caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

vendredi 9 mai 2014

BAN TIN GIA TCDV - DI VE PHUONG NAM của MINH DI bien soan. KY 2

 Đọc lại bài 1 
 http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/05/ban-tin-cia-tcdv-di-ve-phuong-nam-cua_9.html

Kính thưa Quý  Độc Giả các Diễn Đàn,
Hôm nay Tạp Chí Dân Văn xin gởi đến Quý Độc Giả một bài viết  của Minh Di (Châu Úc), cộng tác viên thường trực của TCDV. Bài viết này thuộc lãnh vực Cổ Sử, như thường lệ chúng tôi chia ra nhiều kỳ.
Quý vị nào cần trọn bài, xin liên lạc với TCDV (Email: tapchidanvan.80@gmail.com)
Germany, ngày 18.11.2007
- Điều Hợp Viên DĐ Ngôn Ngữ Việt,
- Chủ Nhiệm TCDV.
LÝ TRUNG TÍN
(Cho đăng lại lần thứ 2, để mọi người thấy việc „mở nước“ về phương Nam của tổ tiên ta diễn tiến như thế nào? Mà nay HCM và đám đệ tử đã đem đất của cha ông dâng cho quan thầy phương Bắc, tội này Lịch Sử không thể tha thứ được, một ngày nào đó không còn bọn Hà Nội cầm quyền, người dân  sẽ lôi đầu chúng ra trước „vành móng ngựa“ để đền tội „bán nước“ – Hãy chờ đó, bọn „bán nước cầu vinh“!
Hải ngọai 07.5.2014)


Đi Về Phương Nam.
01 - 42 (47).

Dẫn ngôn.

Phương Nam đây chỉ Chiêm Thành - hay Lâm Ấp vào buổi đầu lập Quốc! Đi về Phương Nam là nói về việc Sử vẫn gọi là Nam Tiến của dân tộc Việt những thế kỉ trước. Những gì tự thuật ở đây giới hạn trong khoảng từ năm 192, là năm thành lập nước Lâm Ấp, điều ít nhất được ghi chép rõ trong Sử tịch Trung Quốc, cho tới năm 1473, là năm Giao Chỉ chiếm cứ hồ như toàn bộ lãnh thổ Chiêm Thành và thành lập châu Giao Nam.
Năm 192, Khu Liên ở Tượng Lâm thừa cơ loạn lạc cuối triều Đông Hán (25 - 220) mà chiếm lấy 1 phần lãnh thổ Quận Nhật Nam (hay lấy lại?), thành lập nước Lâm Ấp. Các đời vua tiếp sau đó tiếp tục lợi dụng tình thế li loạn liền liền mấy trăm năm sau đó của Trung Quốc mà bành trướng lên mặt Bắc.  
Hơn nữa, căn cứ Sử Tịch còn ghi lại thì Chiêm Thành là 1 dân tộc rất hiếu chiến, thêm vào đó là đất đai cằn cỗi, điều kiện canh tác eo hẹp, ruộng đất ít oi, chỉ sống nhờ việc buôn bán, giao dịch với các nước khác, việc bành trướng của họ, do đó, là 1 điều tất yếu.
Và nếu nói riêng về khía cạnh buôn bán giao dịch thì họ đã thất bại, vì rằng thuế thương nghiệp Chiêm Thành đánh quá cao khiến dân các xứ khác không mấy hứng thú tới đây buôn bán!
Theo Triệu Nhữ Quát (1170 - 1231) triều Nam Tống (1127 - 1279) thì Thuế suất của họ thời này là 'thập thủ kỳ nhí (10 phần lấy 2), tức 20%.
(Tham khảo Triệu Nhữ Quát, Chư Phiên Chí. Qu. Thượng. Chí quốc. Chiêm Thành).
Thuế suất này so với Thuế suất của Trung Hoa ở cùng 1 thời kỳ được ghi lại trong tập bút kí của Chu Khứ Phi (1135 - 1189) thì quá sức là cao! Thời này, thương buôn các xứ khác đến buôn bán Trung Quốc không đánh thuế, chỉ đánh thuế thương buôn bản địa, và Thuế suất chỉ có 1.2%.
(Xin coi Chu Khứ Phi, Lãnh Ngoại Đại Đáp. Qu. V. Tài kế môn. Khâm Châu bác dịch trường).
Đây là chưa kể dân Chiêm Thành buôn bán không thành thật, một yếu tố khác nữa làm nản lòng các thương buôn từ xa tới.
(Tham khảo Trương Tiệp, Đông Tây Dương Khảo. Qu. II. Tây dương liệt quốc khảo.
                                                                                              Chiêm Thành. Giao dịch).
Chưa kể dân Chiêm có nhiều đám cướp biển thường cướp bóc các thương thuyền từ các nơi tới.                                                                            
                                                                           *
Từ buổi đầu người Việt và người Chiêm sống lẫn lộn ở vùng dưới, tiếp đó, người Việt chiếm lãnh đất nước người Chiêm, cai trị họ, do đó, thực dư thừa nếu dài giòng về 1 ảnh hưởng qua lại giữa 2 dân tộc về các mặt văn hóa, phong tục, tập quán....
Cương vực cổ của Chiêm Thành hiện nay là toàn bô. Miền Trung Việt Nam, từ đó, tiến bước nữa có thể tìm lại được dấu vết của ảnh hưởng đó nơi con người Miền Trung hiện nay, và đây là điều cần được nghiên cứu sâu xa hơn nữa!
Lịch sử là 1 giòng liên tục, muốn hiểu Kim mà không biết Cổ thì đây chỉ là không tưởng.
                                                                           *
Người Việt nói những câu đại loại 'nói chuyện có đầu có đuôí, hoặc 'đầu đuôi câu chuyện'...
Bài này là phần đầu và phần cuối 1 tập sách của tôi, Tập 'Nam Biên' (chỉ mới tạm xong), nói về Đất nước, Con người Chiêm Thành thời cổ. Nói Nam tiến, nhưng ở đây tôi không tự thuật những cuộc chiến tranh giữa 2 Quốc gia - vấn đề đã được trình bày trong tập 'Nam Biên' nói trên, mà chủ yếu đề cập những nhân tố đưa đến sự thành công của công cuộc Nam tiến, đặc biệt là yếu tố quan hệ ngoại giao giữa 3 quốc gia Chiêm-Việt-Trung.
                                                                           *
(KỲ 2)                                                                          
Về quốc hiệu Chiêm Thành Sử tịch Trung Quốc chỉ nói chung chung không xác định rõ năm nào Quốc hiệu này chính thức bắt đầu.
Chú thích 2 tiếng Chiêm Thành trong tập 'Chư Phiên Chi, Dương Bác Văn có đoạn viết:
- '(1). Chiêm Thành......
........Cửu thế kỷ trung điệp tài tỉ quốc ư Chiêm. Cố Lãnh Biểu Lục Dị quyển Thượng tái 'Đường Hi tông Càn Phù tứ niên (Công nguyên 877 niên) Chiêm Thành tiến tuần tượng tam đầú thị ngã quốc Sử thư trứ lục Chiêm Thành chi danh tối tảo giả. Chí Tống, Nguyên, Minh câu xưng Chiêm Thành. Kì Đô thành giai tại kim Bình Định chi Phật Thệ (Vijaya), hoặc xưng Tân Châu, Cảng khẩu danh viết Thi Nại, Thi Nại, tức Doanh Nhai Thắng Lãm đẳng thư Chiêm Thành quốc điều chi Tân Châu Cảng dữ Thiết Tỉ Nại, thị Chiêm ngữ, Cri Banoy chi đối âm'
                                                /  Chư Phiên Chí. Quyển Thượng. Chí quốc. Chiêm Thành  /.
- '(1). Chiêm Thành......
.......... Giữa thế kỷ thứ 9 mới dời nước đến đất Chiêm. Do đó 'Lãnh Biểu Lục Dí quyển Thượng ghi là 'Năm thứ 4 Niên hiệu Càn Phù (năm 877 công nguyên) thời Đường Hi tông, Chiêm Thành dâng 3 con voi đã dạy thuần thục', đây là ghi chép về tên gọi Chiêm Thành sớm nhất của Sử thư nước ta. Đến (các thời) Tống, Nguyên, Minh thì đều gọi là Chiêm Thành. Kinh Đô của nước này trải các triều kể trên đều ở Phật Thệ (Vijaya), hoặc gọi Tân Châu, nay là Bình Định, Bến cảng có tên Thi Nại, Thi Nại, tức Tân Châu Cảng và Thiết Tỉ Nại ở điều (chép) về Chiêm Thành trong các sách như Doanh Nhai Thắng Lãm, là những tiếng phiên âm từ Chiêm ngữ Cri Banoý.  
Minh Di án.
Ở đây cần phân biệt một điểm: Nói năm 877 Chiêm Thành dâng voi, điều này không có nghĩa là tên Chiêm Thành bắt đầu có từ năm này.
Nối kết với ghi chép của 'Đường Hội Yếú và 'Thù Vực Chu Tư Lục' đã dẫn ở 1 đoạn trước thì cũng chỉ có thể suy đoán đại khái danh xưng Chiêm Thành đã có trong khoảng 2 năm 809 - 877 mà thôi!
2 chữ Thi trong 2 tiếng Thi Nại trên, về mặt Hán tự, viết khác. Chữ Thi trước có nghĩa Thi hành và chữ Thi sau có nghĩa Thi thể. Thi Nại tức cảng Qui Nhơn hiện nay.
Những chữ có gạch dưới là của Dương Bác Văn trong nguyên văn chú thích. 
Về Tân Châu, Dương Bác Văn cho biết:
- '(3). Tân Châu.........
......... Án Chiêm Thành quốc thế thịnh thời, kỳ địa phân vi tam Bộ: Bắc bộ danh A Ma La Bà Đê (Amaravati), 'Hoàng Minh Tượng Tư Lục' xưng A Mộc Lạt Bổ, thị vi hạ văn sở xưng chi Cựu Châu, tại kim Quảng Nam tỉnh, kỳ Cảng khẩu danh Tăng Già Bổ La (Sinhapura), tức 'Thủy Kinh Chu quyển tam lục chi Lâm Ấp Phố. Trung bộ danh Phật Thệ, tức vi Tân Châu, tức kim Bình Định tỉnh, đô thành đồng danh, Việt Nam nhân khước danh kỳ Đô thành viết Đồ Bàn'.
Dịch văn:
- '(3). Tân Châụ......
..... Xét, nước Chiêm Thành lúc thịnh thì đất họ phân ra 3 Miền: Miền bắc tên là A Ma La Bà Đê
(Amaravati), tập 'Hoàng Minh Tượng Tư Lục' gọi là A Mộc Lạt Bổ, mà đoạn văn ở dưới gọi là Cựu Châu, hiện nay là tỉnh Quảng Nam, bến cảng ở đây tên là Tăng Già Bổ La (Sinhapura), tức Lâm Ấp Phố ghi trong  bộ 'Thủy Kinh Chu, ở quyển 36. Miền trung có tên gọi là Phật Thệ, tức là Tân Châu, tức tỉnh Bình Định hiện nay, đô thành Miền này có cùng tên gọi (Phật Thệ), nhưng người Việt Nam lại gọi Kinh đô của Chiêm Thành là Đồ Bàn'.
Kinh đô Phật Thệ ở phía Nam Kinh đô cũ 700 dặm:
- 'Bố Lộc Gia Địa Gia ngôn: - Bản quốc cựu lê. Giao Châu hậu bôn ư Phật Thệ, bắc khứ cựu sở thất bách lị
                 /  Tống Sử. Qu. CDXXCIX. Ngoại quốc 5. Chiêm Thành  /.
- 'Bố Lộc Gia Địa Gia nói: - Bản quốc xưa kia lệ thuộc Giao Châu, sau chạy về Phật Thệ, cách chỗ cũ 700 dặm về phía Bắc'.
[Chú thích.
+ Chỗ cũ đây chi? Kinh đô cũ của Chiêm Thành ở thành Khu Túc, Tượng Lâm (nay là Đà Nẵng).
700 dặm. Thời Triệu Tống 1 dặm = 0.55296 km.
Vậy 700 dặm nói đây = 700 x 0.55296 km = 387.072 km.
387.072 cây số nói trên đây là tính theo thực tế đường xá.
Nếu tính trên Bản đồ Tỉ lệ thì từ vịnh Đà Nẵng tới cảng Thi Nại (Qui Nhơn) chỉ có 280 cây số.
Năm 4 Niên hiệu Cảnh Đức (1004 - 1007) triều Tống Chân tông (968 - 1022; tại vị: 997 - 1022) vua Chiêm là Dương Phổ Câu Tì Trà Thất Li sai Sứ giả là Bố Lộc Gia Địa Gia qua Trung Quốc tiến cống].
                                                                           *
Năm 192 Lâm Ấp lập quốc, Kinh đô ở thành Khu Túc, còn gọi là thành Tây Quyển.
Lịch Đạo Nguyên (469 - 527), đại thần kiêm Địa lý học gia cuối thời Bắc Ngụy (386 - 534) chép về Thành này như sau:
- 'Lâm Ấp Ký viết:
Kỳ Thành trị nhi. Thủy chi gian, tam phương tế sơn, Nam Bắc khám thủy, Đông Tây giản phố lưu thấu thành hạ. Thành Tây chiết thập giác. Chu vi lục lí nhất bách thất thập Bộ, Đông Tây độ lục bách ngũ thập Bộ. Chuyên thành nhị trượng, thượng khởi chuyên tường nhất trượng khai phương khích khổng, chuyên thượng ỷ bản, bản thượng ngũ trùng tằng các, các thượng giá ốc, ốc thượng giá lâu. Lâu cao giả thất, bát trượng, hạ giả ngũ, lục trượng.
Thành khai thập tam môn, phàm điện Nam hướng. -c vũ nhị thiên nhất bách dư gian, thị cư chu nhiễu, trở thiếu địa hiểm! Cố Lâm Ấp binh khí, chiến cụ tất tại Khu Túc.
Đa thành lũy tư. Lâm Ấp vương Phạm Hồ Đạt thủý.
                                                                     /  Thủy Kinh Chú. Qu. XXXVI. Ôn thủy  /.
- 'Sách Lâm Ấp Ký chép:
Thành này nằm giữa 2 con Sông, 3 mặt là núi non, 2 mặt Nam, Bắc trông ra sông nước, 2 hướng Đông, Tây khe suối, sông lạch chảy qua mé dưới thành. Mặt Tây thành gãy thành góc Chữ thập. Chu vi thành là 6 dặm 170 Bộ, chiều ngang 650 Bộ. Thành xây gạch, cao 2 trượng, bên trên xây bờ tường gạch, cao 1 trượng, xây chừa những khe vuông, trên bờ tường lót ván, trên mặt ván xây gác 5 tầng, trên gác dựng nhà, trên nhà dựng lầu. Lầu cao thì 7, 8 trượng, thấp thì 5, 6 trượng.
Thành có 13 Cổng, điện đài trong Thành nói chung đều day mặt về hướng Nam. Còn về nhà cửa  thì (trong Thành) có hơn 2,100 căn, thị trấn, phố xá thì vây bọc chung quanh, địa thế của Thành chớn chở hiểm yếu! Cho nên binh khí, chiến cụ của Lâm Ấp tất cả đều ở Khu Túc.
Việc xây nhiều thành lũy bắt đầu từ vua Lâm Ấp Phạm Hồ Đạt'.
[Chú thích.
+ Lâm Ấp Kí. Không rõ ai là tác giả, và ngày nay cũng đã thất truyền.
Những ghi chép của sách là những Sử liệu quí giá về Lâm Ấp nhờ bộ 'Thủy Kinh Chu mà được bảo tồn. Có điều bảo tồn được bao nhiêu so với toàn bộ ghi chép của sách thì không rõ.
Bộ 'Tùy Thứ của Ngụy Trưng (580 - 643) đã ghi tựa Sách là 'Lâm Ấp Quốc Ki, không nêu tên tác giả là ai, chỉ cho biết Sách có 1 Quyển.
(Tham khảo Tùy Thự Qu. XXXIII. Kinh Tịch chí 2. Sử).
+ 2 con Sông. 2 sông Lư Dung và sông Thọ Lĩnh, sông Lư Dung ở mặt Bắc thành Khu Túc, sông Thọ Lĩnh chảy qua mặt Nam thành.
- 'Lư Dung thủy xuất Tây nam Khu Túc thành Nam cao sơn. Sơn nam trường lãnh liên tiếp thiên chướng lãnh tây, Lư Dung thủy thấu ẩn sơn nhiễu tây vệ bắc nhi đông kính Khu Túc thành bắc - hựu đông hữu dữ Thọ Lĩnh thủy hợp'.
                                                       /  Thủy Kinh Chú. Qu. XXXVI. Ôn thủy  /.
- 'Sông Lư Dung bắt nguồn từ ngọn núi cao phía Nam thành Khu Túc, ở phương Tây nam. Phía nam núi núi non liên tiếp trải dài che khuất cả 1 vùng phía Tây của dãy núi, sông Lư Dung chảy luồn giữa vùng núi non, chảy quanh co ở mạn Bắc của vùng rào chắn phía Tây qua hướng Đông để vòng qua mặt Bắc thành Khu Túc - rồi chảy qua phía Đông nhập với sông Thọ Lãnh'.
Còn về sông Thọ Lãnh:
- 'Khu Túc thành Nam, trường lãnh đông, Thọ Lãnh huyện dĩ thủy thấu, cố thủy đắc kì danh. Ẩn sơn nhiễu Đông, kính Khu Túc cố thành Nam'.
                                                                       /  Thủy Kinh Chú. Qu. XXXVI. Ôn thủy  /.
- 'Phía Nam thành Khu Túc, phía Đông dãy núi dài, huyện Thọ Lãnh vì có sông chảy qua do đó Sông có tên Thọ Lãnh. Sông chảy luồn giữa vùng núi, vòng qua hướng Đông, chảy qua mặt Nam của thành Khu Túc cú.
Ở 1 đoạn khá xa sau đó, 'Thủy Kinh Chu chép tiếp:
- 'Thọ Lãnh thủy tư. Thành Nam, Đông dữ Lư Dung thủy hợp, Đông chú Lang Cứu. Cứu thủy sở tích hạ đàm vi hồ, vị chi Lang Hồ Phố Khẩú.
- 'Sông Thọ Lãnh từ mặt Nam Thành chảy qua hướng Đông nhập với sông Lư Dung, rồi chảy về phía Đông, đổ vào vùng sơn khê Lang Cứu. Nước tích tụ ở chỗ thấp của vùng sơn khê này thành cái đầm, (để rồi) làm thành 1 cái hồ, gọi là Lang Hồ Phố Khẩú.
     + Góc chữ thập. Hùng Hội Trinh nói chữ 'Thập' ở đây là chữ 'Nhất' in lầm.  
+ 6 dặm 170 Bộ. Cho tới hiện nay vẫn không rõ tác giả 'Lâm Ấp Ki là ai, người thời nào, do đó không thể xác định các đơn vị đo lường ở đây! Cứ giả thiết tác giả là người thời Tấn (265 - 420) thì 1 Xích thời này có những trị số khác nhau tùy thời kỳ:
- Từ năm 265 đến năm 273, 1 Xích = 24.12 cm.
- Từ năm 274 đến năm 316, 1 Xích = 23.04 cm.
- Từ năm 317 đến năm 420, 1 Xích = 24.45 cm.
Tính trung bình, 1 Xích = 23.87 cm.
10 xích = 1 trượng, 10 trượng = 1 dẫn, và 18 dẫn = 1 lý.
Vậy 1 dặm thời này = 23.87 m x 18 = 429.66 m.
6 dặm ở đây do đó = 6 x 429.66 = 2.577 cây số (2 cây số và 577 thước).
Về đơn vi. Bộ thì từ đời Đường trở về trước cứ 1 Bộ = 6 xích.
Vậy, 1 Bộ ở đây = 23.87 cm x 6 = 143.22 cm, = 1.4322 m, tính gọn là 1.43 m.
Và 170 Bộ ở đây = 170 x 1.4322 m = 243.474 m.
Chu vi thành Khu Túc 6 dặm 170 Bộ sẽ là:
                                    2,577 m + 243.474 m = 2,820474 m, tính gọn = 2.820 cây số.
+ Trượng. Đã nói 10 xích = 1 Trượng, mà 1 xích ở đây = 23.87 cm, vậy 1 Trượng là 2.387 m.
Lâu Các của Lâm Ấp như vậy cũng khá cao, thấp nhất là 11.935 m (2.387 m x 5 trượng), và Lầu cao nhất là 19.096 m (2.387 m x 8 trượng).
Cũng thành Khu Túc, ở 1 đoạn khá xa sau đoạn đã dẫn trên, 'Thủy Kinh Chu viết:
- 'Lâm Ấp tây khứ Quảng Châu nhị thiên ngũ bách lí. Thành Tây nam giốc cao sơn, trường lãnh liên tiếp thiên chướng lãnh, Bắc tiếp giản. Đại nguyên hoài thủy xuất Na Na viễn giới, tam trùng trường châu, ẩn sơn nhiễu tây vê. Bắc, hồi Đông. Kỳ lãnh Nam khai giản - tiểu nguyên hoài thủy xuất Tùng Căn giới, thượng sơn hác lưu, ẩn sơn nhiễu Nam khúc nhai hồi, Đông hợp hoài lưu, dĩ chú Điển Xung.
Kỳ thành Tây nam tế sơn, Đông bắc khám thủy, trùng thiệm, lưu phố, chu nhiễu Thành hạ. Đông nam thiệm ngoại, nhân bàng bạc thành. Đông Tây hoành trường - Nam Bắc tung hiệp, Bắc biên Tây đoan hồi chiết khúc nhập.
Thành Chu vi 'Bát Lý, Nhất Bách Bố. Chuyên thành nhị trượng, thượng khởi chuyên tường nhất trượng, khai phương khích khổng, chuyên thượng ỷ bản, bản thượng tằng các, các thượng giá ốc, ốc thượng cấu lâu, cao giả lục thất trượng, hạ giả tứ ngũ trượng. Phi quán xuy vỹ, nghinh phong phất vân, duyên sơn khám thủy, khiên chử nguy ngạc, đản chế tạo tráng, chuyết kê cổ.
Di tục thành khai tứ Môn, Đông vi Tiền môn, đương lưỡng hoài chử tân, vu khúc lộ hữu Cổ bi Di thư minh tán tiền vương Hồ Đạt chi đức! Tây môn đương lưỡng trùng thiệm, Bắc hồi thượng sơn, sơn Tây tức hoài lưu dã! Nam môn độ lưỡng trùng thiệm đối Ôn công Lũy... Bắc môn tân hoài lộ đoạn bất thông'.
                      /  Thủy Kinh Chú. Qu. XXXVI. Ôn thủy  /.
- 'Lâm Ấp cách Quảng Châu 2,500 dặm về hướng Tây. Mặt tây nam thành dựa núi cao, núi non liên tiếp trải dài che khuất, cao ngất trời, phía Bắc là vùng khe, suối. Những Sông lớn bắt nguồn từ địa phận Na Na xa xôi, cách mấy vùng đất, chảy quanh co luồn giữa vùng núi non ở phía Bắc vùng núi chắn phía Tây, rồi xuôi theo hướng Đông. Phía nam rặng núi là vùng khe suối - những con sông nhỏ thì bắt nguồn từ đất Tùng Căn, trên núi có khe ngòi chảy luồn trong núi, quanh co ở phía Nam, đến phía Đông thì nhập giòng với các nhánh sông khác để đổ vào Điển Xung.
Mặt Tây nam thành ở góc núi, mạn Đông bắc day ra sông nước, dưới chân thành là mấy lớp hào chảy vòng quanh. Mé ngoài hào nước ở mặt Đông nam dựa vào ngôi thành sừng sững. Bề ngang thành dài, rộng - chiều dài thành ngắn, hẹp, ven Bắc, đầu Tây thành quanh co qua lại.
Chu vi thành '8 Dặm, 1 Trăm Bố. Thành xây gạch, cao 2 trượng, ở trên xây bờ tường gạch, cao 1 trượng, xây chừa những lỗ vuông, trên bờ tường lót ván, trên ván dựng Gác mấy tầng, trên gác cất nhà, trên nhà xây lầu, lầu cao thì 6, 7 trượng, thấp thì 4, 5 trượng. Thành nhô cao sừng sững với lâu các trang trí mỹ lệ vươn cao giữa trời, đón gió, quét mây, thế dựa theo núi, trông ra cảnh sông nước, có điều thành tuy cao ngất ngưởng với lâu các khoe vẻ tráng lệ nhưng so với kiến tạo (của Thành) thời cổ thì kém hơn.
Theo tục dân man di thì thành có 4 Cổng, Cổng ở hướng Đông là Cổng trước, day ra 2 bến sông nước, trên con đường ngoằn ngoèo trước Cổng có tấm Bia cổ khắc Văn tự của dân Man tán tụng đức độ của vua đời trước là (Phạm) Hồ Đạt. Cổng Tây có 2 lớp hào thành, vòng lên mặt Bắc lần lên núi, ở mé Tây núi là vùng sông nước! Cổng Nam, ở bên kia 2 lớp hào thành, ở mé đối diện là Lũy Ôn Công...... Cổng Bắc toàn là sông nước không có đường đí.
Ở đây chu vi thành là '8 dặm, 100 bố, hay 3.580 cây số, tức dài hơn thành dẫn ở 1 đoạn trước:                    
                                     3,580 cs - 2,820 cs = 0.760 cây số, tức 760 m.
Nhưng chiều cao của lâu các trong thành ở đây lại thấp hơn trước, lầu cao nhất là 16.709 m, và thấp nhất là 9.548 m.
Thành này là thành cũ được sửa sang lại, do đó mà nói 'chuyết kê cố. _ 
Ôn Công Lũy, Ôn Công ở đây tức Ôn Phóng Chi, Thích sử Giao Châu thời Tấn Ai đế.
                                                                           *
Sau cùng, trở lại với đoạn đường từ thành Khu Túc tới Quảng Châu của 'Thủy Kinh Chu:
- 'Lâm Ấp cách Quảng Châu 2,500 dặm về hướng Tâý.
Chú thích về khoảng cách nói trên Hùng Hội Trinh viết:
- 'Hội Trinh án:
Lâm Ấp khứ Quảng châu thậm viễn, hà chỉ nhị thiên ngũ bách lí, thả trung cách Giao Châu dịch bất đắc xa? Giao Châu nhi biệt cư? Quảng châu. Cứ 'Hoàn Vũ Ki Hán ư Giao Chỉ quận Nam tam thiên lí trí Nhật Nam quận. Lâm Ấp tại Nhật Nam quận Nam giới tứ bách lý. Giao Châu tri. Giao Chỉ quận, kế Lâm Ấp khứ Giao Châu tam thiên tứ bách lý, thư? Quảng châu đương tác Giao châu nhị thiên ngũ bách lí, nhị đương tam chi ngố.
Dịch văn:
- 'Hội Trinh xét:
Lâm Ấp cách Quảng châu rất xa, có đâu chỉ 2,500 dặm, lại nữa ở giữa cách Giao Châu, (vì thế)    cũng không thể bo? Giao Châu không tính mà chỉ kê? Quảng Châu. Theo 'Hoàn Vũ Ki, Hán triều lập quận Nhật Nam ở về phía Nam quận Giao Chỉ 3,000 dặm. Lâm Ấp ở cách địa giới phía Nam quận Nhật Nam 400 dặm. Trị sở của Giao Châu đặt tại Quận Giao Chỉ, tính ra thì Lâm Ấp cách Giao Châu 3,400 dặm, (2 chữ) Quảng châu ở đây đúng ra phải là Giao Châu, như vậy câu đúng phải là '(Lâm Ấp) cách Giao Châu 2,500 dặm', chữ nhị phải là chữ tam lầm mà rá.
Minh Di án:
Nhạc Sử (930 - 1007), tác giả Bộ địa chí 'Hoàn Vũ Ki là người đời Triệu Tống (960 - 1279), và 1 dặm thời này = 552.96 m.
Vậy, từ Giao Chỉ tới Nhật Nam xa: 3,000 dặm x 552.96 m  =  1,658.88 cs (thực tế đường xá).
400 dặm Hùng Hội Trinh cộng vào là dặm ghi trong 'Lâm Ấp Ki mà tôi đã giả thiết là dặm của triều Tấn, tức 400 x 429.66 m (dặm đời Tấn)  =  171.864 cây số, tính theo thực tế đường xá.
Vậy, từ Khu Túc tới Giao Chỉ xa: 1,658.88 + 171.864  =  1,830.744 cs, tính tròn là 1,830.75 cs.  
Căn cứ Bản đồ Lịch sử thời Tây Hán:
- Từ Tây Quyển (từ thành Khu Túc) đến quận Cửu Chân đo được 6.2 cm, từ quận Cửu Chân đến quận Giao Chỉ đo được 5.8 cm. Vậy từ Khu Túc tới Giao Chỉ là: 6.2 cm + 5.8 cm  =  12 cm.
- Từ quận Giao Chỉ đến Quảng Châu, tại Phan Ngu, đo được 16 cm.
Cộng tất cả: 6.2 + 5.8 + 16  =  28 cm.
Bản đồ căn cứ ở đây có tỉ lệ 1 / 4,900,000, tức 1 cm trên Bản đồ tương ứng 49 cây số.
Căn cứ số liệu dẫn trên thì từ Khu Túc tới quận Giao Chỉ chỉ có: 12 x 49 cs  =  588 cây số - tính  theo thực tế đường xá nhiều lắm cũng chỉ khoảng 700 hay 800 cây số.
Còn khoảng cách từ Khu Túc đến Quảng Châu là: 28 x 49 cây số  =  1,372 cây số.
Tính lên theo thực tế đường xá thì đại khái nhiều lắm là khoảng 1,700 hoặc 1,800 cây số.
+ Trong khi đó, khoảng cách từ thành Khu Túc đến Quảng Châu, theo 'Thủy Kinh Chu, là:
                          2,500 dặm x 429.66 m  =  1074.15 cây số. (tính theo thực tế đường xá).
Bây giờ, nếu nói như Hùng Hội Trinh thì khoảng cách từ Tây Quyển đến Quảng Châu phải cộng thêm khoảng từ Giao Chỉ tới Quảng Châu, tức: 16 cm x 49 cs = 784 cs, theo Bản đồ Tỉ lệ.
784 cây số này là đường thẳng. Bây giờ giả như nâng lên gấp rưỡi cho phù hợp thực tế đường xá thì cũng chỉ có 1,176 cây số. Vậy, từ Tây Quyển đến Quảng Châu, theo Hùng Hội Trinh, là:
1,830.75 cs (Khu Túc - Giao Chỉ) + 1,176 cs  =  3,006.75 cây số. Đường không xa đến như vậy!
Kết lại, căn cứ những số liệu dẫn trên, khoảng cách từ Khu Túc tới Quảng Châu trưng dẫn trong bộ 'Thủy Kinh Chu đại khái phù hợp thực tế, không sai như Hùng Hội Trinh nghĩ.

+ Tổng kết lại về danh xưng của Chiêm Thành qua các triều đại.
Chiêm Thành có khá nhiều Tên gọi khác nhau trong Hán ngữ, và tất cả - trừ tên Lâm Ấp, đều là những âm đọc chuyển từ Phạn ngữ, là Văn tự chính thức của Chiêm Thành thời cổ.
(1). Danh xưng Trung Hoa.
Lâm Ấp. Tên này được ghi lại trước hết trong Bộ 'Tam Quốc Chi của Trần Thọ (233 - 297) vào đầu triều Tây Tấn. (Tham khảo Tam Quốc Chí. Qu. LX. Ngô thự 15. Lữ Đại truyện).
Có thuyết cho rằng danh xưng 'Lâm Ấp' xuất từ danh xưng 'Tượng Lâm' mà ra, tên gọi Lâm Ấp là danh xưng nói gọn lại từ câu 'Tượng Lâm chi Ấp'! Thuyết này không chính xác, vì như đã dẫn ở 1 đoạn trước đây huyện Tượng Lâm được lập vào năm 102, tức 90 năm trước khi Khu Liên dấy lên chống Hán triều.
Quốc hiệu Lâm Ấp là của người Trung Hoa gán cho dân tộc Chàm, có lẽ là do cuộc nổi dậy của dân tộc này lấy lại đất bị người Trung Quốc xâm chiếm khởi đi tại đất Lâm Ấp cổ? Người Chàm không bao giờ tự nhận quốc gia của mình là Lâm Ấp, trên các văn bia cổ còn lại của họ họ khắc quốc hiệu là Champa.
(2). Danh xưng phiên âm từ Phạn ngữ.
+ Campa, hay Campapura, hay Champa.
Champa là danh xưng khắc trên các Tấm Bia còn lại của Chiêm Thành, được phiên âm Hán ngữ qua một số Âm như: - Chám Bát, Chiêm Ba, Chiêm Bà, Chiêm Bả, Chiêm Bát, Chiêm Thành, và Chiêm Bất Lao.
- Chám Bát phát âm Hoa ngữ là Chan Pa.
- Chiêm Ba là Chan Po, Chiêm Bà là Chan Pơ?, Chiêm Bả là Chan Pà, Chiêm Bát là Chan Pa.
Tóm lại tất cả đều là những chú âm Hoa ngữ của tiếng 'Champá.
- Âm Chan của chữ [Chám] trong danh xưng Chám Bát và âm Chan của chữ [Chiêm] trong các tên Chiêm Ba, Chiêm Bà, Chiêm Bát.... khác nhau ở chỗ âm Chan trước đọc khứ thanh, giọng có hơi cao, trong khi âm Chan sau đọc (Phù) bình thanh, tức không dấu.
- Chiêm Bất Lao, Bất Lao là dịch âm từ Poulo, hoặc Pulau, có nghĩa là Hòn đảo, Cù lao, và tên Chiêm Bất Lao dịch nghĩa là Cù Lao Chàm. Bất Lao, Hoa ngữ đọc là Pu Lảo, Pu khứ thanh, âm hơi cao.
- Chiêm Thành có nghĩa Thành của Champa.
Champa, âm Cham Việt Nam phiên âm là Chàm. Hiện nay có người phiên âm là Chăm.
+ Mahachampa.
Tên này thấy trong 'Đại Đường Tây Vực Ky của Trần Huyền Trang (602 - 664) đời Đường,  và được chuyển âm Hán ngữ là Ma Ha Chiêm Bạ Ma Ha trong Phạn ngữ có nghĩa là 'Lớn'.
Tên này để phân biệt với tên đất thời cổ ở vùng Đông bắc Ấn Độ là Chiêm Bà.
                                                                           *
Ngoài ra, về phía nước Giao Chỉ thì tập truyện 'Lãnh Nam Chích Quáí gọi nước Chiêm Thành là 'Hồ Tôn Tinh Quốc', gọn hơn là 'Hồ Tôn Quốc'.
(Tham khảo Lãnh Nam Chích Quái. Qu. I. Hồng Bàng thị Truyện.
                                                            Qu. II. Dạ Xoa vương Truyện).
Hồ tôn là tên 1 giống khỉ, tức giống khi? Hán ngữ gọi là Di hầu. Anh ngữ và Pháp ngữ đều gọi là macaque, chỉ có phát âm là khác.
Hồ Tôn Tinh Quốc có nghĩa 'Nước Khỉ Yêu Tinh' và Hồ Tôn Quốc nghĩa là 'Nước Khí.
Qua các danh xưng trên người ta có thể thấy sự ngạo mạn, khinh người của bọn nho sĩ Việt Nam thời trước, cũng chẳng khác chi đế quốc Trung Hoa thời cổ nhìn 'Tứ dí chung quanh.
                                                                           *
Sau cùng, nói quốc gia Lâm Ấp thành lập năm 192 thì điều này không có nghĩa là dân tộc Chàm đến định cư ở vùng đất miền Trung Việt Nam hiện nay không lâu. Theo 1 số nghiên cứu gần đây dân Chàm đã có mặt ở dải đất này khoảng 2,000 năm trước Tây lịch, tức cách đây 4,000 năm.
Từ năm 192 Trung Quốc mới bắt đầu có quan hệ với quốc gia Lâm Ấp, do đó mà họ đã ghi chép về dân tộc Chàm bắt đầu từ năm nói trên.
Bộ Minh Sử chép:
- 'Chiêm Thành cư Nam hải trung, tư. Quỳnh Châu hàng hải thuận phong nhất trú dạ khả chí, tư. Phúc Châu Tây nam hành thập trú dạ khả chí, tức Chu Việt Thường dá.
                                              /  Minh Sử. Qu. CCCXXIV. Ngoại quốc 5. Chiêm Thành  /.
- 'Chiêm Thành ở trong vùng biển Nam, đi đường biển từ Quỳnh Châu nếu thuận gió thì 1 ngày  1 đêm là tới, đi từ mạn Tây nam của Phúc Châu thì 10 ngày 10 đêm là tới. Nước này tức là nước Việt Thường đời Chú.

Trương Tiệp (1574 - 1640) cuối đời Minh viết:
- 'Chiêm Thành, cô? Việt Thường địa dã. Tần Lâm Ấp, Hán Tượng Lâm. Cập Khu Liên sát huyện lệnh tự lập, xưng Lâm Ấp vương'.
                   /  Đông Tây Dương Khảo. Qu. II. Tây Dương Liệt Quốc Khảo. Chiêm Thành  /.
- 'Chiêm Thành thời cổ là đất Việt Thường, thời Tần là Lâm Ấp, thời Hán là Tượng Lâm. Chừng Khu Liên giết huyện lệnh sở tại để tự lập thì xưng là Lâm Ấp vương'.
Căn cứ ghi chép của Sử Sách thì có thể suy đoán đất Tượng Lâm thời cổ vốn của dân Chàm, lúc Hán Vũ đế xâm chiếm nước Nam Việt (năm 111 trước tây lịch) thì đồng thời rồi cũng chiếm luôn 1 phần lãnh thổ của người Chàm! Về sự kiện Khu Liên thư tịch cô? Trung Quốc chỉ ghi vắn tắt là Khu Liên giết huyện lệnh Tượng Lâm rồi lên làm vua mà không nói nguyên nhân nổi dậy này.
Nếu đất Tượng Lâm trước năm 111 nói trên là của người Chàm thì việc Khu Liên nổi dậy là việc chính đáng, là lấy lại đất đai bị người chiếm đoạt.
Bộ 'Hậu Hán Thứ chép:  
- 'Giao Chỉ chi Nam hữu 'Việt Thường' quốc.
Chu Công cư nhiếp lục niên, chế Lễ, tác Nhạc, thiên hạ hòa bình, 'Việt Thường' dĩ tam tượng trùng dịch nhi hiến bạch trĩ, viết:
- Đạo lộ du viễn, sơn xuyên thư thâm, âm sứ bất thông, cố trùng dịch nhi triều.
Thành vương dĩ qui Chu Công, Công viết:
- Đức bất gia yên tắc quân tử bất hưởng kỳ chí, Chính bất thi yên tắc quân tử bất thần kỳ nhân, ngô hà dĩ hoạch thử tứ dã?'.
                                         /  Hậu Hán Thự Qu. LXXXVI. Nam Man, Tây Nam Di Liệt Truyện  /.
- 'Phía Nam đất Giao Chỉ có nước 'Việt Thường'.
Chu Công nắm chính sự được 6 năm, chế Lễ, tác Nhạc, thiên hạ hòa bình, nước 'Việt Thường' đã dùng tới 3 người thông ngôn, trải qua nhiều lần phiên dịch để hiến chim trĩ trắng, nói rằng:
- Đường xá xa xôi, sông núi thăm thẳm, Sứ giả không qua lại được, vì vậy mà phải trải nhiều lần phiên dịch để vào triều kiến.
[Chu] Thành vương đem [chim trĩ này] tặng lại Chu Công, Chu Công nói:
- (Ân) đức không trải ra cho người thì quân tử không nhận lễ của người, Chính trị không chế tài được người thì quân tử không coi người là thần dân của mình, tôi (rồi) lấy tư cách gì để mà nhận lễ vật này?'.
Theo một số thư tịch cổ Trung Hoa cương vực nước Việt Thường cổ trải từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Phú Yên Việt Nam hiện nay - đây chính là cương vực Quận Nhật Nam thời Tây Hán. Nhưng theo tôi, cương vực Việt Thường có thể trải lên tới Hà Tĩnh hiện nay.  
Dưới Ngô triều (222 - 280) đời Tam Quốc (220 - 280), Tôn Hạo (242 - 283; tại vị: 264 - 280) đã phân cát quận Cửu Chân để thành lập quận Cửu Đức.
Cương vực quận Cửu Chân bao gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh hiện nay - sau việc phân cát này thì chỉ còn phần Thanh Hóa. 
Cương vực của quận Cửu Đức gồm toàn 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, số Huyện quản hạt cũng đã tùy triều đại mà thay đổi. Như Ngô triều thời Tam Quốc phân thành 7 huyện, thời Nam Bắc triều  thì Tống triều (420 - 479) phân 11 huyện, Tề triều (479 - 502) lập 7 huyện......
(Tham khảo. Tống Thự Qu. XXXVIII. Châu Quận Chí 4.
                      Nam Tề Thự Qu. XIV. Châu Quận Chí. Thượng).
Nhưng, dầu thuộc Châu, hay thuộc Quận thì thời nào cũng lập huyện Việt Thường, - có lẽ là để kỉ niệm Nước Việt Thường xưa. Chẳng hạn ở thời Đường Đức tông (742 - 805; tại vị: 779 - 805) Việt Thường là 1 trong 4 huyện thuộc quận Nhật Nam (bao quát Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay) kể như sau: Cửu Đức, Việt Thường, Hoài Hoan, Phố Dương. Và cũng cần nói là theo lệ đời Đường thì Châu, Quận kiêm xưng, cho nên các địa khu hành chánh thời này hồ hết đều có 2 tên gọi, tức 1 tên gọi Quận, và 1 tên gọi Châu, chẳng hạn, cùng 1 Địa khu, tên Quận là Nhật Nam, tên Châu là Hoan Châu. Cũng vậy, nếu nói Quận thì gọi Cửu Chân (Thanh Hóa hiện nay) - còn nói Châu thì gọi Ái Châu. Nhưng, cũng có một vài trường hợp hiếm hoi Châu, Quận cùng tên.
Cho đến Tùy triều (581 - 618) thì có thay đổi về địa lý hành chánh, triều đình bãi quận Cửu Đức để đổi thành quận Nhật Nam, và các huyện thuộc quận Cửu Đức cũng có một vài sự thay đổi, có huyện bị phế, có huyện đổi tên, nhưng huyện Việt Thường thì vẫn tồn tại.
Rồi sớm nhất là cho tới năm thứ 17 Niên hiệu Trinh Nguyên (785 - 805), tức năm 801, dưới triều Đường Đức tông, là năm học gia? Đỗ Hựu (735 - 812) biên xong bộ 'Thông Điển', thì danh xưng Việt Thường vẫn còn thấy trong danh mục Địa lý Hành chánh thời ấy, và có lẽ trải hết thời gian còn lại của triều đại này - vì sau năm vừa kể trên không thấy 1 ghi chép nào về vùng đất này. Đây là vì Đường triều đã bước qua thời kì suy vi không còn đủ lực kiểm soát được vùng đất nước họ đã cai trị, đã lập thành quận, thành huyện của họ cũng hơn 1,000 năm.
Và như vậy, trải hơn 500 năm từ thời Tam Quốc đến Đường triều, Trị sở của huyện Việt Thường vẫn không dời đổi, vẫn y nhiên chỗ cũ.
Đây là chứng cứ cho thấy có thể trung tâm nước Việt Thường cổ cũng ở đâu đây trong vùng này.
Trên Bản đồ Lịch sử, huyện Việt Thường vị trí ở vĩ độ 18o 25', trị sở cũ nằm cách tỉnh ly. Hà Tĩnh ngày nay 20 cây số về phía Tây bắc.
Năm 1120 trước Công nguyên Chu Vũ vương mất, Chu Thành vương lên kế vị còn nhỏ, vì thế mà Chu Công, chú ruột của Thành vương, lên nắm chính quyền! Chu Công nhiếp chính được 6 năm thì nước Việt Thường đi lên phương Bắc tìm tới Chu triều tặng chim trĩ trắng, thời điểm này tức năm 1115 trước Công nguyên, tức cách đây hơn 3,000 năm
Vào khoảng thời gian kể trên có lẽ dân Việt chúng ta chưa xuống tới đất Hà Tĩnh hiện nay! Nếu có 1 quốc gia nào vào thời gian này tại không gian này thì có lẽ là 1 dân tộc nào khác, và ở đây có nhiều có lẽ là dân Chàm! Thư tịch và tất cả tư liệu thành văn của xứ sơ? Chiêm Thành toàn bộ đã bi. Việt Nam tiêu hủy trong cuộc chiến tranh hơn 800 năm, tính từ mốc 939 tới giữa thế kỉ 18.
 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire