ai đó                                
Ai có cùng ta sẽ liệu bồi?                                    
                  Tản Đà Nguyễn khắc Hiếu   
                          

Cố gắng vun bồi quý vị coi
Anh em xin hãy thứ nghe lời
Miễn là có bạn mơ qua biển
Thì vẫn còn bồ mộng vá trời
Già cả móng nền đừng để lở
Trẻ trung kèo cột chớ buông rơi
Nhà Nam tổ ấm cùng chung cất
Nhất định chúng ta có thể bồi

                                      
             Lạc Thuỷ Đỗ Quý Bái

Đọc thêm 

 http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2013/05/hoa-bai-vinh-buc-du-o-rach-cua-tan-phan.html

texte en français

Tản Đà (1889-1939) – un lettré rêveur de l’Occident Nguyen Phuong Ngoc


Tha Nhân theo bước Bái huynh, góp mấy bài họa, theo thứ tự từng bài xướng từ bài 1 :
Các bài họa:

Bài họa 1:
GIỚI TRẺ BỒI

Đây tấm dư đồ ngó lại coi
Bao nhiêu biến đổi đáng vui cười?   
Tổ tiên chung sức tô thêm vững
Con cháu tranh giành phá đến tơi
Cắt xén biên cương mong thủ lợi
Hiến dâng hải đảo tựa đùa chơi
Nắm quyền cai trị mà hèn ác        
Hãy xuống cho mau , giới trẻ bồi
Tha Nhân kính họa

HÃY XUỐNG CHO MAU
Hãy xuống cho mau, lóp trẻ bồi
Rồi đây thế giới ngó mà coi
Giận thay lũ Cộng ác hèn thế
Công đức tổ tiên chúng huỷ, hoài
Sức mạnh kết đoàn chưa dụng được            
Khả năng quyết chí tựa như chơi  
Lòng người hãi sợ còn nhiều quá
Đành phải chờ thời, chịu rách tơi
TN, họa bài 2
ĐÀNH PHẢI CHỜ THỜI
Đành phải chờ thời, chịu rách tơi
Buồn không! Tâm huyết bạn bè ơi
Nhớ về ngày trước bao công đắp
Tìm mãi sau này vắng sức bồi
Tiếp vận ngày nay đâu khó kiếm  
Nước ta ta cứu chẳng nhờ ai
Đuổi phường bán nước,
Thanh niên đóTuổi Trẻ sẽ bồi các bạn coi
TN, họa bài 3

CHÚNG TA NH
ẤT ĐỊNH BỒI

Tuổi Trẻ sẽ bồi các bạn coi
Điều này chắc chắn chẳng ngoa lời
Cộng quân dù có dư tàn ác
Phù Đổng rồi đây ắt thế
TrờiKiến nghị dân can dân lệ đổ
Biên cương lính giữ lính xương rơi
Phục hưng đất Nước việc chung đó
Tuổi Trẻ, chúng ta nhất định bồi
TN, bài họa 4

 photo 2_3.jpg

        HẬU  SINH  KHẢ  ÚY

Nước mất, nhà tan, chớ chỉ coi
Cho ai thắng cuộc phóng tay cười
Cha ông đã cố cùng nhau vẽ
Sửa lại cơ đồ sắp nát, tơi
Hậu duệ, tinh thần đang trở lại
Cùng nhau tiến bước, chẳng còn chơi
Tham gia đại cuộc, bây giờ trẻ
Gắng sức, ra công đáp ứng, bồi


            Trần Trọng Thiện    




         Bài họa 2 

Từ lúc đời dân phải đắp bồi
Ta ngồi tọa khán để mà coi
Càng ngày sự  thể càng xu thế 
Tả oán dân oan khóc kể hoài
Bản đỏ tư nhân luôn tỏ rõ 
Ra tay ép xác đám nghèo chơi
Nhìn đi ngó lại, không gì có 
Dán, nháp giang sơn rách, sắp tơi


      Bài họa  3

Chẳng chịu ngồi chơi để rách tơi
Giang sơn gấm vóc phải mang, ơi
Ta đang cố sức tơi bời vẽ
Kiếm tiếng tha nhân để đắp, bồi
Lạm nhũng tham quan, càng thấy khó 
Dân lành hé miệng, hỏi kêu ai 
Đông tình biểu ngữ tung bay đó 
Chỉ biết mang tin thế giới coi


     Bài họa  4

Cái ung, từ da sẩy, đã coi
Nay thêm bán đất, nước, biển, lời
Ba chân bốn cẳng, dù là thánh
Cũng phải kêu la số tại trời
Muốn gỡ tai ương, ta hp sẵn
Tài năng, trí thức chẳng buông rơi
Còn non, có nước, còn ta đó 
Hợp nhất, quây quần chống Cọng, bồi


         Trần Trọng Thiện
 photo 1_3.jpg


  photo 3_1.png

 photo 4_3.jpg
 photo 5_3.jpg



 photo 6_8.jpg

 photo 7_7.jpg
 photo 8_7.jpg


 photo 9_6.jpg

 photo 10_6.jpg

 photo 11_7.jpg

 photo 12_4.jpg


 photo 13_4.jpg

 photo 14_4.jpg



 photo 15_3.jpg

 photo 15_3.jpg
 photo 17.png


 photo 18_2.jpg

 photo 19_3.jpg

 photo 20_2.jpg



Trung Quốc đã cho nhổ cột mốc biên giới tại các tỉnh lân cận Việt Nam

1.    Theo thông tin và hình ảnh từ BBC Vietnam, Trung Quốc đã cho đào cột mốc biên giới cũ theo hiệp ước Pháp-Thanh 1887-1895 để đem về bảo tàng. Trong hình là cột mang dòng chữ “Đại Nam Quốc Giới” tại Đông Hưng, Quảng Tây.
 photo f249a7e61.jpg
2. Cột mốc thuộc tỉnh Vân Nam còn ghi hai bên là “Trung Hoa” và “An Nam”.
 photo af5a75d41.jpg

3. Quang cảnh người Trung Quốc đào bới cột mốc biên giới cũ
 photo 196e3f4a1.jpg4. Đây là cảnh họ mang vác cột mốc về
 photo 678e9be111.jpg
Lòng đau như cắt khi thấy cảnh núi đổi sông dời này…

Mất ẢI NAM QUAN


Phần 3.


(Hôm nay 16-8-2013)


Việt Nam mất ải Nam Quan: Ngay sau ảnh Mục Nam Quan thấy có 1 tòa nhà có kiến trúc kiểu Pháp mà các ảnh Nam Quan thời Pháp Thuộc được sưu tầm không thấy có. Nhiều tác giả cho Mục Nam Quan, năm 1965 gọi là  Hữu Nghị Quan, được xây mới ở trong đất Đồng Đăng, nơi đây có khả năng có 1 kiến trúc của Pháp. Việt Nam mất ải Nam Quan từ đây? Ta chỉ biết trên đồi Đông Nam, trong đất Đồng Đăng, trong bản đồ Charpès năm 1894 thấy có lô cốt của Pháp đang xây dựng(blockhaus francais en constructions). Suy ra có khả năng ở dưới chân đồi đó có thể có 1 kiến trúc của Pháp dùng cho nhân viên biên phòng? Bây giờ nó xuất hiện ở mặt sau Hữu Nghị Quan? Tất cả chỉ là nghi vấn.

Năm 1961 HCM và Chu Ân Lai hội đàm trên lầu 2 Mục NamQuan không biết đề cập đến việc gì. Năm 1958 thì có việc TQ tuyên bố về lãnh hải và đề cập tới Tam Sa. TQ để lộ ý chiếm những điểm chiến lược ở phía Nam. Năm 1999 Hiệp Ứơc Biên Giới Việt-Trung ra đời làm dấy lên việc VN mất còn ải Nam Quan lan truyền trên mạng truyền thông. Năm 2002 thì bắt đầu tiến hành cắm mốc và nói đến năm 2008 sẽ hoàn thành. Người ta nói cột mốc(CM) cũ 53 ở Bản Giốc và cột 18 ở ải Nam Quan bị di dời.


1-Các cột móc cũ. Có nhiều ảnh CM 53 và CM 18 không phân biệt được thật hay giả được đưa ra làm rối cả mắt không biết đâu mà nhận định sự việc thật hay hư. Tìm hiểu thì sự việc lại rõ ra dần dần. Các cột móc không phải đánh số theo thứ tự đồng loạt. Có 3 đoạn cắm mốc. Đoạn Đông Quảng Tây(thời đó gọi Quảng Đông) đánh dấu từ cữa Bắc Luân(cột số 1). Đoạn Tây Quảng Tây khởi sự ở cữa Bình Nhi(cột số 1) trên sông Kỳ Cùng đánh số về bên Tả Ngạn đến Nam Quan là số 18 và 19 và về Hữu Ngạn tới Bản Giốc là số 53, 54. Đoạn Vân Nam lấy gốc ở sông Hồng, đánh số về bên Tả và bên Hữu. Vì thế có nhiều cột móc trùng số.

2-Cột móc số 18 và cột Km0.

2.1-Cột móc 18 và 19 cũ. Bác sĩ P. Neis là thành viên trong phái đoàn phân định biên giới tháng 12 năm 1885 sau chiến dịch Lạng Sơn(2/1885-3/1885) trong trận chiến Pháp-Thanh(9/1884-6/1885). Trong bài viết “Sur les frontières du Tonkin,” bác sĩ nói bên TQ yêu cầu mạnh mẽ nói cữa ải và tường thành có lỗ châu mai không phải là đường biên. Cột móc phải đặt trước mặt về phía Nam ít nhất vài mét. Phái  đoàn Pháp nhượng bộ. Kết quả nói đường biên đi theo 1 con suối cách xa cữa ải 150m. Trong bộ tài liệu lưu trử tại Văn Khố Đông Dương ở Aix-en-Provence, Biên Bản Số 4(Procès verbal N04) viết: “Phái đoàn Pháp-Hoa nhìn nhận ngày 4-7-1886 rằng bắt đầu từ điểm ở 100m phía trước cổng Nam Quan, trên đường Nam Quan đến Đồng Đăng, đường biên giới leo lên về phía Tây cho tới đỉnh núi đá trên đó có cái đồn tọa lạc(sur lequel est situe’ le fort) được đánh dấu điểm A trên giấy(croquis) đính kèm, từ đồn đó nó theo cao độ bức tường đá(le haut de la muraille rocheuse) trông xuống con đường Đồng Đăng cho đến điểm được đánh dấu B trên giấy. Điểm B này ở nơi mà con đường mòn, tách ra từ con đường Đồng Đăng đến Nam Quan, dẫn đến làng Lung Ngieu, cắt bức tường đá. Kế tiếp nó đi theo  chính con đường mòn này cho tới cổng làng Lung Ngieu. Bắt đầu từ cổng đó nó rở lại lấy độ cao của núi đá(reprend le haut des rochers) bao quanh thung lũng làng Lũng Ngieu để đi đến điểm đánh dấu C. Từ điểm C nó hướng về Tây cho đến cổng Kida.)

Mô tả cho thấy đường đỉnh bức tường đá và đường đỉnh núi đá bao quanh làng Lũng Ngieu chênh nhau 1 đoạn Đông-Tây(từ điểm B đến cổng làng.)

Còn biên bản ký 21-4-1891 liệt kê tên các cột móc theo thứ tự: Đoạn thứ nhất từ Móng Cái tới biên giới Quảng Đông-Quảng Tây. Đoạn thứ 2 từ Chi Ma đến Nam Quan:…cột thứ 24(cột 19) ở trên đỉnh đồi đối diện đồn Kouei-Tao của TQ(24è bone: sur le sommet place’ face du fort chinois de Kouei-Tao Khon Long Ải 坤隆); cột thứ 25(cột 18) ở 100m phía trước cữa Nam Quan trên đường Đồng Đăng đến Nam Quan(25è borne: à 100m en avant de la porte de Nam Quan sur le chemin de Dong-Dang à Nam Quan).  Đoạn thứ 3 từ Nam Quan tới Bình Nhi:…cột thứ nhất(cột 18) ở trên đường Nam Quan-Đồng Đăng về phía Nam cữa ải 100m(1er borne: sur le chemin de Nam Quan à Dong Dang à 100m au S de la porte); cột thứ 2(cột 17) ở 1 đèo nhỏ cắt sống lưng dãy núi đá và ở trên đường mòn đi từ đường Đồng Đăng đến làng Lung Ngao(2è borne: au petit col coupant la crête rocheuse sur le sentier allant de la route de Dong Dang à Nam Quan au village de Lung Ngao. Lộng Diêu弄搖.). Nơi đây được đánh dấu điểm B trong biên bản nói trên; cột thứ 3(cột 16) ở 250m phía Tây làng Lung Ngao trên đường mòn đi đến Khua-Da( 3è borne: à 250 m à l’O du village de Lung-Ngao sur le sentier allant à Khua-Da); cột thứ 4(cột 15) ở cữa khẩu Bo-Sa(4è borne: à la porte de Bo-Sa Ải. Bố Sa).

Kết luận: Từ cột 18 đến cột 16 đường biên qua 3 điểm và 3 ải. Cột 18 nằm ở điểm 100m trước Ải Nam Quan và ở trên đường Nam Quan-Đồng Đăng. Điểm A có đồn binh và ở trên đỉnh bức tường đá. Điểm B có đồn binh và cữa ải nhỏ có đường mòn đi vào làng Lũng ngieu. Điểm C ở trên núi đá bao bọc làng Lũng Ngieu. Bức tường đá(muraille rocheuse) và núi đá(des rochers) bao làng Lũng Ngieu cách nhau 1 đoạn đường mòn(từ điểm B vào cổng làng). Cột 16 ở cữa ải Kida, trên đường mòn đi Khua Da và ở phía Tây làng Lung Ngieu 250m.

Mô tả như vậy thì quá rõ địa giới phần tận cùng đất của Trấn Nam Quan(cái mũi của “mỏ vẹc”) vào sâu tới đâu trong đất Lạng Sơn(Đồng Đăng). Biên giới thời Pháp Thuộc quá rạch ròi, chính xác và bình đẳng(kẻ một cách tự nhiên theo đường đỉnh. Đỉnh này qua đỉnh kia, giữa là ải). Nếu TQ di dời cột 18 xuống tới đường mòn đi vào Lũng Ngieu(cột 17) thì trọn bức tường đá và đoạn đường Nam Quan-Đồng Đăng ở dưới chân mà nó khống chế(le haut de la muraille rocheuse qui domine la route như biên bản số 4 trên kia mô tả) thuộc TQ. Đường biên ở trên đỉnh bức tường đá  bây giờ sẽ dời về phía Đông và ở trên đường đỉnh dãy núi đất(ở trên đỉnh các đồi ở phía Đông Nam).

Bắt đầu từ hòa ước Pháp-Thanh 1887 mới có ý niệm biên giới cách cữa ải 100m ở trong đầu người TQ và người VN. Ý niệm mặt Bắc cữa ải thuộc TQ, mặt Nam cữa ải thuộc Đại Việt như ông cha không còn nữa(xem bài viết phần 1 và bài viết phần 2).

 

2.2-Cột móc 18 và 19 bị di dời. TQ tiến hành xóa bỏ CM 18. Năm 1979 ban giao Trung-Việt trở nên xấu đi. Một Giác Thư(Memorandum) Bộ Ngoại Giao CHXHCNVN công bố 15-3-1979 tố cáo “TQ lợi dụng sửa chữa đường sắt dời nối ray 300m về phía Nam, ủi nát mốc biên giới số 18 nằm cách cữa Nam Quan 100m trên đường Quốc Lộ rồi đặt cột Km0 đường bộ sâu vào lãnh thổ VN trên 100m.

Nhận xét quan trọng: cho thấy cột 19 cũng bị di dời. Biên bản mô tả cọc 19 ở trên đỉnh đồi đối diện với đồn Kouei-Tao Khon Long  Ải của TQ(sur le sommet place’ face du fort chinois de Kouei-Tao Khon Long Ải). Nếu ải nhỏ ở cột 17(điểm B) là ải Kouei-Tao Khon Long và tên ải cũng là tên đồn thì rõ ràng cột 19 đối diện với ải nhỏ này, tức đối diện với cột 17. Đồn này(ở điểm B, chỗ cột 17) khác với đồn ở trên đỉnh bức tường đá(ở điểm A, đối diện cột 18). Giữa A và B quá ngắn không thể có đồn nào khác để mà lầm. Cột 19 ngày nay cắm ở chân 1 cái đồi mà đỉnh không có công sự. Như thế cột 19 cũ bị di dời. Cột 19 cũ ở đồi Đông Nam đối diện cột 17 cũ ở đồi Tây Nam, chỗ điểm B. Đồi Đông Nam có lô cốt của Pháp đang xây dựng và đồi Tây Nam có đồn TQ Kouei-Tao Khon Long Ải. Như vậy đường biên cũ từ cột 18 đến cột 19 phải chạy từ Tây sang Đông hơi chênh chếch xuống phía Nam 1 chút(TAT). Còn đường biên từ đồn ở điểm A chạy xuống tới cột 18 thì chạy thẳng Tây sang Đông(MTL). Nghĩa là đường biên cũ gồm 1 đoạn thẳng và 1 đoạn xiên xuống phía Nam. Trong bản đồ khó thấy đường biên gồm 2 đoạn như thế. Cột 19 ở trên đồi ĐôngNam. Điều này rất họp lý, có thể tin được. Khi cột móc 18 dời về Nam 100m, tức không chạy thẳng lên đỉnh đồi ở phía Đông nên cột 19 phải dời về đỉnh đồi phía ĐôngNam. Sau đó Pháp xây lô cốt trên đó là nơi thuộc quyền của họ ở sát đường biên. Pháp sở hữu ½ cái đồi. Không biết ở Nam cột 18 Pháp có xây kiến trúc nào nữa hay không. Những thông tin này giúp nhận định cột 19 cũ bị bị di dời và giải thích cái nhà kiểu Pháp ở đàng sau Hữu Nghị Quan.

Giữa 2 đồi(cột 17, 19) là đường Đồng Đăng đến Nam Quan(ĐĐ-NQ)  và đường mòn cắt đường ĐĐ-NQ rồi đi vào Lũng Ngao (xem các biên bản, bản đồ Charpès 1894 và ảnh Các Đồi ở Phía Nam ải).

2.3-Cột móc Km0. Truyền khẩu nói khoảng năm 1960 Phạm Văn Đồng trồng 1 cây si-Cây Si Phạm Văn Đồng(CSPVĐ)- ở trước mặt cữa ải để đánh dấu đường biên cách ải 100m(để thay thế cột 18?). Nhưng tác giả Chân Mây tìm hiểu qua khách du lịch, người địa phương và tài liệu tiếng Hoa mới biết về cây “Trung Việt Hữu Nghị Thụ.” Cây  này là cây cổ thụ ở trước cổng Mục Nam Quan. Năm 1961 HCM hội đàm với Chu Ân Lai ở Bằng Tường, trên lầu Mục Nam Quan. HCM khen tặng họ Chu nói “Tình hữu nghị Trung-Việt như cổ thụ ở Mục Nam Quan luôn xanh mãi không bao giờ thay đổi.” Do chuyện này nên từ năm 1965 cây được gọi là “Trung Việt Hữu nghị Thụ” còn CSPVĐ trồng trong sân Mục Nam Quan để đánh dấu mốc đường biên cách cữa ải 100m là một cây khác. Cũng có thể không có CSPVĐ. Chuyện được đặt ra để lợi dụng lấy đó làm mốc giới dựng cột Km0 theo ý tưởng đường biên cách ải 100m. Cột móc Km0 thay cột 18 bị xóa dấu vết.

Các lãnh đạo đời sau không trở về lịch sử để đòi cho được mặt Nam của cữa ải thuộc về người Việt như ông cha bao đời mà chấp nhận nhượng bộ của Pháp, chấp nhận đường biên cách ải 100m. Vì thế mới có chuyện CSPVĐ, cây si thật hay phao tin có cây si Phạm Văn Đồng để đánh dấu cột Km0? Trước đây người Pháp không hiểu lịch sử và văn hóa VN nên mới nhượng bộ khi bị ép xê dịch đường biên. Người Việt thì không thể nhượng bộ như vậy được.

Có nhiều hình ảnh về cột Km0 được tung ra. Thoạt đầu 1 bức ảnh nói CSPVĐ ở trong sân trước mặt ải, cây còn nhỏ. Xa về góc Phải có tòa nhà trắng hải quan TQ nói là xây trên nền tòa nhà tròn. Các bức ảnh có tòa nhà tròn cho thấy Trùng Đài(TĐ) thấp, hình chóp cụt, nét kiến trúc thẳng khác TĐ Hữu Nghị Quan xây sau hay vào năm 1965 có TĐ cao nhọn. Vậy CSPVĐ  ở trong sân phải có trước năm 1965(tương ứng trùng đài thấp). Đó là CSPVĐ trước năm 1965, cột móc Km0(1). Kết tiếp, bức ảnh cho thấy CSPVĐ nay đã lớn đứng trước ải. TĐ có 3 tầng cao, nhọn, khác với TĐ thấy trong ảnh có tòa nhà tròn. Như vậy đây  CSPVĐ sau 1965, cột mốc Km0(2). Đứng tại cây si này thì còn thấy rõ ải bây giờ gọi là Hữu Nghị Quan. Bức ảnh chụp năm 1990 cho thấy cột Km0 đề chữ H.N. QUAN cắm ở trước 1 cây to(CSPVĐ?), cột mốc H.N. QUAN Km0(3). Đứng nơi đây không còn thấy Hữu Nghị Quan(HNQ) đâu cả. Tức mốc Km0 lần này được dời xa xuống phía Nam. Bức ảnh đầu thập niên 2000(lúc xây dựng đường cao tốc, và hầm đường cao tốc tức sau hiệp ước Phân Định Biên Giới 1999 ) cho thấy  cột móc Km0 đề chữ HỮU NGHỊ, mất chữ QUAN cắm trước gốc 1 cái cây đã bị đốn đi, cột móc HỮU NGHỊ Km0(4). Đứng nơi đây cũng không thấy HNQ. Bức ảnh chụp năm 2005 cho thấy sau cột HỮU NGHỊ Km0 không thấy Hữu Nghị Quan đâu cả mà chỉ thấy có 2 cữa hầm đường cao tốc(2 cữa hầm thay thế Hữu Nghị Quan), cột mốc HỮU NGHỊ Km0(5). Cữa hầm được cho là xuyên qua cái đồi cao điểm ở phía Đông Nam ải và mở vào 1 quãng trường với khu hải quan có bia Nam Cương Quốc Môn.


3-Chuyện Mất Còn Ải Nam Quan. Sau Hiệp Ước Phân Định Biên Giới Việt-Trung năm 1999 nổi lên thông tin VN mất ải Nam Quan lan truyền trên mạng. Thứ trưởng bộ ngoại giao, trưởng ban biên giới ông Lê Công Phụng, nói dù cách 100 hay 200m, cách bao nhiêu thì ải cũng thuộc TQ khi đường biên được đưa qua khỏi mặt Nam của ải(hòa ước Pháp-Thanh 1887). Tức VN không mất ải. Ải đã thuộc về TQ từ năm 1887.

3.1 Thông tin trên mạng Trong buổi ban đầu không biết vì quá bức xúc hay còn thiếu tài liệu nên 1 số bài viết viết “lố” thiếu chính xác nên có bài phản bác cho bài nói mất ải là bài của phe thù địch. Ví dụ như bài nói biên giới ở Ải Nam Quan bị dời đi 500m. Có lẽ lập luận do điểm nối ray đường sắt TQ vào đường sắt VN bị dời 300m cọng với cột Km0 dời đi 200m mà ra. Hay nói biên giới dời trên 5km là sai với sách địa dư: Cữa Nam Quan ở Km 167. Đồng Đăng ở Km 162. Dời 5Km là tới Đồng Đăng là phi lý(các  tài liệu người Pháp viết nói Đồng Đăng đến Nam Quan khi thì 4km, khi thì 3km). Phe phản bác chỉ trích gay gắt.

Có nhiều chi tiết khác nói “lố” tương tự do buổi ban đầu thiếu tài liệu làm giảm độ tin tưởng của bài viết gây sự nghi ngờ chuyện mất ải. Người ta tin nói mất ải là do ác ý của thế lực thù địch. Lâu ngày người dân trở nên vô cảm chuyện mất còn. Dần dần có nhiều bài viết và hình ảnh được mô tả khách quan, có giá trị khoa học làm ta nhận định được việc mất hay còn. Tổng  họp các bài viết có giá trị ta thấy có sự di dời thật chưa kể Giác Thư(Memorandum) của Bộ Ngoại Giao CHXHCNVN công bố 15-3-1979 nói TQ dời nối ray đường xe lửa xuống sâu 300m và đặt cột Km0 đường bộ sâu vào lãnh thổ VN(xem mục 2).

Hình ảnh cột móc Km0(1,2,3,4,5) với “cây si” Phạm Văn Đồng đứng đàng sau làm chứng lần lượt được tung ra mà vị trí càng ngày càng xa Hữu Nghị Quan tới 1 lúc đứng ở đây không còn thấy trùng đài đâu cả như trình bày trên đây(xem mục số 2 trong bài này). Lúc đó mới hay cột Km0 bị dời xuống phía Nam! Kiểu cứ nói Tam Sa của TQ ở trong Biển Đông riết rồi nó cũng ở trong Biển Đông thật.

Trường họp thứ 2: trong các bản đồ cũ cho thấy đường biên đi từ cột 18 tới cột 19 thẳng từ Tây sang Đông(Mai Thái Lĩnh) hay chếch xuống Đông Nam một chút(Trương Nhân Tuấn) trong khi bản đồ 249C đường biên do VN lẫn TQ đưa ra yêu cầu đều có xu hướng chếch lên hướng Đông Bắc, có nghĩa cột Km0 bị dời xuống TâyNam. Định tính thì thấy như thế nhưng không biết dời đi bao nhiêu.

Để định lượng là đã dời bao nhiêu, tác giả Trương Nhân Tuấn(TNT) bảo phải lấy bản đồ cũ và nội dung các biên bản của hiệp định phân định biên giới Pháp-Thanh quy chiếu mới có giá trị thuyết phục(xem mục số 2). Xét các bản đồ SGI của sở Địa Dư Đông Dương, bản đồ của Charpès năm 1894, bản đồ 249C có kèm bản đồ cũ đối chiếu và hình ảnh chụp hay họa thời Pháp thuộc ta có kết luận:

Ở trên trục chính Đồng Đăng đến Nam Quan độ di dời trên dưới 400m(TAT). Hiện đường hầm xuyên núi nói là xuyên qua quả đồi cao điểm ở Đông Nam của ải, để cao tốc 322 nối kết với QL 1A tại mốc 1116(Km0) và 1117 đối diện bên kia đường. Cột số 19 cũ thì ở trên đỉnh đồi mà đường hầm xuyên qua(có đặt công sự). Tước 2 miệng hầm có 1 khoảng cách mới tới chân 1 cái đồi nói là có cột 19 dựng ở đây trùng với cột 1118 ngày nay. Trên đỉnh đồi không có công sự nên nhiều tác giả nói đó là vị trí cột 19 mới. Nửa qủa đồi Đông Nam cọng khoảng cách từ 2 cữa hầm Nam đến chân đồi cắm cột 1118 ước chừng 400m(TAT). Đối chiếu đồi có cọc mốc 19 cũ đối diện với đồi có cọc mốc số 17 cũ, nơi có con đường mòn cắt đường Đồng Đăng đến Nam Quan để vào Lũng Ngao như biên bản cắm mốc mô tả và thấy trên bản đồ Charpès 1894, thì ta thấy đường biên dời xuống rất nhiều, qua khỏi các đồi Đông Nam.

Đường biên phía Tây thay vì chạy trên đỉnh bức tường đá(la muraille rocheuse) và trên đỉnh của dãy núi đá(la crête rocheuse) bao quanh làng Lũng Ngiêu  thì bây giờ chạy ở dưới chân. Xem độ rộng của sườn núi(đếm vòng cao độ) thì biết di dời vào đất Đồng Đăng là bao nhiêu.

 Đường biên ở phía Đông cũng không có xu hướng chạy trên đường đỉnh dãy núi đất. Rõ nhất ở cao điểm 474. Đường biên rẽ sang Đông để ngọn đồi này thuộc TQ.

3.2-Chuyện mất còn. Việc mất hay còn không phải ở vài trăm thước đất hay Km đường. Ở chỗ rừng rú vô cảm thì mất mát chẳng nhằm nhò gì. Ỏ đây cũng như ở Bản Giốc mất mát là mất di sản văn hóa lịch sử, mất tình hữu nghị của 2 lân bang do tính chất lấn hơn của nước lớn áp đặt nước nhỏ phải cam chịu. Chẳng lẽ chỉ 1 chuyện nhỏ thành viên người Thanh không chịu cắm mốc tại bờ thành của ải mà cả dân tộc chịu để mất di tích lịch sử văn hóa đã tồn tại mấy trăm năm! Và các cao điểm chiến lược của ta dùng để khống chế đường vào Đồng Đăng ở phía Đông Nam của ải cũng bị mất. Tổ tiên của 2 lân quốc đã từng gìn giữ hình ảnh ải không thay đổi bao nhiêu cả trên 500 năm(1406-1946) từ ngày ải có tên. Tự nhiên nay TQ đơn phương xây dựng nhà cữa lâu đài bên mặt Nam làm ải thay đổi quá nhiều. Người VN không còn thấy “mặt mũi” cái ải thời tổ tiên nữa, một di tích thuộc sở hữu chung của 2 nước. Trước đây TQ đơn phương ký với Pháp, ép Pháp nhượng bộ(nhật ký của bác sĩ P. Neis) xê dịch cột mốc về phía Nam cách ải 150m(các biên bản về sau nói 100m) để hưởng trọn cái ải.  Sao không nghĩ Pháp đã từng nhường cho người Thanh các làng người Việt vùng Trường Bình-Bạch Long thuộc huyện Phòng Thành Cảng(Fangchenggan), kế cận Khâm Châu(Quizhou), đưa biên giới từ sông Dương Hà còn gọi là An Nam Giang (Fengchen River) bao luôn mũi Bạch Long(wikipedia-carte du Tong King 1879) dời về sông Bắc Luân ở Móng Cái(xem Người Việt Ly Hương đăng trong blog này). Nay di tích ải Nam Quan này thuộc của chung mà TQ cũng áp đặt chiếm lấy. Hữu Nghị ở chỗ nào? Hiệp ước Pháp-Thanh bất bình đẳng? Nay phân định lại cho bình đẳng hơn ở chỗ nào? Xét về lịch sử và địa thế tự nhiên của ải ta không thể chịu như vậy được.

3.3-Cái lý tự nhiên theo địa thế buộc như vậy. Tự nhiên thiên nhiên vạch ra nơi đây là biên ải ngăn chia 2 nước. Trên bản đồ ta thấy đường biên Việt-Trung tự nhiên đang chạy thẳng xuống gần như thẳng đứng từ Bắc xuống Nam bỗng dưng ngoặc xiên theo hướng TâyBắc xuống Đôngnam rồi vòng ngược lại làm thành hình “mỏ vẹc” đâm thọt vào đất Lạng Sơn. Mới nhìn ta cứ tưởng nhà làm bản đồ muốn ăn gian lấn đất vào Lạng Sơn nhưng nhìn kỹ không phải ý đồ lấn đất mà kẽ đường biên như thế là theo thế đất tự nhiên. Thọt vào như vậy là do địa thế phải như vậy thôi. Thung lũng Bằng Tường chạy thọt vào đất Lạng Sơn.

Trên bản đồ có kẽ đường vòng cao độ thì nhận ra rõ việc đương nhiên đó. Sông Tả Giang bên TQ chạy đến thủ phủ Long Châu(Longzhou) thì nhận 2 nguồn là sông Bằng Giang từ Cao Bằng chảy sang theo hướng TâyBăc-ĐôngNam và sông Kỳ Cùng chảy theo hướng TâyNam lên ĐôngBắc rồi sang Đông tới làng biên giới Bình Nhi, tiếp tục về Đông để đến Long Châu TQ. Quân Quảng Châu(Lưỡng Quản) vào Giao Châu theo 2 lối này. Trên sông Kỳ Cùng thuyền bè chỉ đi được từ Long Châu đến ải Bình Nhi. Đoạn trên đất VN sông có nhiều gềnh thác hiểm trở. Quân phải rẽ xuống phía Nam theo hướng Bắc xuống Nam dọc theo biên giới, theo thung lũng Bằng Tường(Panxiang). Qua khỏi Bằng Tường, thung lũng hẹp dần và chạy theo hướng ĐôngBắc xuống TâyNam tức theo trục của “mỏ vẹc” nói trên, thọt vào đất Đồng Đăng của Lạng Sơn.

Trên bản đồ quân sự Jm Henthorn dùng trong chiến tranh VN thập niên 1960 ta thấy thung lũng chạy từ Bằng Tường đến đây hẹp lại. Thung lũng bị kẹp gữa 2 vòng cao độ 1500 feet(trên 400m), hẹp dần cho tới chổ ải Nam Quan. Trong bản đồ của Charpès năm 1894 cho thấy rõ đường phân thủy ở dãy núi đất ở phía Đông. Chỗ ải là nơi dãy đồi núi đất ở phía Đông kẹp sát vào dãy núi đá(biên bản nói trên gọi là bức tường đá) ở phía Tây. Thung lũng đã từ trên cao(400m) xuống thấp tới đây. Bây giờ thung lũng trông như 1 cái rãnh hẹp. Bác sĩ P. Neis mô tả trong “Sur les frontières du Tonkin”: “Ải Nam Quan nằm ở dưới 1 rảnh núi hẹp, hai bên là hai đồi núi khá dựng đứng, cao chừng 50-60 m.” Đồi cao 50-60m nhưng ở trên vùng cao độ dưới 1500 feet(400m) trên mực nước biển(màu nâu). Bên kia ải là thung lũng Đồng Đăng(màu vàng) hạn định bỡi vòng cao độ 1000 feet thấp hơn hơn(trên 300m) cũng chạy lên tới đây. Rõ ràng nơi đây là 1 cái đèo ở giữa 2 đường phân thủy. Nước chia đôi đường: về Bằng Tường ở phía Bắc và về Đồng Đăng ở phía Nam. Đường phân thủy thấy rõ ở cánh phía Đông của ải trong bản đồ của Charpès.

Trên bản đồ của Charpès năm 1894 mà Trương Nhân Tuấn công bố ta thấy dãy núi đất phía Đông chạy xuống Nam thấp dần làm các nguồn nước chảy về Nam và về Đông Nam. Các nguồn nước đổ vào 1 suối lớn ở phía Nam của ải chảy về TâyNam. Suối đổi hướng chảy xuống Nam men theo đường xe lửa(thấy trong các bản đồ sau nầy) trong thung lũng đến Đồng Đăng rồi suối tiếp nối vào sông Hang là 1 nguồn của sông Kỳ Cùng. Phía Tây “mỏ vẹc” có núi đá nhấp nhô hơn phía Đông.

Trong hồi ký tháng 12 năm 1885(sau chiến dịch Lạng Sơn và sau trận Bắc Lệ) của bác sĩ Neis, tác giả nói đường biên là con suối cách ải 150m về phía Nam. Có phải suối này là 1 chi lưu của suối lớn đó. Còn trong chuyện chia tay lịch sử cha con Nguyễn Phi Khanh-Nguyễn  Trãi ở Ải Nam Quan thì nói nơi chia tay ở tại con suối sau này gọi kỷ niệm là suối Phi Khanh. Có phải là chi lưu này?

Trên bản đồ Jm Henthorn cũng  thấy sự phân thủy. Nước từ biên giới(trên đường đỉnh) phía Tây “mỏ vẹc” tiếp tục đổ nước xuống phía TâyNam vào hạ lưu sông Hang. Sông Hang chảy về Tâybắc rồi hợp lưu vào sông Kỳ Cùng.

Tóm lại biên của “mỏ vẹc” là 1 đường phân thủy hình vòng cung tự nhiên giới hạn Trấn Nam Quan ở phía Bắc(trong vùng mỏ vẹc cao 400m) với Đồng Đăng phía Nam(cao 300m). Hạ lưu sông Hang và 1 nhánh hữu ngạn thượng lưu của nó hình thành 1 vòng cung hình chữ V ôm khu “mỏ vẹc.” Biên cương định tại thiên thư. Địa thế (căn cứ đường phân thủy) cho thấy Trấn Nam Quan(mỏ vẹc) phải hẹp. Tại sao người TQ cứ muốn cái “mỏ vẹc” cứ phình ra lấn đất sang đất Đồng Đăng ở phía dưới(phần màu vàng là vùng cao độ dưới 300m thấp hơn Trấn Nam Quan màu nâu là vùng cao độ trên 300m)? Thiên nhiên phân định rõ ràng.

Trên bản đồ Jm Henthorn cho thấy địa hình núi non ở ải. Phía Tây ải có nhiều đồi núi đá. Một trái núi đá to(biên bản nói là bức tường đá) ở ngay tại ải. Phía Đông dãy núi đất ép sát vào dãy núi đá. Phía ĐôngNam ải có mấy đồi cao của dãy núi đất thấy rõ ở bản đồ của Charpes 1894. Chính nơi đây dựng 1 đường biên phân chia Nam-Bắc. Đường biên Tây sang Đông xắn ngang qua khe núi. Bức ảnh 598 và 792 cho thấy dãy núi đá hùng vĩ ở phía Tây của ải và ải nằm ở đáy của 1 khe núi hẹp như Neis mô tả. Nơi đây là phần chót của 2 thung lũng gặp nhau: Bằng Tường ở Phiá Bắc(cao 400m). Đồng Đăng ở phía Nam(cao 300m). Tại đường biên này tổ tiên của 2 lân quốc đã dựng lên cái lũy để phân chia: “Lưỡng quốc bình phân cô lũy diện /Nhất quan hùng trấn vạn sơn tâm…” (Nguyễn Du). Nghĩa là: Hai nước chia đều nhau(bình phân) bởi mặt 1 chiếc lũy lẻ loi. Một cửa quan oai hùng trấn giữa muôn quả núi. Lịch sử và địa hình phân chia tự nhiên như thế. Tại sao con người chúng ta ngày nay muốn cải lại sự phân chia? TQ cuối thế kỷ 20 vượt qua mặt Nam của ải dựng 1 lần trạm hải quan ở Km0 cách ải 100m lấy cớ Thanh triều đã cắm cọc như vậy năm 1887. Vào đầu thế kỷ 21 con cháu của họ lại 1 lần nữa dựng cột móc Km0 nhưng cách xa ải(đứng tại đây không còn thấy ải nữa). Cột móc Km0 nào cũng lấy cây cổ thụ làm chứng và nói là cây si của Phạm Văn Đồng trồng. Nhưng những lần này tại Km0 không còn thấy được Trùng Đài của ải nữa. Rồi con cháu họ(TQ) dùng kỷ thuật của thời văn minh hiện đại đục thủng 1 trái núi phía ĐôngNam của ải để nối kết cao tốc 322 hoành tráng của họ với QL A1 nhỏ bé khiêm nhường của ta. Lần này cữa hầm với trái núi che khuất tầm nhìn để thấy cảnh ải hùng tráng năm xưa “Lưỡng quốc bình phân cô lũy diện /Nhất quan hùng trấn vạn sơn tâm…” Bây giờ đường biên chỉ là lằn ranh nối kết mong manh trên đường nhựa LQ 1A nằm khép mình hữu nghị ép sát vào đường nhựa cao tốc 322 hoành tráng dưới sự chứng kiến của mấy anh nông dân thật thà Đồng Đăng và bên kia là mấy em mù lòa người TQ đang sờ soạn mấy ngón tay dò dẫm lên lằn ranh(bienxua.over-blog.com)! Hai bên lằn ranh là 2 cột mốc mới 1116 và 1117. Có 1 điều lạ là bây giờ đứng tại đường biên không còn thấy Hữu Nghị Quan ở đâu cả, không còn thấy ta cách Hữu Nghị Quan 100m như trong hòa ước 1887 mà người VN ngày nay vẫn chịu chấp nhận đường biên giới này, chẳng lẽ không thông hiểu lịch sử nước nhà hay sao!


3.4-Cái lý lịch sử. TQ để cho người VN từ ngàn xưa hiểu ải là của chung của 2 nước. Đó là mốc phân ranh, một sở hữu chung. Theo thông lệ giao tiếp thì TQ không tự đơn phương lấy lại ải, dựng dinh cơ nhà cữa bên nay ải được. Hàng trăm năm trước quan biên phòng TQ vẫn đóng bên kia ải, trong trấn Nam Quan. Người TQ ngày nay bị estppel.

Trong giao tiếp người ta xử dụng nguyên tắc Estoppel. Đây là nguyên tắc: Không cứ gì lời nói hay văn bản mới cấu thành trách nhiệm 2 bên A/B. Bên B để bên A HIỂU là A đi chợ sẵn mua cho B bó rau muống. A mua rau đem về. B không thể nại lý do là tôi có biểu hay viết thư biểu A mua đâu mà A bảo B phải trả tiền để lấy rau. Có bằng chứng để kết luận B để cho A HIỂU là phải mua giùm thì B phải có trách nhiệm rồi(phải trả tiền lấy rau). Tòa án công lý quốc tế La Haye xử Thái Lan phải trả đền Preah Vihear cho cambodge vì Thái Lan để Pháp và người Cambodge hiểu trong nhiều năm trời HIỂU đền thuộc người  Pháp và Cambodge mặc dù Thái dẫn nhiều bằng chứng kể cả văn bản để suy ra đền lý ra thuộc về họ(Thái) nhưng những lý lẽ đó không phủ nhận được việc Thái để Pháp-Cambodge HIỂU đền thuộc về họ(Pháp-Cambodge). Trường hợp Ải Nam Quan cũng tương tợ. Hàng mấy 100 năm  2 bên đều HIỂU ải là của chung.

Xây ải thì có thể xây vào thời Minh Gia Tĩnh như đề cập ở phần 1 và 2. Vào thời nhà Mạc, nước ta có nội loạn. Việc xây ải có thể do nhà Minh xây để biên phòng chống quân ly khai ẩn nấp chống nhà Lê Mạc ở Thăng Long. Còn việc tu bổ thì năm 1725 án sát tĩnh Quảng Tây tu bổ. Đốc trấn Lạng Sơn năm 1784 cũng trùng tu ải tương tự như người TQ. Ải là của chung. Không bên này lo tu bổ thì cũng bên kia.

Suốt quá trình lịch sử từ khi ải có tên Pha Lũy, 2 bên cũng để HIỂU ải là của chung. Tháng 9 /1406 phó tướng chinh di Trương Phụ, Trần Húc đem 40 vạn binh đánh vào ải Pha Lũy. Vậy ải thuộc ta hay ít ra cũng là biên ải chung cho 2 nước. Sách Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim nói khi ông Nguyễn Phi Khanh bị nhà Minh bắt đem về Kim Lăng(Nam Kinh), Nguyễn Trãi(NT) theo khóc, lên đến cửa Nam Quan không chịu trở lại. Phi Khanh bảo rằng: " Con phải trở về mà lo trả thù cho cha, rửa thẹn cho nước, chứ đi theo khóc lóc mà làm gì ? " NT trở lại. Ải Nam Quan là biên ải.  Kịch thơ Hận Nam Quan của Hoàng Cầm và tên suối Phi Khanh đã lưu truyền trong dân chúng nói lên ý nghĩa đây là nơi biên ải chung. NT theo tới đây thì chia tay cha. Người Việt đến đây mới là hết đất của mình.

Các trận đánh đuổi quân Minh của Lê Lợi thu hồi nền độc lập năm 1427 cũng cho thấy ải là nơi biên thùy chung. Tháng 6 trấn thủ Quảng Tây Cố Hưng Tổ đem 5 vạn quân cứu viện. Đến cữa ải Pha Lũy bị Lê Lựu, Lê Bôi giữ cữa ải phá tan. Tháng 9, ngày 18 Liễu Thăng đem hơn 10 vạn quân đánh vào cữa Pha Lũy. Lê Lựu giữ cữa ải Pha Lũy thấy giặc đến lui giữ cữa ải “Lưu”.

Năm 1540, Nguyên Hòa thứ 8, Minh Gia Tĩnh 19 Mạc Đăng Dung cùng thuộc hạ qua Trấn Nam Quan, đến phủ phục trước mạc phủ của quân Minh. Đoạn sử này mô tả rõ đất trấn và cữa trấn. Mạc Đăng Dung qua cữa trấn để đến mạc phủ. Mạc phủ của quân Minh phải đóng trên đất của nhà Minh ở thủ phủ Bằng Tường hay ở thủ phủ Long Châu. Cữa ải là cái của chung.

Hoạt động ngoại giao đời Lê Thế Tông-Trịnh Tùng cũng cho thấy ải là nơi biên cương chung. Họ Trịnh muốn phục chức ngôi vương mà nhà Minh đã phong cho tiên đế nhà Lê. Nhà Mạc tố cáo họ Trịnh tiếm ngôi. Nhà Minh tổ chức hội khám xem thực hư. Bị nhà Mạc đút lót quan biên phòng nên cuộc khám xét hẹn tới hẹn lui rồi đến tháng 4, mồng 10 năm 1597, vua Lê chỉnh đốn binh tượng, qua cửa Trấn Nam Giao, cùng với bọn Trần Đôn Lâm và quan các phủ Tư Minh, Thái Bình, các châu Long Châu(Longzhou), Bằng Tường(Pingxiang) tỉnh Quảng Tây cử hành hội khám. Phân biệt rạch ròi cữa trấn và đất trấn. Tháng 12 năm 1598 tiết chế Trịnh Tùng sai bọn đỗ Uông đến cữa trấn Nam Giao đón tiếp Bắc sứ là Phùng Khắc Khoan đi sứ xin phong tước vương(nhưng chỉ phong Đô Thống Sứ như nhà Mạc). Hoạt động cho thấy người Việt chỉ xử dụng đất của mình là tới cữa ải. Phải qua cữa ải mới đến chỗ làm việc của quan biên phòng như thời Mạc Đăng Dung.

Năm 1788 quân Thanh  sang giúp vua Lê chống Tây Sơn, Tôn Sĩ Nghị theo đường lớn từ trấn Nam Quan xuất phát. Trấn thủ Lạng Sơn Phan Khải Đức đầu hàng. Đoạn sử này cũng nói lên ải là địa đầu đến xứ ta và là điểm cuối của quân TQ. Từ đó xuất phát cuộc xâm lăng.

Cuộc xâm lăng cuối cùng: Chiến Tranh Pháp-Thanh. Ít ai biết lần xâm lăng này. Lợi dụng Pháp uy hiếp triều đình Huế nhà Thanh mưu chiếm Bắc VN lấy cớ tiểu trừ thổ phỉ quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc và theo yêu cầu triều đình Huế nhờ quân Thanh đánh Pháp chiếm lại Bắc Thành(thành Hà Nội). Tháng 1 năm 1884  50 ngàn  quân Thanh đóng thành vòng cung từ Hưng Hóa vòng qua Thái Nguyên đến Bắc Ninh. Pháp hạ thành Hưng Hóa, Bắc Ninh, Tuyên Quan, Thái nguyên. Hòa ước Patrenôte(hòa ước Giáp Thân 1884) được ký kết. Triều Huế công nhận Pháp bảo hộ, từ bỏ thần phục nhà Thanh, giao nộp ấn bạc(không chịu nộp mà nấu chảy ra). Nhà Thanh   ký với Pháp chấp nhận hòa ước 1884, rút khỏi Bắc Việt, bàn giao cho Pháp. Pháp lên tiếp nhận Lạng Sơn. Quân Thanh ở làng Bắc Lệ không tuân lệnh. Chiến tranh Pháp-Thanh bùng nổ(9/1884-6/1885 sau trận Bắc Lệ). Pháp đánh Phúc châu(Phúc Kiến), Bành Hồ(eo biển Đài Loan). Thủy quân Thanh vào vịnh Bắc Kỳ. Bộ binh vây thành Tuyên Quang. Pháp giải vây Tuyên Quang và tiến đánh lên vùng biên giới Lạng Sơn, chiến dịch Lạng Sơn(2/1885-3/1885). Pháp-Thanh đình chiến. Lý Hồng Chương ký hiệp ước 1885 chấp nhận hòa ước 1884 và từ bỏ quyền bá chủ. Tháng 12/1885 bác sĩ P. Neis lên Nam Quan tham gia phái đoàn phân định biên giới. Sang năm 1887 ký hiệp ước Pháp-Thanh phân định biên giới Bắc Kỳ-TQ. Trong chiến tranh này vẫn thấy biên giới là cữa Trấn Nam Quan. Khi hòa bình được lập lại, phái đoàn nhà Thanh đòi cực lực cổng và tường thành không phải đường biên giới(trái với tổ tiên của họ). Họ muốn ít nhất vài mét đám đất trống ở phía trước(les commissaries chinois tiennent absolument à ce que la porte et le mur crenele ne soient pas la ligne frontière; ils veulent au moins quelques mètres de terrain inculte situe en avant). Cuối cùng phái đoàn Pháp nhận đường biên là con suối cách ải 150m. Các phái đoàn về sau cắm  mốc cột 18 cách ải 100m. Chỉ 1 chút này mà đàn anh TQ lấy trọn ải Nam Quan sao!

Bề dày lịch sử như vậy, ông cha 2 bên thỏa thuận nhau như vậy không chỉ vì 1 toán nhỏ thành viên nhà Thanh tham gia phân định biên giới năm 1885 ngược ngạo không chịu lấy bờ tường làm mốc mà đòi cắm mốc ở mặt Nam của ải mà hậu sinh người TQ lấy cớ đó sang mặt Nam ải xây dinh cơ nhà cữa để lấy trọn ải và chiếm cao điểm phía Đông Nam nhòm ngó đường vào thung lũng Đồng Đăng.

Bao đời trước, mạc phủ quân biên phòng TQ đều đóng ở phía Bắc cửa ải, trong đất Trấn Nam Quan, để cái ải là của chung. Đất bên mặt này thuộc về tôi, đất bên mặt kia thuộc về anh. Đặc tính biên giới là như vậy nên biết bao trường hợp người ta dùng biên giới để dung thân, tránh né chính quyền bên này hay bên kia. Ở đây không có dòng sông thì ngày xưa ông bà cả 2 bên lấy tường thành làm giới mốc:“Lưỡng quốc bình phân cô lũy diện” như ý của Nguyễn Du khi đi sứ qua đây mô tả ải.

Các ải kia như ở Móng Cái, Lào Cai đều như vậy. Cái cầu là của chung. Đầu bên nay tôi xây cái cữa. Đầu bên kia anh xây cái cữa. Đi qua khỏi cái cữa là vào đất tôi, qua khỏi cữa thì vào đất của anh. Đứng ở giữa là ở trên biên giới, tức phần trách nhiệm chung của 2 lân quốc.

Giao tiếp thường tình hàng xóm với nhau của dân chúng cũng thế. Bức tường, hàng rào có thể do bên này hay bên kia xây và thuộc về họ nhưng đất ở chân mặt bên này hay bên kia là của riêng. Các ảnh khi còn gắn biển “Trấn Nam Quan” đều cho thấy tường ải rất dày. Chiến tranh nổ ra chỉ phần trùng đài bị phá và được xây lại nhiều lần mà thôi. Tường dày của ải đủ để phân định chủ quyền và là của chung. Nểu đúng nghĩa hữu nghị thì phải xem ải là của chung, là đường ranh chung.

Saigon 14 tháng 9 năm 2011

HuynhBaCung
 photo TAN431.jpg



 photo tandanew1.gif

TẾT CỦA TẢN ĐÀ









Thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu sinh ngày 19.5.1889 tại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây, mất ngày 7.6.1939 ở số 71 Cầu Mới, Ngã Tư Sở Hà Nội, hưởng dương 51 tuổi. Một sự trùng hợp khá lạ lùng: cả ngày sinh và ngày mất đều là 20 tháng tư âm lịch.


MỐI TÌNH ĐẦU CỦA TẢN ĐÀ


Khoảng năm 1907, cậu ấm Hiếu đến sống với người anh cùng cha khác mẹ là Phó bảng Nguyễn Tái Tích ở phố Hàng Nón để theo học trường Quy Thức, phố Gia Ngư, Hà Nội. Trong thời gian này, cậu biết một cô gái tuyệt đẹp ngồi bán sách và bút mực ở phố Hàng Bồ. Đó là cô tiểu thư họ Đỗ, tên là Đỗ thịChính, biệt hiệu Ái Khanh, con gái yêu của ông phán Đỗ Thận. Cô gái có khuôn mặt trái xoan, da trắng tóc dài, nhỏ nhắn xinh tươi, yêu kiều diễm lệ, ăn nói dịu dàng lễ phép, lại biết cả chữ nho và chữ quốc ngữ nữa nên cậu Hiếu ta mê như điếu đổ. Chiều chiều, sau khi tan học, thế nào cậu cũng phải đánh một vòng qua phố Hàng Bồ để chiêm ngưỡng dung nhan người đẹp rồi ra về mới yên lòng. Hồn vía cậu như bị giai nhân “hớp” mất:

Chim trời cá nước duyên ai đó,

Vía dại hồn khôn chết dễ chơi !

Từ ngày biết Ái Khanh, đêm ngày cậu cứ ngâm mấy câu cổ thi mà cậu rất thích vì hợp với ý mình:

An đắc tỳ hưu thập vạn binh,

Hổ lang sào huyệt nhất thời bình.

Qui lai, bất sách phong hầu ấn,

Chỉ hướng quân vương mịch Ái Khanh.

Dịch thơ :

Sao được anh hùng mươi vạn binh,

Hổ lang hầm tổ dẹp tan tành.

Khi về, chẳng lấy phong hầu ấn,

Chỉ đến thềm vua xin Ái Khanh (1).


Thế đấy, đối với cổ nhân, người yêu còn quí hơn ấn phong hầu. Còn cậu ấm Hiếu thì sao? Cậu nằn nì nhờ ông anh rể rất yêu mình là cử nhân Nễ Xuyên Nguyễn Thiện Kế đến dạm hỏi cô Ái Khanh. Khi trở về, ông cho biết:”Ái Khanh cùng nghiêm phụ chỉ muốn được chồng, được rể thi đỗ cử nhân ra tri huyện mà thôi”. Thế là cậu Hiếu vùi đầu vào học, quyết đoạt cho kỳ được cái “ấn tri huyện”. Tiếc thay, khoa Nhâm Tí (1912) tại trường Nam (Nam Định), bài văn sách hỏi mẹo mà cậu ấm lại thực thà trả lời theo ý mình nên… trượt vỏ chuối! Nhưng nỗi đau ấy cũng chưa đau bằng nỗi đau này: khi cậu ấm Hiếu về đến Hà Nội, tạt qua phố Hàng Bồ để nhìn mặt ý trung nhân cho đỡ nhớ thì hỡi ôi! người tình trong mộng bấy lâu nay đang bước lên xe song mã về nhà chồng!

Sau vụ này, ấm Hiếu như điên như khùng, rời bỏ nhà trọ, từ giã Thăng Long, đi Việt Trì, Hòa Bình và cất lên những lời than thở :

Vì ai nên tớ phải lênh đênh,

Nặng lắm ai ơi một gánh tình !


* TẢN ĐÀ VỚI DIỆP VĂN KỲ


Ông Diệp Văn Kỳ (1895-1945) là Mạnh Thường Quân, hay nói khác đi, là ân nhân của Tản Đà cũng không ngoa. Khi báo An Nam tạp chí đóng cửa, Tản Đà còn nợ nần chưa trả được thì Diệp Văn Kỳ đã hào phóng tặng Tản Đà một ngàn đồng để “muốn làm gì thì làm”. Hành động của Diệp Văn Kỳ bấy giờ đã khiến làng văn làng báo Sài Gòn hết lời ca tụng và trở thành giai thoại. Theo nhà văn Tế Xuyên thì số tiền ông Diệp tặng Tản Đà không phải một ngàn đồng mà là hai ngàn đồng. Ông Diệp kể với Tế Xuyên:

- Sự gặp gỡ của chúng tôi thật tình cờ, có thể nói là do duyên trời đưa đến. Chiều hôm ấy, vào năm 1926, tôi và vài bạn làng văn đang ngồi uống rượu ở nhà hàng Continental đường Catinat (nay là đường Đồng Khởi). Chúng tôi ngồi dưới mái hiên, nhìn qua bên kia đường, bỗng tôi để ý đến một người vận quốc phục khăn đen áo dài. Anh cử Tùng Lâm như liên cảm với tôi, buột miệng nói:

- Thi sĩ Tản Đà đó.
 photo tandahuyenviem21.jpg


- Vốn dĩ yêu thơ Tản Đà bấy lâu nay, tôi bèn kêu anh bồi bảo chạy theo ông và mời ông đến bàn tôi nói chuyện. Bấy lâu mến thi tài của Tản Đà, nay Diệp Văn Kỳ mới thấy Tản Đà“bằng xương bằng thịt”. Hai bên chủ khách được ông Tùng Lâm giới thiệu, rồi ông Diệp mời Tản Đà một ly rượu mạnh. Ông hỏi thăm nhà thơ từ Bắc vào Nam có việc gì. Men rượu đã giúp Tản Đà mạnh dạn, ông dốc bầu tâm sự như nói với một người bạn thân :”Tôi nghỉ xuất bản An Nam tạp chí rồi mà còn nợ ông Bùi Bồ nghìn rưỡi bạc. Tôi quen ông Nguyễn Thành Út ở Vĩnh Long nên vào đây định vay tiền ông ta để trả nợ nhưng chẳng nên cơm cháo gì vì ông Út lúc này cũng túng”.

Với hảo ý nâng đỡ nhân tài, ông Diệp đề nghị tặng nhà thơ một số tiền để trang trải công nợ. Ông chỉ yêu cầu Tản Đà khi hết nợ rồi thì vào Nam viết cho tờ Đông Pháp thời báo (chỉ yêu cầu chứ không đặt thành điều kiện). Cạn xong ly thứ ba, Tản Đà cao hứng nhận lời ngay. Ông Diệp Văn Kỳ mở ví, lấy hai xấp giấy bạc trao tận tay nhà thơ một cách tự nhiên và Tản Đà cũng vui vẻ nhận tiền, không câu nệ. Hai ngàn bạc năm 1926 rất lớn, khi mà tách cà phê đen giá một xu và bữa cơm ngon lành chỉ có hai hào (0đ20).

Diệp Văn Kỳ rước Tản Đà vào Sài Gòn cũng mong báo Đông Pháp được nét bút tài hoa tô điểm cho trang văn chương với bút hiệu Tản Đà đã lừng danh từ Nam chí Bắc. Chỉ một bài thơ mỗi tuần mà ông chủ nhiệm Đông Pháp thời báo dám trả cho Tản Đà mỗi tháng một trăm đồng (bằng lương chủ quận, còn lương thư ký chỉ có 12 đồng). Vậy mà lắm khi báo sắp lên khuôn, tòa soạn vẫn chưa nhận được thơ của Tản Đà. Ông Diệp phải cho tùy phái năm lần bảy lượt đến tận nhà của thi sĩ ở Xóm Gà (Gia Định) để thúc giục. Có lần Tản Đà nổi nóng thốt ra một câu “bất hủ”:

- Ông mướn tôi vào đây để làm thơ hay để bửa củi? Nếu bửa củi thì lúc nào bửa cũng được, còn làm thơ thì phải đợi hứng, không hứng không thể viết được.

Diệp Văn Kỳ tưởng Tản Đà nói cho hả giận, nào ngờ mấy hôm sau, tiên sinh lặng lẽ trả nhà, ra Hà Nội, không một lời từ giã. Ra đến Nha Trang, tiên sinh gửi cho Bùi Thế Mỹ – một người trong tòa soạn – bài thơ bát cú :

Xóm Gà tan giấc rạng vầng ô,

Tối đến Nha Trang rượu một hồ.

Trợ bút đã xin từ bác Diệp,

Văn chương để lại cậy thầy Ngô (2).

Dám quên Đông Pháp người tri kỷ,

Còn nhớ An Nam bức địa đồ.

Hai chuyến chơi xuân Thìn với Mão,

Khi ra còn nhận những đường vô.


Được thơ, Bùi Thế Mỹ liền cầm đến cho Diệp Văn Kỳ xem, bấy giờ mọi người mới biết Tản Đà đã rời khỏi Sài Gòn từ lúc nào, nhưng cũng không ai ngạc nhiên vì tính khí thất thường của tiên sinh. Thế đấy, đi đây đi đó một thời gian, cuối cùng rồi tiên sinh cũng quay về Bắc :

Hơn mười năm bút sắt bút lông, hao giấy mực chẳng ích gì cho xã hội,

Trải ba xứ đường xe đường bể, trụi râu mày còn thẹn mãi với giang sơn.


* TẾT VỚI TẢN ĐÀ VÀ TÙNG LÂM

   

         Tùng Lâm Lê Cương Phụng (1891-1958) học giỏi, đỗ cử nhân Hán học năm 1915 khoa Ất Mão tại trường thi Thừa Thiên, nhưng rất nhiệt tình với văn chương quốc ngữ. Ông vào Nam cộng tác với Đông Pháp thời báo của Diệp Văn Kỳ. Khi Tản Đà và Ngô Tất Tố vào làm trợ bút cho Đông Pháp thời báo thì ba người cùng viết với nhau. Ngô Tất Tố kể:

        - Bấy giờ Tản Đà coi phụ trương văn chương của Đông Pháp thời báo, nhưng ông Tùng Lâm lại là người sắp đặt trang báo ấy. Một hôm, vì thiếu bài, ông Tùng Lâm phải thêm vào một bài thơ lai cảo. Khi báo ra, Tản Đà hạch Tùng Lâm về sự chuyên quyền ấy. Tùng Lâm cãi:

         - Báo cần lên khuôn mà bài thiếu, tôi không thể xuống tận Xóm Gà để hỏi bài của ông.

        Tản Đà nổi nóng mắng rằng:

        - Thiếu bài thì bỏ trắng đấy cho tôi. Không xin phép tôi mà ông cho bài thơ kia vào, thế là ông hỗn.

        Ông Tùng Lâm chỉ cười. Sau vụ này, Tùng Lâm nảy ra ý “phá Tản Đà” chơi. Nguyên trước kia, vì mến tài Tản Đà, ông Nguyễn Đức Nhuận có cho Tản Đà vay tiền để khuếch trương tờ An Nam tạp chí, nhưng Tản Đà cứ say hoài, làm ăn chẳng ra sao dẫn đến tờ tạp chí phải đình bản nên ông không cho vay nữa. Ngoài ra, Tản Đà còn nợ ông Bùi Bồ ở Hà Nội một số tiền lớn phải trốn vào Sài Gòn, vì thế mỗi lần nhận được thư nào đóng dấu Bưu điện Hà Nội là nhà thơ run rẩy, chỉ sợ thư của Bùi Bồ dọa kiện.

        Một hôm, Tản Đà say quá, không có bài để đăng, Tùng Lâm bèn nhân cơ hội, làm một bài thơ đăng vào chỗ trống, dưới ký Tản Đà:

An Nam đình bản, tớ vừa vô,

Bút lưỡi xoay vần, túi vẫn khô.

Vay nợ không mong ông Nguyễn Đức,

Tiếp thư hằng sợ bác Bùi Bồ.

Uống liều đã mấy chai Cô nhắc (Cognac),

Bồi mãi chưa xong bức địa đồ (3).

Bảy cột văn chương trông chán ngắt,

May đâu lại vớ đặng thầy Ngô.


         Bài thơ phảng phất giọng thơ Tản Đà nên lúc tỉnh rượu, thấy rõ ràng bút hiệu của mình dưới bài thơ, Tản Đà cứ ngẩn ngơ, nghĩ rằng mình đã làm trong lúc say. Sau dò biết được sự thật, Tản Đà giận Tùng Lâm, mấy tháng không thèm nhìn mặt.

        Một chiều cuối năm, xuất bản xong số báo Xuân, phát lương thầy thợ đâu đó rồi, ông Diệp Văn Kỳ tính nghỉ ngơi mấy ngày cho rảnh trí, khỏi phải lo chuyện “báo bổ”. Vậy mà ông có được yên đâu. Thi sĩ Tản Đà lù lù xuất hiện tại nhà ông đúng vào chiều ba mươi Tết. Có chuyện gì đây?

       Sau khi uống xong ly trà, Tản Đà mới nói rõ ông tới thăm chủ nhiệm để mượn tiền ăn Tết. Ông Diệp rất ngạc nhiên: một tháng lương mới lãnh, thêm một tháng lương thưởng và một tháng cho vay trả làm bốn lần, nhà thơ đã làm gì hết sạch? Chỉ để trả nợ thôi, mà cũng chẳng đâu vào đâu hết.

       Ông Diệp không muốn để người cộng sự của mình phải “khóc Tết” một lần nữa (Tản Đà từng đã có bài thơ “Khóc Tết”) nên đưa tặng thêm cho thi sĩ năm đồng bạc. Tản Đà cầm tiền đi ra nhà dây thép mua măng-đa (mandat) 3 đồng gửi ra Hà Nội giúp một bạn văn cũng nghèo xơ xác như mình. Còn 2 đồng, tiên sinh bao một cỗ xe lô-ca-xông (location) qua Bà Chiểu đón ông cử Tùng Lâm Lê Cương Phụng ra Sài Gòn ăn Tết. Trên chiếc xe “ Đờ -La- Hay” (De La Haye), hai nhà thơ nghèo ngất ngưởng nếm thú phong lưu quí phái.

       Tiền xe đã mất trọn một đồng, còn một đồng cũng đủ ăn Tết. Về đến nhà, thay quần áo xong, hai người chia nhau đi mua đồ nhậu. Tản Đà ra tiệm xách chai rượu công ty, còn Tùng Lâm lãnh phần đi kiếm con gà quay và một hũ Mai quế lộ.

       Trên đường về, gặp đám cờ bạc, ông cử họ Lê dừng lại xem. Bọn cờ gian bạc lận bỗng gây cuộc ẩu đả khiến cảnh sát phải can thiệp. Mã-tà thộp luôn ông Tùng Lâm lúc ấy đang mặc bộ đồ bà ba lem luốc trông giống tay cờ bạc với một tay hũ rượu, một tay con gà.

       Mã-tà hỏi :

       - Giấy thuế thân của chú mầy đâu?

       Thói quen của các nhà văn nhà thơ thời ấy là khi ra đường không thèm có mảnh giấy căn cước, thuế thân gì hết. Vì vậy Tùng Lâm bị điệu về bót giam một đêm. Thế là, đến giao thừa, ông ăn Tết trong bót với con gà quay và hũ Mai quế lộ.

       Sáng hôm sau là ngày mồng một Tết, ông cò ra lịnh phóng thích hết để mọi người về ăn Tết. Người lính mở cửa phòng giam thấy, bên cạnh những người bị giam đang mong ngóng được tha về ăn Tết, có một người nằm ngủ tréo khoeo với một đống xương gà và một hũ rượu đã trống rỗng. Người đó là thi sĩ Tùng Lâm. Lính kêu ông dậy, ông còn chếnh choáng hơi men, cất giọng ngâm :

Xuân qua xuân lại, mấy xuân rồi?

Thân thế sao mà vẫn thế thôi?

       Tùng Lâm phủi quần áo, rời phòng giam, ra đường. Về đến nhà, ông kể cho Tản Đà nghe câu chuyện “rủi ro vì phận sự”của mình, rồi đọc 4 câu thơ tặng bạn:

Cao hứng vì yêu bác Tản Đà,

Một chai Quế lộ, một con gà.

Suốt đêm trừ tịch nằm trong bót,

Nhớ lại buồn cười lúc tỉnh ra.

       Giao thừa năm ấy, Tản Đà ăn Tết với một chai rượu suông và một mình ngồi độc ẩm.


    * GẶP TẢN ĐÀ LẦN CHÓT


     Ngày 7.6.1939 Tản Đà đã về cõi Thiên thai. Ngày mồng 6, được tin tiên sinh mệt nặng, Khái Hưng đã đến thăm. Ông cảm động, nghẹn ngào khi thấy thi nhân nằm co quắp trên tấm ghế ngựa quang dầu buông màn sô trắng trong gian phòng trống trải, trơ trọi một cái bàn xiêu và hai cái ghế nát. Khái Hưng kể :

     - Tôi đưa tay sờ trán người ốm. Một thứ lạnh ướt làm tôi rùng mình. Tôi như có cảm giác sờ vào một cái thây ma. Nhưng tôi gượng cười bảo thi sĩ:

      - Không sao. Sắc mặt bác tươi tắn và mắt bác còn tinh thần, thế nào rồi cũng khỏi. Một nụ cười hé cặp môi nhợt nhạt của nhà thơ. Đó là lời cảm ơn lặng lẽ? Trưa hôm sau tôi đến thăm lần nữa thì Tản Đà đã mê man, sắp từ trần.

       Nguyễn Tuân kể :

     - Lúc tôi vào nhà 71 Cầu Mới, lòng tôi thắt lại. Ông Tản Đà còn hấp hối. Và đang thở hắt ra. Cứ đều đều, cứ nhẹ thế cho đến hơi thở cuối cùng. Hai môi mím khít lại, ông Tản Đà có nét mặt dăn dúm của một người chết khó khăn. Phải, chung thân làm một người bất đắc chí, sống đã chẳng được toại lòng, người nằm sóng sượt đây khó mà đi cho nhẹ nhõm. Tôi bắt đầu cảm thấy hơi lạnh. Ở đầu giường bệnh, vẫn cái chồng sách cũ nát trên cái ghế mọt thay làm án thư và bên chồng sách bừa bãi đây đó mấy trang bản thảo. Tập di cảo! Trời! Và lẻ loi ở góc bàn, vẫn cái hũ rượu cáp giới ngày nọ. Tất cả chỉ có thế thôi. Với một đoàn thê tử yếu và đuối (Chén rượu vĩnh biệt).



 photo tandahuyenviem31.jpg photo tandahuyenviem41.jpg

* SAU KHI TẢN ĐÀ TẠ THẾ


      Sau khi Tản Đà tạ thế, thơ, văn, câu đối viếng bằng Hán văn và quốc văn rất nhiều. Xuất sắc nhất là đôi câu đối của cụ Huỳnh Thúc Kháng:

Không sắc nhất quỳnh hoa, tiếu khứ hân nhiên, thiên thượng quần tiên đa quyến thuộc, Túy ngâm song bạch nhãn, hứng lai huy bút, nhân gian thiên thủ ngạo công hầu.

       Cụ Huỳnh tự dịch :

Không sắc một hoa quỳnh, về vuốt râu chơi, tiên bạn lắm người nên quyến thuộc,

Say ngâm hai mắt trắng, hứng thơ bút múa, giá thi mấy lớp ngạo công hầu.

      Năm 1942, thi sĩ Quách Tấn ra Hà Nội, ghé thăm gia đình Tản Đà, có thu nhặt được một ít di cảo, trong đó có mấy câu thơ dịch của Tản Đà chưa hề đăng báo :


Nguyên tác : TRỪ TỊCH (4)

               Lữ quán thùy tương vấn,

Hàn đăng độc khả thân.

               Nhất niên tương tận dạ,

               Vạn lý vị qui nhân (5).

     Tản Đà dịch :

               Ngậm ngùi quán khách vắng tanh,

               Đèn khuya một ngọn với mình lân la.

              Giờ đây năm cũ bước qua,

              Mà người muôn dặm đường xa chưa về.

      Bài thơ chữ Hán không phiên âm cũng không ghi tên tác giả (6). Tản Đà dịch bài này trong đêm tất niên Mậu Thìn (1928) lúc viếng Đông Pháp thời báo (Quách Tấn).


(1) Tư liệu của Nguyễn Mạnh Bổng, em vợ Tản Đà.

(2) Thầy Ngô: tức Ngô Tất Tố, bấy giờ cũng theo Tản Đà vào Sài Gòn viết giúp Đông Pháp thời báo.

(3) Tản Đà có câu thơ :”Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi” trong bài “Vịnh bức dư đồ rách”.

(4) Nhan đề đầy đủ là :”Trừ tịch dạ túc Thạch Đầu dịch” nghĩa là : Đêm trừ tịch ngủ ở nhà trạm Thạch Đầu.

(5) Bài này còn 4 câu nữa mà Tản Đà không dịch :

Liêu lạc bi tiền sự,

Chi ly tiếu thử thân.

Sầu nhan dữ suy mấn,

Minh nhật hựu phùng xuân.

Vũ Mộng Hùng dịch:

Nỗi tan tác còn ghê việc trước,

Thương tấm thân chếch mác gượng cười.

Mặt sầu, mái tóc tả tơi,

Bẽ bàng lại gặp ngày mai xuân về.

(6) Tác giả bài này là Đái Thúc Luân (732-789) đời Đường.





Tản Đà

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Tản Đà

Tản Đà
Sinh19 tháng 5 năm 1889
Khê Thượng, Sơn Tây, Việt Nam
Mất7 tháng 6, 1939 (50 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam
Công việcnhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch


Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 - mất ngày 7 tháng 6 năm 1939[1]) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viênsông Đà, quê hương ông.
Trong văn đàn Việt Nam đầu thế kỷ 20, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tác. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực. Đi khắp miền đất nước, ông đã để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông đã từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Với những dòng thơ lãng mạn và ý tưởng ngông nghênh, đậm cá tính, ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại".
Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà còn giỏi trong việc dịch thơ Đường thành thơ lục bát và được biết đến như một người dịch thơ Đường ra ngôn ngữ Việt hay nhất.


Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 (20 tháng 4 năm Kỷ Sửu, Thành Thái nguyên niên), tại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội), nguyên quán ở làng Lủ tức làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội).
Ông thuộc dòng dõi quyền quý, có truyền thống khoa bảng. Tổ tiên ông xưa kia có nhiều đời làm quan dưới triều Lê. Sau Gia Long lên ngôi, dòng họ này thề sẽ không đi thi, không làm quan với tân triều. Đến thời cha ông là Nguyễn Danh Kế (阮名繼), do hoàn cảnh gia đình cực khổ, lại phải nuôi mẹ già, đành lỗi ước với tổ tiên. Nguyễn Danh Kế thi đỗ cử nhân, làm quan cho triều Nguyễn đến chức Ngự sử trong Kinh, giữ việc án lý, nổi tiếng là người có tài văn án trong triều. Ông Kế vốn là người phong lưu tài tử, thường lui tới chốn bình khang và quen với bà Lưu Thị Hiền ở phố.
Bà Lưu Thị Hiền (流氏賢) có nghệ danh Nhữ Thị Nhiêm (汝氏蚦), là một đào hát tài sắc ở Hàng Thao - Nam Định, bà lấy lẽ ông Nguyễn Danh Kế khi ông làm tri phủ Xuân Trường (Nam Định). Bà là người hát hay, có tài làm thơ chữ Nôm. Tản Đà là con trai út của cuộc lương duyên giữa tài tử và giai nhân này.
Trong những người anh em còn lại, có người anh ruột (cùng cha khác mẹ) với Tản Đà là Nguyễn Tái Tích, là người có nhiều những ảnh hưởng to lớn tới cuộc đời sau này của Tản Đà. Ông Tích sinh năm 1864, nối nghiệp cha đi thi đỗ Phó bảng và ra làm quan. Ông là người thanh liêm chính trực, nên đường hoạn lộ cũng không yên ổn, sau làm ở cục Tu thư, rồi Hiệu trưởng trường Tân Quy, Đốc học Vĩnh Yên. Tản Đà từ nhỏ sống với ông, phải nhiều lần di chuyển tới những nơi ông Tích được bổ nhiệm: Yên Mô - Ninh Bình, Vụ Bản - Nam Định, Quảng Oai - Sơn Tây, Vĩnh Tường - Vĩnh Yên.

Thiếu niên[sửa | sửa mã nguồn]

Thời niên thiếu của Tản Đà trải nhiều giai đoạn khóc cười. Năm lên 3 tuổi, bố mất, cuộc sống gia đình trở nên cùng túng. Năm sau, vì bất hoà với nhà chồng, bà Nghiêm bỏ đi, trở lại nghề ca xướng. 8 năm sau, xảy ra chuyện chị ruột ông cũng theo mẹ làm nghề đó (năm Tản Đà 13 tuổi). Những sự kiện đã để lại nhiều dấu ấn khó phai trong tâm hồn.
Tản Đà hấp thụ nền Nho giáo từ nhỏ, được ông Tích nhiệt tình hướng vào con đường cử nghiệp. Theo hồi ký trong 1 bài thơ thì 5 tuổi ông học Tam tự kinh, Ấu học ngũ ngôn thi, Dương tiết,... 6 tuổi học Luận ngữ, kinh, truyện và chữ quốc ngữ, 10 tuổi biết làm câu đối, 11 tuổi làm thơ văn. Ông rất thích làm văn, lại được anh hết lòng chỉ dẫn, nên 14 tuổi đã thạo các lối từ, chương, thi, phú. Lúc còn học ở trường Quy thức - một trường học thực nghiệm cải cách của Pháp mở ở Hà Nội-, ông viết bài "Âu Á nhị châu hiện thế" bằng Hán văn, được các báo ở Hồng Kông đăng trong mục xã thuyết. Năm 15 tuổi, ông đã nổi tiếng là thần đồng của tỉnh Sơn Tây.
Giai đoạn niên thiếu của Tản Đà phần lớn dành cho chuyện thi cử, đến năm 19 tuổi, ông mới có những rung cảm tình ái đầu đời. Đó là mối tình với con gái nhà tư sản Đỗ Thận. Năm sau ông lại yêu con gái ông tri huyện phủ Vĩnh Tường. Nhưng 2 mối tình này đều không được trả lời.
Năm 1909 (Kỷ Dậu), ông tham dự kỳ thi hương ở Nam Định, rồi trượt trong lần đi thi đầu tiên này. Ông về lại nhà ở Phủ Vĩnh Tường ôn tập. Trong thời gian này, ông say mê một cô gái bán tạp hoá ở phố hàng Bồ. Vì nhà nghèo, không có tiền hỏi cưới, ông đành nuôi hy vọng bằng cách tiếp tục đường khoa cử. Kỳ thi xảy đến, ông dùng bằng Ấm sinh để thi hậu bổ, nhưng bị rớt vì môn vấn đáp bằng tiếng Pháp. Mùa thu năm ấy, ông lại đi thi hương, nhưng lại trượt. Chuyện tình với cô bán sách tan vỡ, cô đi lấy chồng. Ông chán nản bỏ về Hòa Bình tìm khuây lãng. Tại đây nhờ sự giới thiệu của anh rể là nhà thơ trào phúng Nguyễn Thiện Kế, Tản Đà kết giao với nhà tư sản Bạch Thái Bưởi. Hai người bạn mới gặp đã như quen, cùng vào dãy Hương Sơn, ngọn Chùa Tiên, đêm ngày uống rượu, làm thơ, đọc sách, thưởng trăng, sống theo lối "tịch cốc". Lúc này lần đầu tiên ông đọc Tân thư, sách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, tìm hiểu về cách mạng Tân Hợi. Nhiều bài thơ và tư tưởng đặc biệt của ông ra đời trong giai đoạn này.
Năm 1913, anh cả Nguyễn Tài Tích mất. Tản Đà về Vĩnh Yên làm nghề báo, tờ báo ông cộng tác đầu tiên là "Đông Dương tạp chí" của Nguyễn Văn Vĩnh, phụ trách mục "Một lối văn nôm".
Đến năm 1915, ông lấy vợ là bà Nguyễn Thị Tùng, con trai ông là Nguyễn Mạnh Hương tri huyện ở tỉnh Hà Đông, trở thành anh em cột chèo với nhà văn Phan Khôi. Ông Hương là thân sinh của nhà văn Nguyễn Tiến Lãng. Cũng năm này ông có tác phẩm hay, đăng trên "Đông dương tạp chí", nhanh chóng có được tiếng vang trên văn đàn. Năm 1916, ông lấy bút danh Tản Đà là tên ghép giữa núi Tản, sông Đà, và chính thức chọn con đường của một người viết văn, làm báo chuyên nghiệp.

Thời kỳ vinh hiển[sửa | sửa mã nguồn]



Khu tưởng niệm Tản Đà tại làng Khê Thượng, xã Sơn Đà, huyện Bất Bạt, Hà Nội
Từ 1915 đến 1926 là những năm tháng đắc ý nhất của Tản Đà. Năm 1915, cuốn sách đầu tiên của Tản Đà được xuất bản, gây tiếng vang lớn, đó là tập thơ "Khối tình con I".
Sau thành công đó, ông viết liền cuốn "Giấc mộng con" (cho in năm 1917) và một số vở tuồng: "Người cá", "Tây Thi", "Dương Quý Phi", "Thiên Thai" (diễn lần đầu năm 1916 tại Hải Phòng).
Năm 1917, Phạm Quỳnh sáng lập ra "Nam Phong tạp chí", và bài của Tản Đà có trên tạp chí này từ số đầu tiên. Năm 1918, Phạm Quỳnh ca ngợi cuốn "Khối tình con I" và phê phán cuốn "Giấc mộng con I", cả khen lẫn chê đều dùng những lời lẽ sâu cay, biến Tản Đà trở thành một hiện tượng trên văn đàn. Sau bài phê phán tư tưởng của "Giấc mộng con", Tản Đà thôi cộng tác với Nam Phong tạp chí và mở một số cuộc hội đàm để chống lại những lời phê phán đó, sự kiện này cũng được nhiều giới quan tâm.
Từ 1919 tới 1921, Tản Đà viết một loạt sách; truyện thì có "Thần tiền", "Đàn bà Tàu" (1919); sách giáo khoa, luân lý thì có "Đài gương", "Lên sáu" (1919), "Lên tám" (1920), thơ thì có tập "Còn chơi" (1921). Thời kỳ này ông quen với một nhà tư sản nữa là ông Bùi Huy Tín, cùng nhau du lịch khắp Bắc, Trung kỳ và làm chủ bút "Hữu thanh tạp chí" một thời gian.
Năm 1922, Tản Đà thành lập "Tản Đà thư điếm" (sau đổi thành "Tản Đà thư cục"), đây là nhà xuất bản riêng đầu tiên của ông. Tại đây đã xuất và tái bản hết những sách quan trọng trong sự nghiệp của Tản Đà; "Tản Đà tùng văn" (tuyển cả thơ và văn xuôi, trong đó có truyện "Thề Non Nước", 1922); "Truyện thế gian" tập I và II (1922), "Trần ai tri kỷ" (1924), "Quốc sử huấn nông (1924), và tập "Thơ Tản Đà" (1925). Ngoài ra thư cục này còn cho xuất bản sách của Ngô Tất Tố, Đoàn Tư Thuật.
Năm 38 tuổi (1926), Hữu Thanh tạp chí đình bản, Tản Đà cho ra đời "An Nam tạp chí" số đầu tiên với tòa soạn ở phố Hàng Lọng. Sự ra đời của "An Nam tạp chí", tờ báo mà Tản Đà dành hết tâm huyết, đã bắt đầu quãng đời lận đận của ông.

Cuối đời lận đận[sửa | sửa mã nguồn]



Tranh biếm của Hoàng Đạo vẽ Tản Đà vừa dạy học vừa uống rượu, với lời thuyết minh "Tản Đà: Các ngài muốn hỏi tôi cách làm thơ ru? Khó gì đâu: tửu nhập thi xuất!)" - đăng trên Phong Hoá.
Thời kỳ đầu làm chủ "An Nam tạp chí", Tản Đà chưa thiếu thốn nhiều, ông thường đi du lịch: khi thì lên đề thơ ở núi Non Nước - Ninh Bình (bài Vịnh hòn đá), khi thì vào trung kỳ thăm Phan Sào Nam, khi thì ở Sài Gòn gặp Diệp Văn Kỳ, ra Bình Định thăm mộ cũ nhà Tây Sơn, về Hải Phòng sống với con tướng Cần Vương đô thống Thuật. Ông vừa làm báo vừa đi chơi do đó tạp chí "An Nam" cũng ra rải rác, thất thường. Dần dần, ông túng quẫn, những cuộc đi là để trốn nợ hoặc giải sầu, hoặc là tìm người tài trợ cho báo.
Thời kỳ này ông viết cũng nhiều, các tập "Nhàn tưởng" (bút ký triết học, 1929), "Giấc mộng lớn" (tự truyện, 1929), "Khối tình con III" (in lại thơ cũ), "Thề non nước" (truyện), "Giấc mộng con II" (truyện), lần lượt ra đời.
Năm 1931-1932, Tản Đà có cuộc bút chiến nổi tiếng với Phan Khôi về luân lý và Tống Nho. Ông có câu nói đi vào lịch sử khi kết án Phan Khôi: "vu hãm tiên hiền, loạn ngôn hoặc chúng, bại hoại phong quá" và đòi đem Phan Khôi ra Văn Miếu quất roi vào đít.
Năm 1933, khi phong trào Thơ Mới đang nổi lên, thì "An Nam tạp chí" của Tản Đà chính thức đình bản sau 3 lần đình bản và 3 lần tái bản. Sự kiện này khi đó bị nhiều người thuộc phe "thơ mới" đem ra cười cợt, trong đó có Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu, đã viết một bài "văn tế An Nam tạp chí" với lời lẽ xỏ lá. Thời kỳ đầu của phong trào thơ mới, Tản Đà im lặng. Mãi đến năm 1934, ông mới có một vài lời khuyên nhẹ nhàng gửi các nhà thơ Mới.
Tuy vậy, với vai trò là nhà thơ nổi tiếng nhất trong làng thơ cũ đương thời, Tản Đà vẫn là một đối tượng chính để những người thuộc phe thơ mới tìm cách đánh đổ. Tờ Phong hóa của Tự Lực văn đoàn rất hăng hái chê ông, chê mọi thứ, từ tính nghiện rượu, nói nhiều lúc say, hay say, cho đến cái mũi ửng đỏ của Tản Đà cũng bị chê nốt.[cần dẫn nguồn]
Do ảnh hưởng của phong trào Thơ Mới và phong trào theo Tân học, Tản Đà, con người thuộc phe cựu học, làm thơ cũ đã dần dần trở nên cô độc. Tên tuổi ông gần như bị đẩy lui vào dĩ vãng, nhường chỗ cho các nhà thơ mới: Xuân Diệu, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư... Cộng với việc "An Nam tạp chí" đình bản vĩnh viễn, cuộc sống của Tản Đà vốn nghèo túng lại càng trở nên thiếu thốn hơn, phải chạy ngược chạy xuôi để kiếm sống. Có khi người ta thấy ông ở khu Bạch Mai dạy chữ Nho. Có lúc ở Hà Đông, đăng quảng cáo lên mấy tờ báo: "Nhận làm thuê các thứ văn vui, buồn, thường dùng trong xã hội - Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu". Năm 1938, ông còn mở cả một phòng đoán số Hà Lạc để xem bói.

Được tôn vinh và qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Những năm cuối đời trải qua hắt hiu, buồn thảm như thế, nhưng Tản Đà còn được an ủi là ông bỗng được mọi người quan tâm trở lại. Phe "thơ mới" sau chiến thắng, đã không còn đả kích Tản Đà. Họ bắt đầu lật lại những gì Tản Đà đã cống hiến xưa nay, họ ca ngợi Tản Đà, xem ông như một ông Thánh của làng thơ... Tờ Ngày nay của Tự Lực văn đoàn, trước kia chê ông tới không còn chỗ chê, thì nay lại mời ông cộng tác, hết lời ca ngợi những bài thơ Đường do ông dịch.
Lúc này sức khỏe của Tản Đà suy yếu, ông giành hết tâm sức cho việc dịch thuật và biên tập: "Liêu Trai chí dị" của Bồ Tùng Linh (Tân Dân xuất bản, 1937), "Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện" (in năm 1940, sau khi ông mất), "Thời hiền thi tập", "Khổng Tử lược truyện" (đã thất lạc)...
Ngày 7 tháng 6 năm 1939 (tức 20 tháng 4 năm Kỷ Mão), ông mất (50 tuổi) sau một thời gian chống chọi với bệnh gan, trên cái giường nát tại nhà riêng số 71 ngã tư Sở, Hà Nội, để lại vợ và bảy đứa con. Di thể của ông được an táng tại nghĩa trang Quảng Thiện, Hà Nội.
Nghe tin Tản Đà mất, làng văn nghệ trong nước vừa yên ắng sau vụ "thơ mới - cũ" lại trở nên xôn xao. Một loạt các bài báo tưởng niệm Tản Đà được ra mắt ngay sau đó: Khái Hưng có "Cái duyên của Tản Đà", "Vài chuyện vui về thi sĩ Tản Đà", Xuân Diệu có "Công của thi sĩ Tản Đà", ông Lâm Tuyền Khách có "Một tháng với Tản Đà: đời làm báo của Tản Đà", Lưu Trọng Lư có "Bây giờ, khi nắp quan tài đã đậy lại", Phan Khôi có "Tôi với Tản Đà thi sỹ", Nguyễn Tuân có "Tản Đà, một kiếm khách"..v..v. Những bài viết này thể hiện sự kính trọng, quý mến đối với con người Tản Đà, người mà cách đây vài năm còn bị họ đả kích, chế giễu.
Năm 1941, Hoài ThanhHoài Chân cho in tác phẩm "Thi nhân Việt Nam" nổi tiếng, đã cung kính đặt Tản Đà lên ngồi ghế "chủ suý" của hội tao đàn, ở những trang đầu tiên, như một người mở lối cho thi ca Việt Nam bước vào một giai đoạn tươi đẹp mới.
Năm 1963, di hài của Tản Đà đã được cải táng về cánh đồng Cửa Quán, thôn Hội Xá (quê vợ), xã Hương Sơn, tỉnh Hà Tây.

Con người Tản Đà[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài tài làm thơ, nhân cách của Tản Đà cũng rất được nhiều nhà nghiên cứu. Khái Hưng, lúc đầu khi chưa hiểu thơ Tản Đà, cũng rất thích ông nhờ vào tính cách, hay là thi sĩ Bùi Giáng trong "Đi vào cõi thơ": chê thơ Tản Đà "không có gì đặc sắc", song lại muốn Tản Đà sống lại để "nhậu một trận lu bù", và Trương Tửu ngay sau khi Tản Đà mất, cho ra một cuốn sách viết về Tản Đà là "Uống rượu với Tản Đà", trong đó kể lại nhiều câu chuyện làm nổi lên những phẩm chất của ông, ông gọi Tản Đà là Epicurien của Việt Nam. Nguyễn Tuân, một người lập dị không kém và cũng rất khâm phục Tản Đà, trong bài "Tản đà - một kiếm khách" phác họa ra một người sống cô độc ngoài hải đảo, cách xa trần thế, tưởng như một vị trích tiên.
Bên cạnh đó cũng có nhiều người tỏ ý "kính nhi viễn chi", thậm chí không chịu nổi tính cách của Tản Đà. Vũ Bằng nói: "Người như Tản Đà để ở xa mà kính trọng cảm phục thì được, chứ ở gần thì không thể nào chịu nổi!". Lưu Trọng Lư nhận xét: "Gặp Tản Đà một bận thì thật là một điều khoái trá vô cùng, gặp ông ấy lần thứ hai thì vẫn còn là một cái vui thích đã bắt đầu gượng gạo, và gặp đến lần thứ ba thì là một điều khó chịu. Và lần thứ tư, thứ năm, v.v... thì xin thú thực là một... tai nạn". Phan Khôi, được xem là khắc tinh với Tản Đà trên văn đàn, trong "Tôi với Tản Đà thi sỹ" viết: Cái lối đánh chén của ông Hiếu kề cà mất thì giờ lắm, tôi không chịu được, nên ít khi tôi ngồi trọn bữa rượu với ông. Ông đem hỏa lò để ở bàn mà tự làm lấy món ăn, có khi mãn một tiệc ăn người nhà phải thay than trong hỏa lò đến năm sáu bận. Thường thường một mình ông vừa ăn uống lại vừa viết nữa. Ông cho có thế mới là thú..
Chính Tản Đà cũng thường tự coi mình là "Khổng tử chi đồ", "trích tiên", một thế ngoại cao nhân, tỏ ra khác biệt với người dương thế. Ông thường làm những chuyện xưa nay hiếm: theo lời Ngô Tất Tố, lần vào Sài Gòn viết báo, Tản Đà đem theo vợ con nhưng cả lúc đến lẫn lúc đi, vợ con ông gửi cho Ngô Tất Tố thu xếp cả. Ngô Tất Tố là bạn thân của Tản Đà, có lần phác họa về con người ông: "Không có tiền thì rầu rĩ, oán trách, rũ người ra như con cú, thế mà một khi có tiền thì lại không muốn làm việc gì hết, chỉ uống và ăn, hết ăn lại uống. Chưa uống thì bảo không có rượu như cái máy không xăng nhớt không chạy được, uống vào say rồi thì nằm khoèo ra ngủ và lý luận một mình rằng say mà làm việc thì hỏi đời còn có cái gì thú nữa?". Tản Đà còn có tính tự phụ, không biết sửa sai, lại thích nghe nịnh nọt, Ngô Tất Tố kể: "không biết nghe lời anh em khuyên bảo. Cái số anh em thành thực khuyên ông rất hiếm, còn cái số nâng ông lên, sợ cái tài ông mà không dám làm mích lòng ông thì cả đống. Vì có nhiều kẻ nịnh ông một cách mù quáng như thế, ông bị hại mà không biết, mỗi ngày mỗi tự phụ thêm lên...".
Đa phần những người thân với Tản Đà, thường cho rằng ông rất khó gần. Điển hình là Ngô Tất Tố, người bạn thân nhưng đã tuyệt giao với ông trong suốt 10 năm cuối đời.

"Thi sĩ tửu đồ"[sửa | sửa mã nguồn]

Chuyện tình cảm[sửa | sửa mã nguồn]

Trong cuộc đời của Tản Đà, người ta đếm được có bốn mối tình đã mang lại cho ông nhiều cảm xúc. Đầu tiên là mối tình tuyệt vọng với cô gái họ Đỗ ở phố hàng Bồ. Đây là mối tình trong trắng và say đắm, nhưng không có kết cuộc tốt đẹp. Mối tình này đã làm ông đau khổ và tạo nên nhiều thi hứng, để làm nên những câu thơ đặc sắc:
"Vì ai cho tớ phải lênh đênh
Nặng lắm ai ơi, một gánh tình"
Trong cuốn "Giấc mộng con", ông đã viết một bài văn để tả mối tình này. Ông mô tả: "ở phố Hàng Bồ số nhà hơn hai mươi về dãy bên lẻ có một người con gái ngồi bán hàng tạp hoá, không biết có phải là tuyệt sắc hay không mà tự con mắt mình khi bấy giờ thì như ngoài người ấy không có ai là con gái...".
Tuy nhiên, do không có tiền cưới hỏi mà chuyện thi cử lại bất thành, Tản Đà đành chấm dứt cuộc tình thơ mộng. Cô gái xuất giá, Tản Đà viết: "thời đời đáng chán hay không đáng chán cũng chẳng đợi cất chén quỳnh mà hỏi bạn tri âm". Theo các nhà nghiên cứu thì đây là chuyện tình đã gây ảnh hưởng nhiều nhất tới Tản Đà. Sau khi chia tay với mối duyên đầu, ông trở nên chán nản, buồn bã. Để tìm khuây khoả, ông đi nhiều nơi: Việt Trì, Hòa Bình... Những câu thơ làm trong giai đoạn đau khổ này của Tản Đà đã vô tình mở đầu cho một trào lưu về văn học lãng mạn ở Việt Nam. Trước đó ít ai tả những nỗi buồn sâu kín, những nỗi chán đời rất trần tục như:
"Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi..."
"Trận gió thu phong rụng lá vàng
Lá rơi hàng xóm, lá bay sang
Vàng bay mấy lá năm già nửa
Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng?"
Nhưng ngoài cô gái hàng Bồ mà người ta thường nhắc tới ra, theo Nguyễn Khắc Xương, còn có ít nhất ba mối tình thực nữa mà Tản Đà đã ghi lại trong thơ. Đó là mối tình với cô con gái út ông tri phủ Vĩnh Tường, cô nữ sinh 13 tuổi ở Nam Định, và cả cô đào Liên, người sắm vai Tây Thi trong vở kịch "Cô Tô tàn phá" do ông soạn giả kiêm đạo diễn. Những người tình này đều được ghi lại trong tập văn xuôi "Giấc mộng con".
Trên là tình thực, còn tình "mộng", Tản Đà có rất nhiều. Đó là những mối tình với Tây Thi, với Chiêu Quân, với Ngọc Nữ... mà người ta thường thấy trong "Khối tình con". Đặc biệt, còn có những cuộc tình nửa thực, nửa mộng, với những "tình nhân không quen biết". Khoảng năm Nhâm Tuất (1922), vào hội chùa Hương, Tản Đà do không có chi phí để đi hội, ông nhớ hội chùa, nhớ rau sắng, làm ra mấy câu thơ:
Muốn ăn rau sắng chùa Hương
Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa
Mình đi, ta ở lại nhà
Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm"
Bài thơ phổ biến trên báo. Đến cuối tháng, ông nhận một bưu kiện là một bó rau sắng và một bài thơ, nhưng không ghi địa chỉ người gửi. Ông cảm kích, gọi người gửi ấy là "Tình nhân không quen biết" và làm thơ gửi tặng bằng cách đăng báo. Trước đó, ông đã viết nhiều bài thơ gửi "Tình nhân không quen biết", với ý muốn tìm kiếm một bạn tri âm tri kỷ trên khắp nước Việt Nam.
Xem những câu chuyện trên, người ta tin Tản Đà không nói ngoa khi ông thường nhận mình là "giống đa tình". Những mối tình đa dạng đã chắp cánh cho thi tài của ông, khiến ông trở thành một nhà thơ mở màn cho trào lưu lãng mạn sau này (phong trào thơ mới), với những bài thơ ghi dấu sự chuyển giao giữa hai thời đại.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Thơ[sửa | sửa mã nguồn]

Từ thập niên 1920 cho đến nửa đầu thập niên 1930, văn đàn Việt Nam không có một nhà thơ nào nổi tiếng và được yêu mến như Tản Đà. Kể cả khi phong trào thơ mới xảy ra, thì Tản Đà, sau khi "phái thơ mới" bị đả kích kịch liệt lại được chính những người đả kích mời về ngồi chiếu trên. Trong cuốn "Thi nhân Việt Nam", cuốn sách bình luận thơ mới rất giá trị, Hoài ThanhHoài Chân đã đặt bài tưởng niệm Tản Đà lên những trang đầu, với lời lẽ tôn kính.
Thơ cũng là lĩnh vực quan trọng nhất trong sự nghiệp phong phú của Tản Đà. Ông được coi là một thi sĩ, hơn hết các nghề khác. Ông sáng tác rất nhiều thơ, nhiều thể loại - cả về nội dung lẫn hình thức. Thơ ông hay diễn tả cảm giác say sưa, chán ngán đời thực, đắm chìm trong cõi mộng, những mối tình với người tri kỷ xa xôi, song cũng có những bài mang tính ẩn dụ, ngầm phê phán hiện thực.
Thơ Tản Đà thường làm theo thể cổ phong, cũng có khi làm bằng Đường luật, đường luật phá thể, lục bát, song thất lục bát. Ông còn có tài sáng tác thơ dựa trên từ khúc, một hình thức âm nhạc của Trung Hoa, những bài "Tống biệt", "Cảm thu tiễn thu" nhờ sự phá cách, phối hợp nhiều thể loại thơ, có thể coi là cách tân về hình thức khá táo bạo. Một kiểu văn vần đặc biệt nữa mà ở đó, Tản Đà được sánh ngang với Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê, Cao Bá Quát..., là hát nói hay ca trù (nay được xem như một thể loại thơ). Hát nói của Tản Đà thể hiện một triết lý sống phóng khoáng, một tâm hồn hay mơ mộng, hoài cổ nhưng man mác nỗi sầu nhân thế.
Ngoài thơ tự sáng tác, thơ dịch của Tản Đà cũng được đánh giá rất cao. Những bài thơ lục bát dịch từ thơ Đường của Tản Đà thường được cho là hay hơn các bản dịch khác, có bài hay hơn cả nguyên tác, vì sự tự nhiên, không bị gò bó mà chuyển tải cả tâm hồn mình vào đó. Ngoài thơ Đường, ông còn dịch những bài thơ dài như Trường Hận ca, dịch ra thể Song thất lục bát, được đánh giá rất cao, Bùi Giáng trong cuốn "Đi vào cõi thơ" tuy không đề cao thơ Tản Đà nhưng gọi bản dịch này là "vô tiền khoáng hậu".

Hát nói[sửa | sửa mã nguồn]

Thơ ca dân gian[sửa | sửa mã nguồn]

Văn[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ yếu là thể loại văn xuôi. Ngoài ra, còn có tùy bút, bút kí,...
Đả kích trực diện vào bọn quan lại bất lương, đồng thời bảo vệ những người nghèo.

Báo chí[sửa | sửa mã nguồn]

Làm báo chí là một phần trong sự nghiệp rất phong phú của Tản Đà. Ông có phong cách làm báo đặc biệt, thường xuất hiện trong những cuộc bút chiến với những giọng điệu khó lẫn. Từng là cộng tác viên cho "Nam Phong", sau đó do bất đồng với Phạm Quỳnh mà sang làm chủ bút cho "Hữu Thanh". Về sau ông sáng lập ra "An Nam tạp chí" nhưng ba lần phải chịu cảnh đình bản vì lý do tài chính. Ở giai đoạn cuối đời còn cộng tác với "Văn học tạp chí" và cả "Ngày nay", tờ báo trước đó đã mạt sát ông nặng nề.
Có thể nói sự nghiệp báo chí của Tản Đà, cũng như cuộc đời của ông, thường gặp gian nan trắc trở. Song những đóng góp của ông trong thời buổi sơ khai của báo chí Việt Nam, là một cái giá trị mà người ta phải công nhận.

An Nam tạp chí[sửa | sửa mã nguồn]

Xem chi tiết hơn trong bài An Nam tạp chí
Tản Đà là người sáng lập ra tờ báo chuyên về văn học đầu tiên của Việt Nam: tờ "An Nam tạp chí". Số đầu tiên ra ngày 1 tháng 7 năm 1926, Tản Đà làm chủ báo, thư ký tòa soạn là Ngô Tất Tố. Tờ báo xem như gắn liền với sự nghiệp làm báo của Tản Đà, song nó không hoạt động yên ổn như ý, cho đến ngày chính thức "chết", tờ báo đã trải qua ba lần đình bản.
"An Nam tạp chí" đình bản lần đầu tiên vào tháng 3 năm 1927, sau khi ra được 10 số. Sau đó, đến năm 1929, Tản Đà hợp tác với một người ở Hàng Gai, cho tái bản tạp chí. Theo ông Lâm Tuyền Khách, sự tái bản này là ý của người kia, ra tạp chí để có dịp thu nợ vì Tản Đà nợ ông một món không dễ trả. Trên bìa "An Nam tạp chí" lúc ấy ghi Tản Đà là "chủ sự", còn ông nọ là "chủ nhân". Cũng theo ông Lâm Tuyền Khách, còn một lý do nữa là nếu ngày ấy An Nam tạp chí không tái bản thì sẽ bị thu giấy phép.
Lần tái bản này chỉ ra được vài số rồi lại đình bản. Đến tháng 4 năm 1931, "An Nam tạp chí" lại tái bản, lần này hoạt động đến ngày 1 tháng 3 năm 1933 thì đình bản vĩnh viễn vì lý do tài chính.
Tản Đà là cây bút chủ lực của "An Nam tạp chí", cách làm báo của ông có thể coi là khá đặc biệt. Theo Lâm Tuyền Khách, ban ngày ông không làm việc, chỉ uống rượu, nói chuyện hay đọc sách, đến hai - ba giờ đêm ông mới trở dậy thắp đèn viết cho đến sáng. Trong tờ báo nhiều khi độc giả thấy những bài viết đang liền mạch, tự nhiên bị bỏ dở trong 1 thời gian dài mới thấy Tản Đà xuất hiện viết tiếp.
Tờ "An Nam tạp chí" tuy tổng cộng chỉ có 48 số, lại hoạt động thất thường, thiếu chuyên nghiệp nhưng được coi là một trong những tờ đầu tiên có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của văn học Việt Nam thời cận đại theo khuynh hướng hiện thực. Bên cạnh đó nó thể hiện một cách kín đáo lòng yêu nước của Tản Đà, qua những bài tiểu luận, bài thơ đăng rải rác.

Tranh luận văn học[sửa | sửa mã nguồn]

Kịch[sửa | sửa mã nguồn]

Dịch thuật, nghiên cứu[sửa | sửa mã nguồn]

Phong cách văn chương[sửa | sửa mã nguồn]

Phát ngôn[sửa | sửa mã nguồn]

Những vần thơ tự bạch[sửa | sửa mã nguồn]

Ông lên trời, xưng danh với trời:
  • Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn
Quê ở Á châu về địa cầu
Sông Đà núi Tản nước Nam Việt
Khi bước vào sân khấu cuộc đời ông luôn tự hào về quê hương
  • Văn chương thời nôm na
Thú chơi có sơn hà
Ba Vì ở trước mặt
Hắc giang bên cạnh nhà
  • Sông Đà núi Tản đúc nên ai
Trần thế xưa nay được mấy người
Trung hiếu vẹn tròn hai khối ngọc
Thanh cao phô trắng một nhành mai
Lấy bút danh Tản Đà, ông hăm hở lập chí
  • Phận nam nhi tang bồng là chí
Chữ trượng phu ý khí nhường ai
Non sông thề với hai vai
Quyết đem bút sắt mà mài lòng son.
Nhưng tính ông lại ham chơi, nên ngòi bút cũng ngang tàng phóng khoáng
  • Trời sinh ra bác Tản Đà
Quê hương thời có cửa nhà thời không
Nửa đời năm, bắc, tây, đông
Bạn bè sum họp vợ chồng Biệt ly
Túi thơ đeo khắp ba kỳ
Lạ chi rừng biển, thiếu gì gió trăng...
Cũng ngòi bút ngang tàng ấy, khi hỏng thi ở trường Nam Định ông tự trào
  • Vùng đất Sơn Tây này một ông,
Tuổi chưa bao nhiêu văn rất hùng,
Sông Đà núi Tản ai hun đúc,
Bút thánh câu thần sớm vãi vung...
Bởi ông hay quá ông không đỗ,
Không đỗ ông càng tốt bộ ngông!

Câu nói nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

“ Người mà không biết chán đời có khác gì lợn? ”
— Đọc trong buổi nói chuyện "Đời đáng chán hay không đáng chán", đáp lại những lời phê phán tập "Giấc mộng con" của Phạm Quỳnh   

Thơ đục vào đá[sửa | sửa mã nguồn]

Từ Đạm là tuần phủ Ninh Bình. Năm 1924, cho đục vào đá núi Non Nước, một bài thơ Nôm:
Trăng gió vui cùng hắn
Lầm than bận kệ ai
Ham chơi non với nước
Có phúc được ngồi dai
Năm sau Từ Đạm lại cho đục một bàn cờ và một bên đục hai lốt bàn chân của ông ta. Tản Đà thăm cảnh Dục Thúy Sơn, thấy những trò dởm của Từ Đạm, ông bực mình liền thuê thợ khắc đá, khắc bài thơ của mình cạnh bài thơ Từ Đạm. Bài thơ như sau:
Năm ngoái năm xưa đục mấy vần
Năm nay quan lại đục hai chân
Khen cho đá cũng bền gan thật
Đứng mãi cho quan đục mấy lần

Nhận xét[sửa | sửa mã nguồn]

“ Trong chốn Tao Đàn, Tản Đà xứng đáng ngôi chủ suý, trong Hội tài tình, Tản Đà xứng đáng ngôi hội chủ mà làng văn làng báo xứ này, ai dám ngồi chung một chiếu với Tản Đà? ”
— Nguyễn Tuân   
“ Nếu tiên sinh còn sống, ắt tại hạ xin được phép cùng tiên sinh nhậu nhẹt một trận lu bù. Thơ của tiên sinh làm, chẳng có chi xuất sắc. Nhưng bản dịch "Trường hận ca" của tiên sinh quả thật là vô tiền khoáng hậu. ”
— Bùi Giáng   
“ Chính cái sầu trong thơ Tản Đà là đầu mối quỷ thuật chính yếu để dụ người ta. ”
— Xuân Diệu   
“ Trong cái trang thi sĩ của cuốn Việt Nam văn học sử sau này, dầu sao mặc lòng, ông Tản Đà là một người đứng đầu của thời đại này. ”
— Ngô Tất Tố   
“ Người ta mong đợi một người có thể tả được những nỗi chán ngán, những điều ước vọng của mình, có thể ru được mình trong giấc mộng triền miên - Thi sĩ Nguyễn Khắc Hiếu ra đời! ”
“ ...nhưng khi ông nói ông nhớ mà không biết nhớ ai, ông thương mà không biết thương ai, ông than mà không biết than về cái gì, thì ông là thơ sống, và thơ của ông là chất thơ trong như lọc với những cảnh tượng không rõ rệt, những hình ảnh lờ mờ, ông vẽ những bức tranh tuyệt bút; với những tư tưởng lâng lâng, với những cảm giác mơ mộng, ông làm nên những câu thơ tuyệt mỹ... ”
— Lê Thanh   
“ ...trước chúng tôi, không kèn không trống, lặng lặng im im, Tiên sinh cũng đã làm ra "thơ mới" đó thôi! ”
— Lưu Trọng Lư   
“ Lamartine người ta thường gọi là "thơ sống", thì ông Tản Đà nay cũng có thể gọi là "người thơ". ”
— Thiếu Sơn   
“ Nhưng trong làng văn nước ta, được nhiều người yêu mến thời còn sống, dễ mới có Tản Đà. ”
— Khái Hưng   
“ Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kỳ đang sắp sửa ”
— Hoài Thanh - Hoài Chân   
“ Bỗng có khách vào. Ông Trác giới thiệu cùng tôi: Đây ông Nguyễn Khắc Hiếu. Tôi như có điện chạy trong người, ghê rợn, vùng đứng dậy!...Thật thế. Cái tên Nguyễn Khắc Hiếu bấy giờ không phải vừa, đối với tôi lại càng long trọng lắm. Tôi nghe mà rùng rợn lên, có thật thế. ”
— Phan Khôi   
“ Tôi sợ ông như một ông tiên ”
— Vũ Bằng   

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

“  Anh em ở đây, tuy người sau kẻ trước, nhưng ai nấy đều là con đầu lòng của thế kỷ hai mươi. Trên hội Tao đàn, chỉ tên sinh là người của hai thế kỷ. Tiên sinh sẽ đại biểu cho một lớp người để chứng giám công việc lớp người kế tiếp. Ở địa vị ấy còn có ai xứng đáng hơn tiên sinh..  ”
— Hoài Thanh, Hoài Chân - Thi nhân Việt Nam.   
“  Tản Đà là người thi sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Tản Đà là người thứ nhất đã có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng bạo dạn, dám giữ một bản ngã, dám giữ một cái tôi ”
— Xuân Diệu.   
[2]
“ Ông Tản Đà là người thứ nhất và là người độc nhất của cái thế hệ ông đã làm sống lại cái hồn thơ Việt Nam đang hấp hối, tôi không muốn nói đến đã chết rồi. Ông ra đời đem cho chúng ta một thi sĩ thành thực dám ca hát cái đời sống của lòng; ông đã mơ mộng, đã chán đời, yêu đời, thiết tha với đời một cách tự do, ông đã dám ngông, dám có một bản ngã, dám công nhiên để cho cái chữ tình mê man của mình rãi trong văn thơ  ”
— Lê Thanh.   
[3]

Danh mục tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Thơ:
  • Khối tình con I (1916)
  • Khối tình con II (1916)
  • Tản Đà xuân sắc (1918)
  • Khối tình con III (1932)
Văn:
  • Giấc mộng con I (1917)
  • Giấc mộng con II (1932)
  • Giấc mộng lớn (1932)
  • Thề non nước (1922)
  • Tản Đà văn tập (1932)
Kịch:
  • Tây Thi (1922)
  • Tống biệt (1922)
Dịch thuật:
  • Liêu Trai chí dị (1934)
Nghiên cứu:
  • Vương Thúy Kiều chú giải (1938)
  • Một số bài báo...

Viết về Tản Đà[sửa | sửa mã nguồn]

  • Uống rượu với Tản Đà của Trương Tửu (1939)
  • Tản Đà uống rượu làm tôi say đến bay giờ của Vũ Bằng (1970)
  • Người ghét Tản Đà của Vũ Bằng

Một số bài thơ nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]



Bút tích Tản Đà
Thề Non Nước
Nước non nặng một nhời thề,
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ nhời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
Sương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương!
Giời tây chiếu bóng tà dương,
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha.
Non cao tuổi vẫn chưa già,
Non thời nhớ nước, nước mà quên non?
Dẫu rằng sông cạn đá mòn
Còn non, còn nước, hãy còn thề xưa
Non xanh đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.
Nước non hội ngộ còn luôn,
Bảo cho non chớ có buồn làm chi.
Nước kia dù hãy còn đi
Ngàn dâu xanh biếc non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi,
Non non nước nước không nguôi nhời thề
Gió thu
Trận gió thu phong rụng lá vàng
Lá rơi hàng xóm, lá bay sang
Vàng bay mấy lá năm già nửa
Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng!
Trận gió thu phong rụng lá hồng
Lá bay tường bắc, lá sang đông
Hồng bay mấy lá năm hồ hết
Thơ thẩn kìa ai vẫn đứng không!
Tống biệt
Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai
Suối tiễn, oanh đưa luống ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh
Một bước trần ai
Ước cũ, duyên thừa, có thế thôi!
Đá mòn, rêu nhạt
Nước chảy, huê trôi
Cái hạc bay vút tận trời
Trời đất từ đây xa cách mãi
Cửa động
Đầu non
Đường lối cũ
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi

Một số bài thơ dịch nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng bay mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây bày
Đôi bờ Anh Vũ xanh dầy cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
Dịch thủy tống biệt của Lạc Tân Vương
Đất này biệt chú yên Đan
Tóc anh tráng sĩ tức gan dựng đầu
Người xưa nay đã đi đâu
Lạnh lùng sông nước cơn sầu chưa tan

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Thơ Đường, Tản Đà dịch, Hội nghiên cứu giảng dạy Văn Học thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Trẻ, 1989.
  2. ^ Báo Ngày nay, số 165, năm 1929
  3. ^ Tuyển tập Tản Đà, Nhà xuất bản Văn học, 1996, trang 457



Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire