caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

lundi 24 février 2014

Tháng Ba Không Đề N.C.M (Họa Mi 82)



Tháng Ba Không Đ

N.C.M

(Họa Mi 82)


Kính tặng thầy Thái Sơn Vương Mộng Long.

Kính tặng thi sĩ Nhất Tuấn tức Trung Tá Phạm Hậu nguyên giám-đốc đài phát thanh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa .


Hình Thái Sơn Vương Mộng Long và Hiền Thê của ông, chụp ngày ông nhận lãnh bằng Đại Học trên nước Mỹ khi ông ngoài tuổi sáu mươi.







Khi Ban Mê Thuột thất thủ, rất nhiều lần tại trung tâm hành quân của bộ chỉ huy Liên Đoàn 24 B.Đ.Q, tôi đã cầm handset lên rồi lại bỏ xuống, người Hạ Sĩ hiệu thính nhìn tôi ái ngại, tôi thở dài và lắc đầu rồi lặng lẽ bước rời hầm hành quân. Những lúc như vậy, tôi thường hút thuốc và suy nghĩ, điều tôi phân vân là gọi qua máy prc25, liên lạc với tiểu đoàn 82 B.ĐQ, người tôi muốn gặp lúc này là người thầy cũ, vị Tiểu Đoàn Trưởng: Thiếu Tá Vương Mộng Long có danh hiệu truyền tin mà cả quân khu 2 nghe danh những năm tháng cũ đầy ắp mùi lửa đạn: THÁI SƠN.

Tôi muốn chia buồn và an ủi ông với tâm tình của một sĩ quan thuộc cấp, thật sự tôi cũng không dám xưng là đàn em của ông vì ông xuất thân khóa 20 trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (thường gọi là trường Sĩ Quan Đà Lạt) quân trường đào tạo những sĩ quan hiện dịch chuyên nghiệp nổi danh châu Á, còn tôi xuất thân là sĩ quan trừ bị trường Sĩ Quan Đồng Đế. Tôi cứ phân vân mãi có nên không ? Nếu việc hỏi thăm "chiếu lệ" thì ông rất ghét bởi tính ông rất cương trực, không hề "giã lã" trong giao tiếp nhất là với thuộc cấp của mình. Liệu có nên không khi mà mất Ban Mê Thuột là sinh mạng gia-đình ông, vợ con ông, hàng trăm gia đình binh sĩ thuộc cấp của ông, một hậu cứ của tiểu -đoàn hiện đang trong tay đối-phương, qua những tràng pháo kích "vô đạo" liệu họ có còn được sống, dù là sống trong cái thân phận: con vật người... tôi biết lòng ông như sát muối, tim ông như bị lửa thiêu trong lúc này thì liệu những lời an ủi, chia sẻ với thầy mình lúc này có hợp không, từ lưỡng lự ấy tôi quyết định : thà để ông nghĩ và trách thằng em vô tâm còn hơn, vì tình hình này chúng tôi sẽ phải lui binh, mà đơn vị thiện chiến và tinh nhuệ của liên-đoàn là tiểu-đoàn 82 Biệt-động-Quân, và người mà Trung -tá Hoàng-Kim-Thanh tin tưởng và an tâm nhất khi cần trao việc lớn là Thái-Sơn Vương-mộng-Long, quả vậy trên đường lui binh khi vị Liên-đoàn-Trưởng bị thương, phải tản thương, rồi ông Trung Tá Liên-đoàn phó đào ngũ ngay trên đường lui binh, thì cả liên đoàn được giao cho Thái-Sơn chỉ huy, dù lúc đó có vị tiểu-đoàn-trưởng 63 Biệt-động-Quân là niên trưởng của ông, tôi nghĩ cấp trên đã "chọn mặt gửi vàng ", ở đây còn quý hơn vàng, quí hơn tất cả vì đó là sinh mạng của cả ngàn tinh binh, những người lính mũ nâu dạn dày trận mạc, những sĩ quan, hạ sĩ-quan chưa hề biết bại ... họ tin ông, trao phó sinh mạng mình cho ông, sẵn sàng chết vinh cho Tổ-Quốc nhưng trước hết là vì ông, vị chỉ huy mà họ yêu mến, trong hàng quân này có những người lính theo chân và "bám trụ" với ông từ khi ông còn là viên Thiếu-Úy "mới tinh " vừa rời trường võ bị. Trên vai ông là cái gánh nặng của TRÁCH-NHIỆM, là cái hào quang nó được "mặc-định" cho người chỉ -huy, cho người "cầm quân".


Trong hồi ký của ông tôi có đọc được câu này : Vinh-quang của một đời người cầm quân là một món nợ, nợ với Tổ-Quốc, nợ với Đồng-Bào và nợ với thuộc cấp của mình, những người đã hy-sinh cho cái vinh quang mà mình đã nhận được. Là người cầm quân, vinh-quang là cứu cánh, vinh quang là ý nghĩa của cuộc sống [hết câu trích trong hồi ký của Thái-Sơn Vương-Mộng-Long].



Trở lại chuyện ông chỉ huy Liên Đoàn 24 BĐQ trong cuộc hành quân này: bao khó khăn diễn ra từng ngày như thiếu đạn dược, lương thực hầu như không tiếp tế được vì tình hình rất xấu ... cho tới ngày có chuyến trực thăng đáp xuống vùng hành quân này với nhiệm vụ duy nhất là "bốc" một mình Thiếu Tá Vương Mộng Long, trong hoàn cảnh này ông có quyền bước lên chuyến bay rất đặc biệt này, lương tâm ông không hề bị ray rứt bởi gia đình ông và cả hậu cứ Tiểu Đoàn đang nằm trong tay đối phương, và là một quân nhân ông tuân lệnh thượng cấp là đúng, thế nhưng trong cõi người còn có những con người mà với riêng tôi từ NGƯỜI phải được viết hoa và trân trọng cho ông, cho người chỉ huy, cho người lãnh đạo, cho một sĩ quan cấp Thiếu Tá đang nhận Trách Nhiệm Liên-Đoàn-Trưởng, ông đã từ chối lên máy bay, cái chỗ trên chuyến bay này là để cho ông, là cái chỗ mà bất cứ ai lúc ấy cũng muốn có được, viên phi công đã rất kinh ngạc trước một vị Thiếu Tá Biệt Động Quân nên đã tháo sợi đai an toàn phi hành(seatbell) , nhảy xuống và CHÀO KÍNH trước ông với lòng khâm phục và sự ngưỡng mộ mà về sau này những trang Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa rất cần đến những gương sáng, lòng nhân dũng đã từng có trong cuộc chiến đầy bi tráng ấy .


Một nhà thơ rất nổi tiếng vì ông làm thơ tình tuyệt vời với thi danh mà ai cũng nhớ: Nhất Tuấn, ông đã từng là giám đốc đài phát thanh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa với tên thật: Phạm Hậu, cấp bậc của giờ "đứt phim" là Trung Tá. Ông cũng cảm khái chuyện này, sự kiện đặc biệt này về con người cũng quá đặc biệt này nên ông có làm bài thơ tặng Thiếu Tá Vương Mộng Long mà ông rất ngưỡng mộ và cũng rất thân tình gọi ông thầy Long của tôi là Beo chúa 82, bài thơ như sau :


Trực thăng đáp bụi mù tung,
Phi công vẫy dục mời ông lên tàu.
"lên tàu để đi đâu xin hỏi ?
Quân ngàn người kẹt đợi quanh đây.
Đánh vùi với địch bao ngày,
Bốc Liên-đoàn khỏi nơi này được chăng?
"Lệnh rất rõ khó lòng cứu hết"
Tạm một người được phép đưa ra.

Địch kề bên, bạn quá xa,
THÁI-SƠN tôi đón phải là chính ông?
Chính tôi nhưng rời vùng cho gấp,
Bạn trình ngay với cấp thẩm quyền,
Tôi không thể bỏ anh em,
Tuyến đầu sống chết kề bên mỗi giờ.
Người pilot sững sờ khôn tả,
Tháo dây đai vội vã nhảy ra..
Bao phi vụ mấy tuần qua ,
" Thái-Sơn...đáng phục để ta nghiêm chào.
Có lắm kẻ quyền cao chức lớn,
Thấy pháo tăng...tăng dỏm chém vè,
Một người thì đón không về,
Lo cho đơn vị chẳng nề tử sinh ....


Bạn đọc thân quí, có viết về người thầy cũ của mình nhiều cũng không nói hết được những tâm tình, và người đọc chắc sẽ có ý nghĩ vì tình cảm riêng tư mà ca ngợi ... tôi xin mượn lời của Thiếu-Tướng Lê-Minh-Đảo có nhận xét về Thiếu tá Vương-Mộng-Long và Tiểu-Đoàn 82 B.Đ.Q.:


" Mỗi khi nhắc tới trận đánh lịch sử này [trận Long-Khánh tháng 04-1975] thì người ta phải nhắc tới Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân và Thiếu Tá Vương Mộng Long."


Tướng Lê Minh Đảo không bao giờ khen ngợi thuộc cấp để "mị quân", để "lấy lòng ". Ông chỉ khen khi sự việc xứng đáng, nêu lên cho tất cả quân nhân thuộc cấp noi gương chiến đấu.



Họa Mi 82

Viết tại Sài Gòn tháng ba, hai ngàn mười

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire