caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

mercredi 18 juin 2014

Mộng Tuyết, người tình của Hàn Mặc Tử, hồi ký Lâm Bích Thuỷ và nghe nhạc HMT



V Ề  N G Ừ Ơ I  C H A  L À  T H I  S Ĩ

( Kỳ 42 )
Hồi Ký  L Â M  B Í C H  T H Ủ Y

            NHỮNG THÁNG NĂM Ở QUÊ NHÀ
            NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA BA TÔI          ( Tiếp Theo)
                                   V  Ớ  I   B  Á C  M Ộ N G  T U Y Ế T

                   VÀ NGƯỜI TÌNH CỦA HÀN MẶC TỬ


   

Đi thăm bác Mộng Tuyết





  Ngày ba đi thăm bác Mộng Tuyết tôi có theo áp tải; nhà bác ở phố Nguyễn Trọng Tuyển. Trong nhà, tôi nhìn thấy có hai người đàn bà, tuổi đã cao, có vẻ không được khỏe. Một người béo nhưng trông đau yếu là bác Mộng Tuyết, một gầy nhom "giống tôi", là em, tên Lan. Chỉ có hai cụ già yếu đuối, đập muỗi chưa chắc muỗi chết mà ở cả khu nhà rộng, có vườn và nhiều cây ăn trái; xoài, mít, mãng cầu.v.v..thế mà không sợ gì mới hay chứ, vì lúc mới giải phóng, tôi thường nghe người ta dọa ở Sài Gòn bọn cướp thường xin cái gáo của những người sống cô đơn, già yếu, hay cán bộ ở Bắc vào làm tôi sợ lắm 

 
Tôi thấy ba tôi và bác Mộng Tuyết vui mừng khôn xiết lúc mới nhìn thấy nhau qua chấn song của hàng rào cổng. Điều gì khiến họ quí nhau như vậy? Thế mới thấy sức mạnh của  tình văn chương nó đậm và nặng lòng làm sao, nó là thứ tình đã nối vòng tay cho mọi người dang rộng ra mọi miền khắp nước ...
 Trong khi tôi đi dạo quanh vườn thì hai con người của thời xa xưa nọ ngồi ôn lại chuyện cũ. Bác Mộng Tuyết hỏi thăm nào là nhà thơ Tô Hoài, Xuân Diệu, Khương Hữu Dụng, Tế Hanh, Anh Thơ, Chế Lan Viên v.v... Còn ba tôi thì hỏi thăm tình hình hai vợ chồng bác và ký giả Lê Tràng Kiều trong những năm qua sống ra sao..,   Nhìn thấy bác gái, ba không khỏi chạnh lòng nghĩ tới bác trai, nhà thơ Đông Hồ,

  
Nhớ Đông Hồ
      Qua cầu Rạch Giá khuất tầm trông
      Đành gửi sau xe mấy đoạn lòng
      Từ bấy quê hương liền xứ bạn
      Mỗi câu non nước gợn Hồ Đông


Bài thơ mà bác Mộng Tuyết cảm động, nhắc trong thư gửi cho ba ở trên là viết về cô Hạnh con gái của ký giả Lê Tràng Kiều:


Nụ cười son
(Theo tin báo Sài Gòn: Cô Hạnh 17 tuổi , con của ký giả L-T-K
vì không giật được mảnh bằng tú tài đã đến nhà một bạn gái thở                                                                            than, khóc lóc, lo sợ cho tương lai, rồi nhảy lầu từ tầng gác thứ
bảy xuống đường..) 
Hạnh ơi, thế là thôi,
Muốn gặp, không gặp rồi!
Mười tám năm về trước
Cháu còn nằm trong nôi,
Mẹ mừng chú bát nước,
Bố chào tràng thở dài
Bế cháu thơm vài lượt,
Cháu đãi chú nụ cười.
Chú đi mang cả màu môi đỏ,
Mong gặp sau này mãi thắm tươi,
Hôm nay giữa Hà Nội
Đọc tin báo Sài-Gòn:
Có bao người mẹ đói,
Có bao người mẹ buồn!
Nhưng không ngờ đến nỗi
Hạnh ơi, nụ cười son
Chú còn mong gặp lại
Đã rụng xuống vệ đường
Từ gác lầu thứ bảy.
Cả nụ cười chiu chắt giữa đau thương
Cũng tan tác trong đời sống Mỹ.



Thăm người tình của Hàn Mặc Tử




Hàn Mặc Tử đi vắng đã lâu nhưng kỷ niệm về ông mãi mãi còn trong ba. Ông những muốn tìm lại kỷ niệm về người bạn khổ đau này trong những người còn sống. Sau khi thăm nữ sĩ Mộng Tuyết, ông lại yêu cầu "Hôm nay ta sẽ đến nhà cô Mai Đình-bạn của bác Hàn"  Thế là ông lại mở tờ giấy ghi chi chít những địa chỉ là địa chỉ ra bàn, dò đọc rồi gấp lại để vào túi áo ngực trái. Nghe tên Mai Đình bạn của bác Hàn, tôi ngỡ như ba đang kể chuyện đời xưa, ở đâu xa xôi tận chân trời góc biển nào đó, té ra cô chỉ cách tôi có hai phường. Cô ở Phường 25, tôi, Phường  27- Quận Bình Thạnh. Nhưng mỗi khi nghe tên những người bạn của nhà thơ vắn số này là trong tôi lại nảy ra sự tò mò về những người đàn bà của nhà thơ huyền thoại xưa.

Sau khi ba đi thăm cô Mai Đình về, tôi hỏi ngay "cô ấy, nay như thế nào ba?" "Thì như mọi phụ nữ khác thôi. Cô cao và đậm hơn má con, khi về già nhìn phúc hậu. Tôi không chờ đợi sự trả lời như thế nhưng sau đó ba tôi nói tiếp đúng ý mong đợi của tôi. "Cô làm ba ái ngại quá, gặp ba cô mừng như "cá gặp nước, như rồng gặp mây, cô ríu ra ríu rít hỏi đủ chuyện đến mức quên cả người chồng đang có mặt, cô tự hào, say sưa kể về Hàn không một chút nể sợ chồng tự ái..."
 Được gặp lại một trong "Tứ Hữu" của đất Bàn Thành cô Mai Đình như bấu víu được cái gì thiêng liêng mà bao năm ấp ủ nên ba nói cô vui lắm. Tình cảm của cô đối với bác Hàn nó có vẻ thiên liêng và hoài niệm. Sau này khi ba tôi về quê, cô muốn tiếp tục giao lưu, viết thư ra hỏi thăm tình hình sức khỏe, nhắc lại những kỷ niệm xưa với sự nhớ thương, tiếc nuối của quãng đời dù "liệt" không "oanh" nhưng đáng nhớ ấy.
  Biết ba tôi bị chứng "u nang tiền liệt tuyến" cô quan tâm như người thân, giới thiệu thầy, thuốc và cách chữa bệnh hoàn toàn vô tư và chân tình. Mỗi khi về Qui Nhơn cô đều bớt chút thời gian lên thị trấn An Nhơn-Bình Định thăm vợ chồng nhà thơ Yến Lan. Cô còn "nối vòng tay lớn" giữa nhà thơ và các bạn đồng hương của mình, trong đó có cô Hoa Phương, vợ của nhà thơ Lam Giang. Nhưng theo bức thư tôi còn lưu thì cô Hoa Phương chưa gặp ba, cô tiếc
   "...Rất tiếc là anh đi vắng. Vì thế tôi không được may mắn làm quen với anh. Tôi tâm nguyện là khi về tới Qui Nhơn sẽ tìm đến thăm anh chị với tất cả tấm lòng quí mến. Thơ anh rất hay, tình anh chị rất đẹp "qua thơ của anh" cho nên tôi ước ao được gặp, thật đáng buồn! Tôi đã già, gần 70 tuổi khó lòng về Qui Nhơn được nữa để thăm anh chị- một nhà thơ vào bậc thầy  Tôi xin phép anh cho tôi được gửi đến tặng anh vài bài thơ mới tập làm. Trước đó cũng có làm chơi một vài bài nhưng chưa gọi là thơ, chưa hiểu gì về luật-mong được anh thương những cô em gái tỉnh nhà yêu thơ-mà đừng cười chê-trái lại xin anh nâng đỡ những cây bút nữ còn rất híếm hoi trong tỉnh nhà để đàn em nó nhờ.
Kính chúc anh chóng bình phục, chị trọn vẹn hạnh phúc bên anh đến giờ chót của cuộc đời.
Thân kính
Qui Nhơn 29/5/1991
LÂM BÍCH THỦY

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire