caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

vendredi 9 mai 2014

BAN TIN CIA TCDV - DI VE PHUONG NAM của MINH DI bien soan. KY 1.


Kính thưa Quý  Độc Giả các Diễn Đàn,
Hôm nay Tạp Chí Dân Văn xin gởi đến Quý Độc Giả một bài viết  của Minh Di (Châu Úc), cộng tác viên thường trực của TCDV. Bài viết này thuộc lãnh vực Cổ Sử, như thường lệ chúng tôi chia ra nhiều kỳ.
Quý vị nào cần trọn bài, xin liên lạc với TCDV (Email: tapchidanvan.80@gmail.com)
Germany, ngày 18.11.2007
- Điều Hợp Viên DĐ Ngôn Ngữ Việt,
- Chủ Nhiệm TCDV.
LÝ TRUNG TÍN
(Cho đăng lại lần thứ 2, để mọi người thấy việc „mở nước“ về phương Nam của tổ tiên ta diễn tiến như thế nào? Mà nay HCM và đám đệ tử đã đem đất của cha ông dâng cho quan thầy phương Bắc, tội này Lịch Sử không thể tha thứ được, một ngày nào đó không còn bọn Hà Nội cầm quyền, người dân  sẽ lôi đầu chúng ra trước „vành móng ngựa“ để đền tội „bán nước“ – Hãy chờ đó, bọn „bán nước cầu vinh“!
Hải ngọai 07.5.2014)
 
 
Đi Về Phương Nam.
01 - 42 (47).
(KỲ 1)

 
Dẫn ngôn.
Phương Nam đây chỉ Chiêm Thành - hay Lâm Ấp vào buổi đầu lập Quốc! Đi về Phương Nam là nói về việc Sử vẫn gọi là Nam Tiến của dân tộc Việt những thế kỉ trước. Những gì tự thuật ở đây giới hạn trong khoảng từ năm 192, là năm thành lập nước Lâm Ấp, điều ít nhất được ghi chép rõ trong Sử tịch Trung Quốc, cho tới năm 1473, là năm Giao Chỉ chiếm cứ hồ như toàn bộ lãnh thổ Chiêm Thành và thành lập châu Giao Nam.
Năm 192, Khu Liên ở Tượng Lâm thừa cơ loạn lạc cuối triều Đông Hán (25 - 220) mà chiếm lấy 1 phần lãnh thổ Quận Nhật Nam (hay lấy lại?), thành lập nước Lâm Ấp. Các đời vua tiếp sau đó tiếp tục lợi dụng tình thế li loạn liền liền mấy trăm năm sau đó của Trung Quốc mà bành trướng lên mặt Bắc.  
Hơn nữa, căn cứ Sử Tịch còn ghi lại thì Chiêm Thành là 1 dân tộc rất hiếu chiến, thêm vào đó là đất đai cằn cỗi, điều kiện canh tác eo hẹp, ruộng đất ít oi, chỉ sống nhờ việc buôn bán, giao dịch với các nước khác, việc bành trướng của họ, do đó, là 1 điều tất yếu.
Và nếu nói riêng về khía cạnh buôn bán giao dịch thì họ đã thất bại, vì rằng thuế thương nghiệp Chiêm Thành đánh quá cao khiến dân các xứ khác không mấy hứng thú tới đây buôn bán!
Theo Triệu Nhữ Quát (1170 - 1231) triều Nam Tống (1127 - 1279) thì Thuế suất của họ thời này là 'thập thủ kỳ nhí (10 phần lấy 2), tức 20%.
(Tham khảo Triệu Nhữ Quát, Chư Phiên Chí. Qu. Thượng. Chí quốc. Chiêm Thành).
Thuế suất này so với Thuế suất của Trung Hoa ở cùng 1 thời kỳ được ghi lại trong tập bút kí của Chu Khứ Phi (1135 - 1189) thì quá sức là cao! Thời này, thương buôn các xứ khác đến buôn bán Trung Quốc không đánh thuế, chỉ đánh thuế thương buôn bản địa, và Thuế suất chỉ có 1.2%.
(Xin coi Chu Khứ Phi, Lãnh Ngoại Đại Đáp. Qu. V. Tài kế môn. Khâm Châu bác dịch trường).
Đây là chưa kể dân Chiêm Thành buôn bán không thành thật, một yếu tố khác nữa làm nản lòng các thương buôn từ xa tới.
(Tham khảo Trương Tiệp, Đông Tây Dương Khảo. Qu. II. Tây dương liệt quốc khảo.
                                                                                              Chiêm Thành. Giao dịch).
Chưa kể dân Chiêm có nhiều đám cướp biển thường cướp bóc các thương thuyền từ các nơi tới.                                                                            
                                                                           *
Từ buổi đầu người Việt và người Chiêm sống lẫn lộn ở vùng dưới, tiếp đó, người Việt chiếm lãnh đất nước người Chiêm, cai trị họ, do đó, thực dư thừa nếu dài giòng về 1 ảnh hưởng qua lại giữa 2 dân tộc về các mặt văn hóa, phong tục, tập quán....
Cương vực cổ của Chiêm Thành hiện nay là toàn bô. Miền Trung Việt Nam, từ đó, tiến bước nữa có thể tìm lại được dấu vết của ảnh hưởng đó nơi con người Miền Trung hiện nay, và đây là điều cần được nghiên cứu sâu xa hơn nữa!
Lịch sử là 1 giòng liên tục, muốn hiểu Kim mà không biết Cổ thì đây chỉ là không tưởng.
                                                                           *
Người Việt nói những câu đại loại 'nói chuyện có đầu có đuôí, hoặc 'đầu đuôi câu chuyện'...
Bài này là phần đầu và phần cuối 1 tập sách của tôi, Tập 'Nam Biên' (chỉ mới tạm xong), nói về Đất nước, Con người Chiêm Thành thời cổ. Nói Nam tiến, nhưng ở đây tôi không tự thuật những cuộc chiến tranh giữa 2 Quốc gia - vấn đề đã được trình bày trong tập 'Nam Biên' nói trên, mà chủ yếu đề cập những nhân tố đưa đến sự thành công của công cuộc Nam tiến, đặc biệt là yếu tố quan hệ ngoại giao giữa 3 quốc gia Chiêm-Việt-Trung.
                                                                           *
Việt Nam thời cổ, Bắc tiếp Trung Hoa, Nam giáp Chiêm Thành
Năm 113 trước Tây lịch, Thái hậu Cù thị triều Triệu (207 - 111 tr. Cn.) nước Nam Việt tư thông với An Quốc Thiếu Quí (? - 113 tr. Cn.), sứ giả Hán triều, âm mưu đem nước Nam Việt dâng cho  Trung Quốc, do đó, Tể tướng đương triều là Lữ Gia (? - 111 tr. Cn) mới dẫn quân tiến vào Cung giết Cù thị và Thiếu Quí. Sự việc xảy ra vào tháng 4, đầu mùa Hạ năm này.
Tới mùa Thu năm 111, hai năm sau đó, Hán Vũ đế (156 - 87 tr. Cn.; tại vị: 141 - 87) sắc phong Lộ Bác Đức (? - ?) là Phục Ba Tướng quân, Dương Bộc (? - ?) là Lâu Thuyền Tướng quân, cùng chỉ huy quân đội chia 2 nga? Thủy, Lục tiến chiếm Nam Việt.
Mùa Đông cùng năm, quân Hán giết được Lữ Gia, tiêu diệt Nam Việt.
Năm sau, mùa Xuân năm 110, Hán triều phân đất Nam Việt thành 9 Quận:
(1). Nam Hải. Toàn tỉnh Quảng Đông ngày nay, trừ góc Tây nam.
(2). Hợp Phố. Phần đất Tây nam Quảng Đông ngày nay.
(3). Thương Ngộ 1/2 tỉnh mặt Đông tỉnh Quảng Tây hiện nay.
(4). Uất Lâm. 1/2 tỉnh mặt Tây tỉnh Quảng Tây hiện nay.
2 Quận Thương Ngô và Uất Lâm tương đương toàn tỉnh Quảng Tây hiện nay.
(5). Chu Nhai. Gồm 1/2 đảo Hải Nam mặt Đông.
(6). Đam Nhĩ. Gồm 1/2 đảo Hải Nam mặt Tây.
(7). Giao Chỉ. Toàn miền Bắc hiện nay (tới phân giới Ninh Bình và Thanh Hóa hiện nay).
(8). Cửu Chân. Gồm các tỉnh Thanh, Nghệ, Tĩnh hiện nay.
(9). Nhật Nam. Lãnh thổ là các tỉnh Bình, Trị, Thiên, Nam, Ngãi, Định và Phú Yên ngày nay, và biên địa phía Nam giới hạn ở Vĩ tuyến 12 o 48'.
Quận Nhật Nam, quận tận cùng Nam đất Nam Việt, đương thời quản hạt 4 huyện.
Về sau đến giữa triều Đông Hán (25 - 220) thì thành lập huyện Tượng Lâm ở cực Nam quận.
5 huyện này, kể từ Bắc xuống Nam, là: Tỉ Cảnh. Chu Ngộ Tây Quyển. Lư Dung. Tượng Lâm. Trị sở thời ấy của  Quận đặt tại Tây Quyển, cách Thị xã Quảng Trị ngày nay khoảng 8 cây số về phía Tây bắc (tính theo Bản đồ Tỉ lệ), ở Vĩ tuyến 16 o 46'.
Theo 'Thủy Kinh Chu, Tây Quyển còn gọi là Khu Túc Thành.
(Tham khảo Lịch Đạo Nguyên, Thủy Kinh Chú. Qu. XXXVI. Ôn thủy).
Lư Dung đại khái tức Thuận Hóa (Huế) sau này. 
Trị sở xưa của Tượng Lâm nằm cách thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) ngày nay là 15 cây số về phía Tây nam (Bản đồ Tỉ lệ), ở Vĩ tuyến 15o 42' 04''.  
Cuối thời Tam Quốc (220 - 280) triều Ngô (222 - 280) cắt 1 phần lớn phía Nam quận Cửu Chân  để lập quận Cửu Đức. Tới đây Cửu Chân còn 1 phần hiện nay là toàn tỉnh Thanh Hóa, Cửu Đức gồm 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay! Cho đến hết thời Đường (618 - 907) đại khái cương vực quận Cửu Chân vẫn vậy.
 Từ quận Nhật Nam đổ xuống phía Nam tự cổ đại khái là đất sinh hoạt của dân Chàm.
Quận này cũng chính nằm trong cương vực cổ, 1 phần của 1 nước mà Thư tịch Trung Hoa gọi là Việt Thường.
Lâm Ấp.
Lập quốc. Danh xưng.
Sử gia Đỗ Hựu (735 - 812) chép trong 'Thông Điển':
- 'Lâm Ấp.
Lâm Ấp quốc, Tần Tượng Quận, Lâm Ấp huyện dã! Hán vi Tượng Lâm huyện, thuộc Nhật Nam quận, cô? Việt Thường chi giới dã. Tại Giao Chỉ Nam hải, hành tam thiên lý. Kỳ địa tung, quảng khả lục bách lý - khứ Nhật Nam giới tứ bách dư lý. Kì Nam thủy, bộ đạo nhị thiên dư lý hữu Tây Đồ Di dịch xưng vương yên, Mã Viện sở thực lưỡng đồng trụ biểu Hán giới trụ xứ.
Hậu Hán mạt đại loạn, huyện công tào tính Khu hữu tử viết Liên sát huyện lệnh tự hiệu vi vương.   Tử tôn tương thừa, Ngô thời thông sứ.
/  Thông Điển. Qu. CXXCVIII. Biên phòng 4. Nam Man hạ. Lâm Ấp  /.
- 'Lâm Ấp.
Nước Lâm Ấp đời Tần là huyện Lâm Ấp của Tượng Quận! Đời Hán là huyện Tượng Lâm thuộc
quận Nhật Nam, là cương vực nước Việt Thường cổ. (Lâm Ấp) ở vùng Biển Nam Giao Chỉ, cách (nước này) 3,000 dặm. Đất nước Lâm Ấp ngang dọc cũng tới 600 dặm - cách địa giới Nhật Nam hơn 400 dặm. Cách đường thủy, bộ phía Nam nước này hơn 2,000 dặm có nước Tây Đồ Di cũng xưng vương, là chỗ Mã Viện chôn 2 cây cột đồng để làm mốc phân giới của Hán triều.
Vào lúc đại loạn cuối đời Hậu Hán, có viên Công tào ho. Khu, có con tên là Liên giết huyện lệnh sở tại tự xưng làm vua. Con cháu nối tiếp làm vua, đến thời Ngô thì thông sứ (với Trung Quốc)'.
[Chú thích.
+ Tượng Lâm. Huyện Tượng Lâm được thành lập năm thứ 14 Niên hiệu Vĩnh Nguyên (89 - 105) đời Hán Hòa đế (79 - 105; tại vị: 89 - 105), tức năm 102.
Sách 'Hậu Hán Thứ chép:
- 'Vĩnh Nguyên......
Thập tứ niên..... Ngũ nguyệt Đinh Vị, sơ trí Tượng Lâm'.
                                                       /  Hậu Hán Thự Qu. IV. Đế kỉ. Hiếu Hòa hoàng đế  /.
- 'Niên hiệu Vĩnh Nguyên......
Năm thứ 14...... Tháng 5, ngày Đinh Vị, mồng 1, lần đầu tiên thành lập (huyện) Tượng Lâm'].
Sự việc Khu Liên nổi lên giết chết huyện lệnh Tượng Lâm tự thuật trên đây xảy ra vào năm thứ 3 Niên hiệu Sơ Bình (190 - 193), tức năm 192, đời Hán Hiến đế (181 - 234; tại vị: 190 - 220).
Sau đó, vì dẹp không được nên Hán đình đành cắt 1 phần của quận Nhật Nam cho Khu Liên, mà phân giới là ở Hiện Cảng loan (tức Vịnh Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam hiện nay)! Huyện thành của Tượng Lâm ở về phía Tây nam cảng Đà Nẵng và thành phố Hội An, cách Đà Nẵng 33 cây số, và cách Hội An 15 cây số, ở Vĩ độ 15o 42' 04''. 
Tới triều Ngô (222 - 280) thời Tam Quốc (220 - 280) Lâm Ấp lấn lên tới Quảng Trị hiện nay.
Tiếp đó, thời Tây Tấn (265 - 317), Lâm Ấp bị đẩy lui xuống, về lại vị trí ở vịnh Đà Nẵng.
Đến thời Đông Tấn (317 - 420), Lâm Ấp lấn lên tới huyện Chu Ngô (nay là tỉnh Quảng Bình).
Sau đó, đến thời Nam Bắc triều (420 - 589), trải các vương triều ở phương Nam Trung Hoa, như Tống (420 - 479), Tề (479 - 502), Lương (502 - 557), Trần (557 - 589), Lâm Ấp lại lấn thêm nữa lên tới Hoành Sơn, ở khoảng Vĩ tuyến 18, giữa 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh ngày nay.
Sau cùng, đến 2 triều Tùy (581 - 618), Đường (618 - 907) tiếp theo đó thì đại khái biên giới giữa Giao Chỉ và Lâm Ấp nằm ở Vĩ tuyến 18 này.
Sau chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 (Mậu Tuất), Giao Chỉ độc lập, thì biên giới giữa Chiêm Thành và Giao Chỉ cũng tại Vĩ tuyến 18 này.
Về tên Khu Liên, có sách chép là Khu Đạt, có sách lại chép là Khu Quì. 
Các tên gọi Khu Liên, Khu Đạt, Khu Quì trong thư tịch cổ.
1/. Khu Liên.
Chép là Khu Liên chủ yếu có các tác phẩm quan trọng sau đây:
+ Thủy Kinh Chú. Qu. XXXVI. Ôn thủy Chú.
Lịch Đạo Nguyên (469 - 527) thời Bắc Ngụy (386 - 534) soạn.
+ Tấn Thự Qu. XCVII. Tứ Dị Lâm Ấp.
Thái tông Lý Thế Dân (599 - 649) đời Đường (618 - 907) soạn.
+ Tùy Thự XXCII. Nam Man. Lâm Ấp.
Ngụy Trưng (580 - 643) đời Đường soạn.
+ Minh Sử. Qu. CCCXXIV. Ngoại quốc 5. Chiêm Thành.
Trương Đình Ngọc (1672 - 1755) và 1 nhóm đình thần soạn, theo lệnh của Khang Hi.
+ Thông Điển. Qu. CXXCVIII. Biên phòng 4. Lâm Ấp.
Đỗ Hựu (735 - 812) đời Đường soạn.
+ Đường Hội Yếu. Qu. XCVIII. Lâm Ấp quốc.
Vương Phổ (922 - 982) thời Ngũ Đại (907 - 960) và Bắc Tống (960 - 1127) soạn.
+ Thù Vực Chu Tư Lục. Qu. VII. Nam Man. Chiêm Thành.
Nghiêm Tòng Giản (? - ?), soạn xong vào khoảng đầu Niên hiệu Vạn Lịch (1573 - 1620).
+ Hàm Tân Lục. Qu. VỊ Nam Di chí. Nam Man. Chiêm Thành.
La Viết Cảnh (? - ?) soạn. Lưu Nhất Côn đề tựa năm 19 Niên hiệu Vạn Lịch (1591).
+ Đông Tây Dương Khảo. Qu. II. Tây dương Liệt quốc Khảo. Chiêm Thành.
Trương Tiệp (1574 - 1640) soạn.
2/. Khu Quì.
+ Hậu Hán Thư Tập Giải. Quận Quốc Chí 5. Giao Châu Thích Sử Bộ. Nhật Nam quận.
Tham khảo phần 'Tập Giảí của Vương Tiên Khiêm (1842 - 1917) về huyện Tượng Lâm.
3/. Khu Đạt.
+ Lương Thự Qu. LIV. Nam Hải chư quốc. Lâm Ấp.
Diêu Tư Liêm (557 - 637) đời Đường soạn.
Minh Di án.
Khu Quì, Khu Đạt, 2 chữ Quì và Đạt chữ viết từa tựa, nhìn thoáng qua rất dễ lầm.
Trường hợp ở đây tức như trường hợp Quách Quì và Quách Đạt đã nói ở 1 Bài trước đây, chỉ có khác là ở đây chưa rõ là chữ Quì chép lầm thành chữ Đạt - hay ngược lại, chữ Đạt mà chép lầm thành chữ Quì?
Ngoài ra, chữ Khu còn đọc các âm:
1/.  Âu. Tên họ người.
2/. Câu. Dùng thay chữ Câu, có nghĩa là Cái móc.
3/. Khấu. Ghép trong từ ngữ 'Khấu mậú, có nghĩa là Tối tăm.
4/. Khâu. Cái gò đất. Ghép trong từ ngữ 'Khâu cáí, có nghĩa là chỗ cất giấu đồ vật.
Tuy âm Âu chỉ tên Họ nhưng trong Thư tịch cổ, phần lớn không thấy ghi chú phải đọc âm này là Khu hay Âu, tức Khu Liên hay Âu Liên.
Chữ này thuộc Bộ Hệ (hay Hể), âm Hán Việt thường đọc âm Hạp.
Chữ Khu ở đây có nghĩa là Khu vực, là phân biệt (như nói Khu biệt).
Các Sách dẫn trên đây không sách nào chú thích tên Họ ở đây phải đọc là Âu hay Khụ
Từ danh xưng đầu tiên là Lâm Ấp quốc gia này về sau đã đổi qua mấy quốc hiệu nữa.
Vương Phổ chép:
- 'Tự Chí Đức hậu toại cải xưng Hoàn Vương quốc bất dĩ Lâm Ấp vi hiệu......
Nguyên Hòa tứ niên, bát nguyệt - An Nam Đô Hộ Trương Chu tấu phá Hoàn Vương quốc ngụy Hoan, Ái châu Đô đốc'.
                                  /  Đường Hội Yếu. Qu. XCVIII. Lâm Ấp quốc  /.
- 'Từ Niên hiệu Chí Đức trở về sau thì đổi gọi là Nước Hoàn Vương, không lấy tên Lâm Ấp làm Quốc hiệu nữa......
Tháng 8 năm thứ 4 Niên hiệu Nguyên Hòa - chức Đô Hộ An Nam là Trương Chu tâu trình việc đánh bại ngụy Đô đốc Hoan Châu, Ái Châu của nước Hoàn Vương'.
[Phụ chú. Niên hiệu Chí Đức (756 - 758) triều Đường Túc tông (711 - 762; tại vị: 756 - 761)].
 Âu Dương Tu (1007 - 1072) chép:
- 'Hoàn Vương bản Lâm Ấp dã, nhất viết Chiêm Bất Lao, dịch viết Chiêm Bá.
                                          /  Tân Đường Thự Qu. CCXXII. Hạ. Nam Man hạ. Hoàn Vương  /.
- 'Nước Hoàn Vương vốn là nước Lâm Ấp, còn gọi là Chiêm Bất Lao, cũng gọi là Chiêm Bá.
[Phụ chú.
+ Chiêm Bất Lao, Chiêm Bà, hoặc Thiêm Bút La và Thiêm Tất La, tất cả những tiếng này đều là dịch âm từ Phạn ngữ là Champa, hoặc Campa. Từ những tiếng vừa kể còn những tiếng ghép như Chiêm Bất Lao Sơn, Thiêm Tất La Sơn, Chiêm Bích Lạ... Chiêm ngữ là Poulo Cham.
Poulo Cham, tên Hán Việt là Tiêm Bích La, gọi gọn là Bích La, tiếng Việt là Cù Lao Chàm].
Chu Khứ Phi (1135 - 1189) thời Nam Tống viết:
- 'Chiêm Thành. Hán Lâm Ấp dã. Cảnh thượng hữu Mã Viện đồng trụ. Tại Đường viết Hoàn Vương. Vương sở cư viết Chiêm Thành, dĩ danh kỳ quốc.
Địa sản danh hương, tê, tượng. Thổ giai bạch sa, khả canh chi địa tuyệt thiểu, vô dương, thỉ, sơ như, nhân thái hương vi sinh! Quốc vô thị tứ, địa quảng nhân thiểu, đa mãi nô tỳ, bạch chu dĩ nhân vi hóa. Bắc để Giao Chỉ, Nam để Chân Lạp, thần sư. Giao Chí.
                      /  Lãnh Ngoại Đại Đáp. Qu. II. Ngoại quốc môn Thượng. Chiêm Thành quốc  /.
- 'Chiêm Thành. Thời Hán là nước Lâm Ấp. Tại biên giới có cột đồng của Mã Viện. Tới Đường thì đổi gọi là Hoàn Vương. Chỗ vua ở tên là Chiêm Thành, (do đó) lấy tên này mà đặt tên nước.
Thổ sản có (các thứ) hương nổi tiếng, tê ngưu, voi! Đất đai toàn là cát trắng, đất trồng trọt được rất ít, không có dê, heo, rau cỏ, dân (xứ này) kiếm lấy (các thứ) hương để sinh sống! Trong nước không có chợ búa, đất rộng người thưa, đa số mua nô tỳ, thuyền buôn dùng người làm hàng hóa. Phía Bắc tiếp giáp Giao Chỉ, phía Nam tiếp giới Chân Lạp, thần phục nước Giao Chí.
Hoàng Tỉnh Tăng (1489 - 1540) viết:
- 'Quốc đông bắc bách lý, cự khẩu viết Tân Châu Cảng; cảng chi chử tiêu dĩ thạch tháp. Kỳ trại viết 'Thiết Tỉ Nạí, nhị di trưởng chủ chi, hộ ngũ, lục thập dư. Cảng Tây nam lục hành bách lý vi vương chi Đô thành, kỳ danh viết Chiêm Thành, lũy thạch vi chí.
                               /  Tây Dương Triều Cống Điển Lục. Qu. Thượng. Chiêm Thành quốc  /.
- 'Về phía Đông bắc Nước này, cách cửa biển 100 dặm, là Tân Châu Cảng. Cái mốc để nhận ra Cảng này là 1 cái tháp đá. Trại của Cảng tên là 'Thiết Tỉ Nạí, đặt 2 trưởng phiên quan coi, nhà ở đây gồm hơn 50, 60 nóc gia. Theo đường Bộ đi về phía Tây nam 100 dặm là Đô thành của vua xứ này, có tên là Chiêm Thành, chồng đá lên mà xây thành'.
Về danh xưng Chiêm Thành, Nghiêm Tòng Giản (? - ?) đời Minh chi tiết hơn chút nữa:
- '........ Tùy Nhân Thọ mạt phục khiển tướng Lưu Phương kích phá chi. Quốc chu? Phạm Mại khí thành tẩu, hoạch Miếu chủ thập bát mai, tịnh chú kim vi chi......
Chí Đường 'Trinh Quan' trung, kỳ tôn Trấn Long bị thí, ngoại thích 'Chư Cát Địá thủ chi canh hiệu Hoàn Vương. Nguyên Hòa sơ nhập khấu An Nam Hoan, Ái đẳng Châu. Đô hô. Trương Đơn kích phá chi, toại khí Lâm Ấp, tỉ quốc ư Chiêm, nhân hiệu Chiêm Thành'.
                                       /  Thù Vực Chu Tư Lục. Qu. VII. Nam Man. Chiêm Thành  /.
- '........ Đến cuối Niên hiệu Nhân Thọ đời Tùy, lại sai tướng Lưu Phương đánh bại Lâm Ấp. Vua nước này là Phạm Mại bỏ thành chạy, thu được 18 bài vị các vua, tất cả đều đúc bằng vàng......
Tới khoảng Niên hiệu Trinh Quan, cháu nội là Trấn Long bị bề tôi giết, 1 người bên họ ngoại là Chư Cát Địa chiếm nước này, đổi Quốc hiệu là Hoàn Vương. Đầu Niên hiệu Nguyên Hòa, cướp phá các Châu Hoan, Châu Ái xứ An Nam, bị quan Đô hộ (An Nam) là Trương Đơn đánh bại nên bo? Lâm Ấp, dời nước qua đất Chiêm, nhân đó gọi tên nước là Chiêm Thành'.
[Phụ chú.
+ Trinh Quan (627 - 649) là Niên hiệu của Đường Thái tông (599 - 649; tại vị: 627 - 649).
+ Nhân Thọ (601 - 604), Niên hiệu của Tùy Văn đế (541 - 604; tại vị: 581 - 604)].
Trương Đơn nói đây tức Trương Chu nói trong Đường Hội Yếu đã dẫn ở một đoạn trước.
2 chữ Đơn (màu đỏ) và Chu (thuyền) từa tựa, thoáng qua rất dễ lầm. Chưa rõ Sách nào đúng?
Sự kiện đô hô. Trương Đơn đánh bại nước Hoàn Vương vào đầu niên hiệu Nguyên Hòa ghi trong đoạn dẫn trên tức tháng 8 năm thứ 4 Niên hiệu Nguyên Hòa (806 - 820), tức năm 809, dưới triều Đường Hiến tông (778 - 820; tại vị: 806 - 820), ghi trong Đường Hội Yếu.
Vương (Thế Trinh) Phụng Châu (1526 - 1590) và Viên (Hoàng) Liễu Phàm (? - ?) chép trong bô. Biên niên sử 'Cương Giám Hợp Biên':
- 'Bính Thìn cửu niên.
Giám.
Nhị nguyệt. Triệu Lý Hiến hoàn, dĩ Quách Quì vi An Nam Chiêu thảo Sứ, Triệu Tiết phó chi, súy sư thảo Giao Chỉ, chiếu Cổ Thành, Chiêm Lạp hợp kích chí.
(Cổ Thành tức Lâm Ấp quốc, Chiêm Lạp bản An Nam thuộc quốc danh, dịch danh Chân Lạp)'.
                                           /  Cương Giám Hợp Biên. Qu. XXX. Tống kỉ. Thần tông  /.
- 'Năm Bính Thìn, năm thứ 9.
Giám.
Tháng 2. Triệu Lý Hiến về, bô? Quách Quì làm An Nam Chiêu thảo Sứ, Triệu Tiết là phó, chỉ huy quân binh chinh phạt Giao Chỉ, lại chiếu thư cho Cổ Thành, Chiêm Lạp hợp lực để cùng đánh'.
(Cổ Thành tức nước Lâm Ấp, Chiêm Lạp vốn là 1 thuộc quốc của An Nam, cũng gọi là Chân Lạp)'.
[Chú thích.
+ Năm Bính Thìn đề cập trong đoạn văn dẫn trên tức năm 1076 - và năm thứ 9 nói tới ở đây tức năm thứ 9 Niên hiệu Hi Ninh (1068 -1077), Tống Thần tông (1048 - 1085; tại vị: 1067 - 1085)].
Ngoài ra, bộ 'Tục Thông Chi có 1 đoạn ghi chép về các danh xưng khác nhau trải các thời của Chiêm Thành, đặc biệt là về danh xưng Cổ Thành, như sau:
- 'Chiêm Thành tại Trung Quốc tây nam, tức Chu thời Việt Thường địa, Tần vi Lâm Ấp, Hán vi Tượng Lâm huyện, Hậu Hán chí Tùy phục xưng Lâm Ấp!
Đường thời xưng Chiêm Bất Lao hoặc xưng Chiêm Bà. Kì vương sở cư viết Cổ Thành! Chí Đức hậu cải kỳ quốc hiệu viết Hoàn. Chu dĩ hậu nhưng xưng Chiêm Thành'.
                                    /  Tục Thông Chí. Qu. DCXXXVIII. Tứ Duệ Truyện 4. Chiêm Thành  /.
- 'Chiêm Thành ở về phía tây nam Trung Quốc, (đất này) tức đất Việt Thường đời Chu, thời Tần là Lâm Ấp, thời (Tây) Hán là huyện Tượng Lâm, từ Đông Hán tới đời Tùy lại trở lại tên Lâm Ấp.
Đời Đường gọi là Chiêm Bất Lao hoặc gọi Chiêm Bà. Nơi vua nước này ở gọi là Cổ Thành! Từ Niên hiệu Chí Đức trở về sau thì đổi Quốc hiệu lại là Hoàn. Từ triều Chu trở về sau vẫn xưng là Chiêm Thành'.
[Chú thích.
+ Tục Thông Chí. Tác phẩm này do một nhóm đình thần đời Thanh (1644 - 1911) soạn tiếp theo bộ 'Thông Chi của sử học gia Trịnh Tiều (1103 - 1162) đời Nam Tống (1127 - 1279), theo lệnh Thanh Cao tông, tức Càn Long (1711 - 1799; tại vị: 1735 - 1795).
+ Lâm Ấp. Như đoạn trên thì danh xưng Lâm Ấp đã có từ triều Tần (221 - 206 tr. Cn), tức trước thời điểm năm 192, mà phần lớn thư tịch ghi, khoảng trên dưới 400 năm.
Có thuyết nói danh xưng 'Lâm Ấp' vốn bắt nguồn từ câu 'Tượng Lâm chi Ấp', nhưng nếu căn cứ Sử sách thì không chính xác, vì huyện Tượng Lâm được thành lập lần đầu tiên vào năm 102, như đã dẫn ở một đoạn trước, tức đúng 90 năm trước khi Khu Liên lập nước Lâm Ấp.
Cứ như Sử thư ghi chép thì nói danh xưng Lâm Ấp xuất từ triều Tần thì chính xác hơn! Ở 1 đoạn trước đây đã dẫn Bộ 'Thông Điển' của Sử học gia Đỗ Hựu đời Đường cho biết là dưới triều Tần có 1 huyện tên Lâm Ấp, thuộc Tượng Quận.
+ Hoàn. Quốc hiệu của Chiêm Thành được ghi là Hoàn, không là Hoàn Vương như các Thư tịch trước đó thường ghi.
+ Chu. Chu đây tức triều Hậu Chu (951 - 960), triều đại cuối cùng thời Ngũ Đại (907 - 960).
+ Cổ Thành. Thư tịch thời Minh thường gọi xứ Chiêm Thành là Cổ Thành có lẽ đã bắt nguồn từ chỗ ở của vua Chiêm được gọi là Cổ Thành nói trên.
Nói tóm lại, về danh xưng của Chiêm Thành trải các thời như sau:
- Năm 192, buổi đầu lập quốc, tên nước là Lâm Ấp.
- Khoảng sau năm 758, đổi Quốc hiệu là Hoàn Vương.
- Khoảng sau năm 809, lại đổi Quốc hiệu Chiêm Thành, và giữ tên gọi này cho tới khi mất nước về tay An Nam vào năm 1473.
Ngoài ra còn 1 số danh xưng chuyển âm từ Chiêm ngữ (tức Phạn ngữ) sẽ nói ở 1 đoạn sau.
 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire