caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

mardi 30 septembre 2014

Ai tàn nhẫn với loài tê giác thế này ? Theo MASK ONLINE

Kính gửi các anh chị đọc câu chuỵên thương tâm  Theo MASK ONLINE.
Caroline Thanh Hương



Tê giác đang là mục tiêu săn bắt trái phép của các thợ săn, sau khi giá trị của sừng tê giác ngày càng tăng cao tại thị trường y học cổ truyền của châu Á.

Trước đó, đã có nhiều thông báo về khủng hoảng săn bắt tê giác trái phép ở Nam Phi, với số tê giác bị sát hại tăng cao kỷ lục. Cụ thể, năm 2011, 448 con tê giác ở Nam Phi đã bị sát hại liên quan tới hoạt động săn bắt trộm của tội phạm so với 333 con tê giác bị sát hại trong năm 2010, tăng gần 3 lần số tê giác bị sát hại trong năm 2009. Và ở Việt Nam, loài tê giác một sừng đã chính thức bị tuyệt chủng...

Tê giác một sừng là một trong những loài động vật đang ở trong tình trạng cực kỳ nguy cấp, thường xuyên bị truy lùng ráo riết bởi thợ săn.
Tê giác một sừng hay sống đơn độc và lặng lẽ trong các khu rừng già, rừng sâu kín ít người tới ở châu Phi và châu Á. Chúng cũng thường ở gần các vùng sình lầy ẩm ướt và đặc biệt thích ngâm mình trong nước.
Trong quá khứ, loài động vật này đã từng sinh sống trong những rừng mưa vùng đất thấp, vùng đồng cỏ ẩm ướt và các bãi bồi triền sông rộng lớn của toàn bộ khu vực Đông Nam Á.
Khác với phần lớn các loài tê giác khác, chúng chỉ có một sừng và kích thước sừng cũng khá nhỏ. Ở con đực, ngay trên mũi có một sừng dài 25cm.
Chiều dài cơ thể của tê giác một sừng trưởng thành có thể lên đến trên 3m, chiều cao là 1,4 - 1,7m, cân nặng trên 2 tấn. Trong thiên nhiên, tê giác một sừng không có kẻ thù. Không có kẻ thù trong thiên nhiên là thế, vậy mà tê giác một sừng lại trở thành mục tiêu của nhiều kẻ săn bắt động vật hoang dã.
Ngoài tê giác một sừng, các loài tê giác khác cũng là đối tượng bị săn trộm để lấy sừng.

Trong 6 năm qua, đã có hơn 1.000 con tê giác bị tàn sát bởi các tay săn trộm. Họ buôn lậu sừng tê giác sang châu Á để làm thuốc y học cổ truyền và có thể bán với giá lên tới 40.000USD/kg (khoảng 820 triệu VNĐ) tại các chợ đen.
Không biết bao nhiêu con tê giác phải chịu đau đớn khi bộ sưu tập sừng này có thể bán được tới 360.000USD (khoảng 7,4 tỷ VNĐ) trên thị trường chợ đen.

Người phụ nữ Việt Nam này đang tạo ra "liều thuốc tiên" mà nhiều người châu Á tin rằng đó là một siêu vitamin và có thể chữa trị cho các chứng bệnh khác nhau. Cách thông thường là mài sừng tê giác trong nước nóng bằng dụng cụ sành sứ ráp cho tới khi nước mài trở thành dịch trắng đục như sữa để uống hay tán thành bột mịn uống mỗi ngày 0,5 đến 1 gam; hoặc làm thành viên kèm theo thuốc khác tùy mục đích chữa bệnh.
Nhưng có lẽ những kẻ buôn bán và người sử dụng trực tiếp sừng tê giác không hề biết hay không hề quan tâm đến hình ảnh này:
Hình ảnh một con tê giác bị phân hủy ở Nam Phi. Chiếc sừng đã bị cắt và đang được rao bán ở đâu đó sau khi nó bị thắt cổ đến chết trong bẫy dây của một kẻ săn trộm.
Thực chất, lớp vỏ ngoài của sừng tê giác được hình thành từ chất sừng, giống như "nguyên liệu" cấu thành nên móng tay và tóc của con người. Và theo khoa học, chất sừng không có khả năng chữa trị bất kỳ một loại bệnh nào. Nếu "chạy theo" quan niệm của nhiều người rằng sừng tê là một loại thuốc bổ thì tê giác hẳn sẽ là loài động vật khỏe mạnh nhất hành tinh nhờ… "cắn móng tay" của chính mình. Vì vậy, chúng ta hãy cùng nói KHÔNG với việc mua bán, sử dụng sừng tê giác.
Theo MASK ONLINE
 

1 commentaire:

  1. Để phục vụ cho lòng tham không đáy của con người, nhiều loại động vật đã bị tàn sát dã man oan uổng và sắp có nguy cơ tuyệt chủng vì là mục tiêu săn bắt của những thành phần mang đầu óc hủ lậu hoang tưởng. (Sâm nhung, vi cá, óc khỉ, mât gấu, chân gấu, ngà voi vv...)
    Dĩ nhiên là phải say "NO'

    RépondreSupprimer