caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

vendredi 23 mai 2014

Tiềm lực hải quân Đông Nam Á - Kỳ 3

Đọc tiếp bài trước

http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/05/tiem-luc-hai-quan-ong-nam-ky-2.html



(TNO) So với các nước láng giềng trong khu vực, hải quân Singapore được phát triển liên tục với tốc độ đáng thèm muốn. 

 

Hải quân Singapore
Có một điều trớ trêu là Singapore lại có một lực lượng hải quân phát triển nhất trong khu vực dù họ có lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế nhỏ nhất, tính trong các nước tiếp giáp biển ở Đông Nam Á.
Luôn lưu tâm đến diện tích nhỏ và sự phụ thuộc vào ngành thương mại trên biển, Singapore xem việc duy trì lợi thế về năng lực và công nghệ so với các quốc gia láng giềng là nền tảng trong chính sách quốc phòng. Nhờ đó, không có gì phải ngạc nhiên khi hải quân Singapore có thể sánh ngang với một số lực lượng hải quân hàng đầu thế giới, xét ở một số năng lực.

Là lực lượng hàng đầu về công nghệ và năng lực trong các lực lượng hải quân Đông Nam Á, chương trình then chốt của hải quân Singapore hiện nay là thay thế 12 tàu tuần tra lớp Fearless.
Các tàu mới của hải quân Singapore sẽ được hãng Singapore Technologies (ST) Engineering thiết kế và sản xuất trong nước, theo hợp đồng được thông báo vào tháng 1 năm nay.
Không có nhiều chi tiết được công bố về đặc điểm của các con tàu, ngoại trừ việc có 8 tàu sẽ được bàn giao từ xưởng đóng tàu Benoi của công ty con ST Marine vào đầu năm 2016. Tất cả dự kiến sẽ đi vào hoạt động đầy đủ trước năm 2020.
Các con tàu nhiều khả năng sẽ tương tự thiết kế tàu lớp Fearless cải tiến, có bãi đáp trực thăng. Chính công ty con ST Electronics của ST Engineering sẽ tích hợp và cung cấp hệ thống chiến đấu cho các tàu mới, theo Jane’s Defence Weekly.


 Tàu lớp Fearless của Singapore - Ảnh: Naval-Technology.com
Trong bài phát biểu về ngân sách quốc phòng vào tháng 3 năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Ng Eng Hen cũng ngụ ý Singapore đang tìm cách thay thế các tàu ngầm lớp Challenger. Ông nói: “Việc thay thế tàu ngầm sẽ cải thiện đáng kể năng lực và sẽ tăng cường khả năng bảo vệ an toàn cho các tuyến giao thông trên biển của chúng ta”.
Singapore từng nhận 5 tàu ngầm cũ của Thụy Điển vào cuối thập niên 1990 và tính đến năm 2004 đã tái biên chế 4 chiếc trong số đó để phục vụ cho các sứ mệnh tác chiến và huấn luyện.
Vào năm 2005, nước này mua thêm 2 tàu ngầm từ Thụy Điển và cả hai đã được biên chế sau khi được nâng cấp từ năm 2011. Thông báo của ông Ng Eng Hen là dấu hiệu cho thấy Singapore có kế hoạch làm mới lại năng lực chiến đấu dưới nước và mua thêm tàu mới đóng trong tương lai.

Hải quân Thái Lan
Tương tự như Indonesia, sự phát triển hải quân của Thái Lan cũng phụ thuộc vào biến động kinh tế và chính trị. Những vụ đấu đá chính trị liên miên giữa phe áo vàng và áo đỏ cùng sự can dự của quân đội vào chính trị đã làm xao lãng sự phát triển hải quân. Chưa kể một phần chi tiêu quốc phòng của Thái Lan cũng phải tập trung để đối phó phong trào nổi dậy ở phía nam.
Tuy nhiên, sự ổn định chính trị mới đây tại nước này đã cho phép chính phủ Thái Lan chú trọng vào việc phát triển hải quân cho “bằng chị bằng em” trong khu vực, mặc dù tài chính tiếp tục là một vấn đề.

Tiềm lực hải quân Đông Nam Á – Kỳ 3
 Tàu lớp Naresuan của Thái Lan - Ảnh: Worldwarships
Vào tháng 9.2012, chính phủ Thái Lan đã chuẩn chi 1 tỉ USD để mua hai tàu hộ tống. Theo Jane’s Defence Weekly, Trung Quốc đã chào bán tàu hộ tống lớp Giang Khải (Tyoe 054) và hãng Lockheed Martin của Mỹ cũng xác nhận họ đang xem xét bán tàu chiến cận bờ (LCS) của hãng này cho Thái Lan.
Dẫu vậy, có vẻ như hãng DSME của Hàn Quốc một lần nữa trở thành người chiến thắng sau khi những tin tức vào cuối tháng 4 cho biết hãng này đã được chọn để cung cấp hai tàu hộ tống có độ choán nước từ 3.000 đến 4.000 tấn tính đến năm 2015.
Hôm 16.5, tờ Bangkok Post dẫn lời Tham mưu trưởng hải quân Thái Lan Chakchai Phucharoenyot xác nhận một tàu hộ tống do Hàn Quốc đóng sẽ được biên chế sau hai năm nữa.
Trong khi đó, đề xuất của chính phủ Mỹ về việc tài trợ hai tàu lớp Perry đã được giải nhiệm có thể sẽ được làm sống lại trong tương lai.
Hải quân Thái Lan đang tiến hành nâng nấp cho hai tàu lớp Naresuan, trong đó phần nâng cấp hệ thống chiến đấu, do thám, liên lạc và theo dõi sẽ được thực hiện bởi tập đoàn Saab của Thụy Điển. Như một phần của quá trình nâng cấp, tên lửa ESSM của hãng Raytheon sẽ được lắp đặt.
Tàu tuần tra xa bờ HTMS Krabi do hãng BAE Systems thiết kế hiện được đóng tại Bangkok và dự kiến sẽ được biên chế vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, kế hoạch mua tàu ngầm của Thái Lan hiện đang chết yểu. Kế hoạch mua 6 tàu ngầm Type U-206A cũ của Đức đã bị hủy bỏ vào năm ngoái và đến nay chưa có thông báo mới về việc mua tàu khác.

Hải quân Philippines
Sau khi tiếp nhận hai tàu tuần dương cũ của Mỹ, ưu tiên hiện nay của hải quân Philippines là mua thêm hai tàu hộ tống mới. Bộ Quốc phòng Philippines đang lập hồ sơ để mời thầu đóng tàu mới, với sự quan tâm đến từ nhiều nước.
Trong khi đó, hải quân Philippines đã đặt mua ba chiếc trực thăng AW 109 của AgustaWestland, với lịch giao hàng trong năm 2014. Bộ Quốc phòng Philippines đang cân nhắc trang bị cho các trực thăng thiết bị phát hiện tàu ngầm.
Một dự án khác đang được nghiên cứu là lắp đặt tên lửa chống hạm cho các tàu tuần dương lớp Hamilton. Philippines tính giao dự án này cho Boeing Harpoon SSM bởi hãng này từng lắp đặt hệ thống cho tàu tuần dương lớp Hamilton USCG Mellon vào năm 1009. Các tên lửa chống hạm trên hai chiếc tàu sẽ tăng cường đáng kể năng lực chiến đấu của chúng.

Sơn Duân

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire