caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 25 janvier 2015

Chương trình văn chương, văn nghệ với thơ Nguyễn Du và nhạc Quách Vĩnh Thiện.



Kính gửi quý anh chị nào thích đọc thơ Nguyễn Du và đọc bài của Quách Vĩnh Thiện viết về thơ được phổ nhạc.

Bản nhạc trong Youtube được trích ra giới thiệu trên đây rất chập chùng so với lời thơ buồn bã khiến nó có chỗ đứng riêng của nó.

Cám ơn anh Quách Vĩnh Thiện.

Caroline Thanh Hương

Kiều History
Kim Vân Kiều truyện do Thanh Tâm Tài Nhân viết ra tiểu thuyết vào thế kỹ 17.
Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân
không thành công và cũng không đi vào lòng người dưới thời Phong Kiến.
Vua Gia Long gởi Nguyễn Du đi sứ sang Trung Quốc 2 lần.

Nguyễn Du đọc Kim Vân Kiều Truyện mà cảm nhận thân phận Thúy Kiều
là thân phận chính mình.
Nguyễn Du viết lại Kim Vân Kiều truyện với vần thơ Lục Bát và cho tên là Đoạn Trường Tân Thanh, theo thông dụng người đời gọi là Truyện Kiều.
Với 3254 câu thơ Lục Bát mà UNESCO công nhận là Di Sản Của Nhân Loại 1965 qua tuyệt tác của dòng thơ, không phải là câu truyện như Thanh Tâm Tài Nhân viết ra Tiểu Thuyết.
 
Việt Nam thắng Tàu qua tác phẩm Kim Vân Kiều.
 
Trung Quốc cũng xin UNESCO công nhận Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng UNESCO không công nhận là Di Sản của nhân loại !
 
Hợp Xướng hay Minh Họa Truyện Kiều
Chúng ta không cảm nhận được tuyệt tác qua vần thơ của Nguyễn Du.
 
 
Quách Vĩnh Thiện đi du học sang Pháp 1964 và còn sống tại quê người tới hôm nay, cảm nhận thân phận mình qua câu thơ Truyện Kiều 890 :
 
Sống Nhờ Đất Khách Thác Chôn Quê Người.
 
Hai dòng lệ tuôn trào rồi âm thầm bỏ ra 5 năm để hoàn tất phổ ra nhạc 3254 câu thơ của Nguyễn Du với 77 bài hát không nhờ một cơ quan nào hổ trợ, những gì mà mình cảm nhận trong thâm tâm sự khốn khổ của Thúy Kiều, của Nguyễn Du và chính mình !
Trong hoài bảo Truyện Kiều của Nguyễn Du không đi vào quên lãng cho thế hệ mai sau.
Paris, le 24 janvier 2015.
 
 
Kieu History 63 - 01

 
KVK 63 - 00 - 2

KVK 63 - 00 - 4

NguyenVanVinh
Nguyễn Văn Vĩnh (2/06/1882-1/05/1936)
Chữ Hán từng được dùng ở Việt Nam trong vòng một ngàn năm mãi đến tận đầu thế kỷ thứ 20.
 
Alexandre de Rhodes (sinh năm 1591 tại Avignon, Pháp ; mất năm 1660 tại Ispahan, Ba Tư) đã sang Việt Nam truyền đạo trong vòng sáu năm (1624 -1630).
Ông là người có công rất lớn trong việc La-mã hoá tiếng Việt nhiều tác giả gọi là La-tinh hóa. Thực ra mẫu tự chữ cái tiếng Việt hiện nay là mẫu tự chữ Roman chứ không phải là chữ La-tinh.
Kế tục công trình của những người đi trước là các tu sĩ Jesuit (dòng Tên) người Bồ Đào Nha như Francisco de Pina, Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa … Trong việc La-mã hóa tiếng Việt, Alexandre de Rhodes đã xuất bản Bài giảng giáo lý Tám ngày đầu tiên bằng tiếng Việt và cuốn từ điển Việt - La - Bồ đầu tiên vào năm 1651 tại Rome.
Hệ thống chữ viết tiếng Việt dùng chữ cái La-mã này được chúng ta ngày nay gọi là chữ Quốc Ngữ (chữ viết của quốc gia) 

Ông Nguyễn Văn Vĩnh sinh năm 1882 tại Hà Nội cái năm thành Hà Nội thất thủ vào tay quân Pháp do đại tá Henri Rivière chỉ huy. Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn.
Gia đình Nguyễn Văn Vĩnh nghèo nên không có tiền cho con cái đi học. Lên tám tuổi, cậu Vĩnh đã phải đi làm để kiếm sống. Công việc của cậu lúc đó là làm thằng nhỏ kéo quạt để làm mát cho một lớp đào tạo thông ngôn do người Pháp mở ở đình Yên Phụ - Hà Nội. Vừa kéo quạt, cậu vừa nghe lỏm bài giảng. Cậu ghi nhớ mọi thứ rất nhanh và còn trả lời được các câu hỏi của thầy giáo trong khi các cậu con nhà giàu trong lớp còn đang lúng túng.
Thầy giáo người Pháp thấy vậy bèn nói với ông hiệu trưởng giúp tiền cho cậu vào học chính thức.
Năm 14 tuổi Nguyễn Văn Vĩnh đỗ đầu khóa học và trở thành một thông dịch viên xuất sắc.
Sau đó ông được bổ làm trợ lý cho công sứ Pháp tỉnh Bắc Ninh.
Năm 1906, lúc ông 24 tuổi, Nguyễn Văn Vĩnh được Pháp gửi sang dự triển lãm tại Marseilles. Tại đây, ông được tiếp cận với kỹ nghệ in ấn và báo chí.
Ông còn là người Việt Nam đầu tiên gia nhập hội Nhân quyền Pháp.
Trở về Việt Nam, Nguyễn Văn Vĩnh từ bỏ nghiệp quan chức và bắt đầu làm báo tự do.
Năm 1907 ông mở nhà in đầu tiên ở Hà Nội và xuất bản tờ Đăng Cổ Tùng Báo - tờ báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ ở Bắc Kỳ.
Năm 1913 ông xuất bản tờ Đông Dương Tạp Chí để dạy dân Việt viết văn bằng quốc ngữ
Ông là người đầu tiên dịch ra chữ quốc ngữ các tác phẩm của các đại văn hào Pháp như Balzac, Victor Hugo, Alexandre Dumas, La Fontaine, Molière… và cũng là người đầu tiên dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp.
Bản dịch Kiều của ông Vĩnh rất đặc sắc, vì ông không chỉ dịch cả câu mà còn dịch nghĩa từng chữ và kể rõ các tích cổ gắn với nghĩa đó - một điều chỉ có những ai am hiểu sâu sắc văn chương Việt Nam (bằng chữ Nôm), Trung Hoa (bằng chữ Nho), và Pháp mới có thể làm được.
Sự cố gắng và sức làm việc phi thường của ông Vĩnh đã góp phần rất quan trọng trong việc truyền bá kiến thức và văn hoá phương Tây trong dân Việt, và đẩy xã hội Việt Nam đi đến chỗ dần dần chấp nhận chữ quốc ngữ.
Năm 1915 vua Duy Tân ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi (Hương - Hội - Đình) ở Bắc Kỳ. Năm 1918 vua Khải Định ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi này ở Trung Kỳ và đến năm 1919 bãi bỏ hoàn toàn các trường dạy chữ Nho, thay thế bằng hệ thống trường Pháp - Việt.
Ngày 18 tháng 9 năm 1924, toàn quyền Đông Dương Merlin ký quyết định đưa chữ Quốc Ngữ vào dạy ở ba năm đầu cấp tiểu học.
Như vậy là, sau gần ba thế kỷ kể từ khi cuốn từ điển Việt –La - Bồ của Alexandre de Rhodes ra đời, người Việt Nam mới thật sự đoạn tuyệt với chữ viết của Trung Hoa, chính thức chuyểnsang dùng chữ quốc ngữ.
Đây quả thực là một cuộc chuyển hóa vô cùng lớn lao, trong đó ông Nguyễn Văn Vĩnh đã vô hình chung đóng vai trò một nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Vĩnh, tuy nhiên, đã không thể kiếm sống bằng nghề báo của mình.
Ông là người luôn lên tiếng phản đối chính sách hà khắc của Pháp đối với thuộc địa,
là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất đã hai lần từ chối huân chương Bắc đẩu bội tinh của chính phủ Pháp ban tặng, và cũng là người đã cùng với bốn người Pháp viết đơn gửi chính quyền Đông Dương phản đối việc bắt giữ cụ 
Phan Chu Trinh.
Vì thế chính quyền thuộc địa của Pháp ở Đông Dương chẳng ưa gì ông.
Tòa báo của ông vỡ nợ. Gia sản của ông bị tịch biên. Ông bỏ đi đào vàng ở Lào và mất ở đó năm 1936 vì sốt rét.
Người ta tìm thấy xác ông nằm trong một chiếc thuyền độcmộc trên một dòng sông ở Sepole.
Trong tay ông lúc đó vẫn còn nắm chặt một cây bút và một quyển sổ ghi chép: Ông đang viết dở thiên ký sự bằng tiếng Pháp "Một tháng với những người tìm vàng."
Khi đoàn tàu chở chiếc quan tài mang thi hài ông Vĩnh về đến ga Hàng Cỏ, hàng ngàn người dân Hà Nội đứng chờ trong một sự yên lặng vô cùng trang nghiêm trước quảng trường nhà ga để đưa tiễn ông.
Con người bằng tài năng và sức lao động không biết mệt mỏi của mình đã góp phần làm cho chữ quốc ngữ trở thành chữ viết của toàn dân Việt.

 
Tơ Đào 
CD-KVK608 - Từ 2609 câu dến câu 2662
Thơ : Nguyễn Du
Nhạc : Quách Vĩnh-Thiện
Paris, le 8 Octobre 2008
Ca Sĩ : Hương Giang
Duyên đâu ai dứt tơ đào,
Nợ đâu ai đã dắt vào tận tay,
Thân sao thân đến thế nầy,
Còn ngày nào cũng dư ngày thế thôi,
Đã không biết sống là vui,
Tấm thân nào biết thiệt thòi là thương,
Một mình cay đắng trăm đường,
Thôi thì nát ngọc tan vàng thì thôi,
Mảnh trăng đã gác non đoài,
Một mình luốn những đứng ngồi chưa xong.
*
Triều đâu nổ tiếng đùng đùng,
Hỏi ra mới biết rằng sông Tiền Đường,
Nhớ lời than mộng rõ ràng,
Nầy thôi hết kiếp đoạn tràng là đây,
Đạm Tiên nàng hõi có hay,
Hẹn ta thì đợi dưới nầy rước ta,
Dưới đèn sẵn bức tiên hoa,
Một thiên tuyệt bút gọi là để sau,
Cửa bồng vội mở rèm châu,
Trời cao sông rộng một màu bao la.
*
Rằng Từ công hậu đãi ta,
Chút vì việc nước mà ra phụ lòng,
Giết chồng mà lại lấy chồng,
Mặt nào mà lại đứng trong cõi đời,
Thôi thì một thác cho rồi,
Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông,
Trông vời con nước mênh mông,
Đem mình gieo xuống giữa dòng trường giang,
Thổ quan theo vớt vội vàng,
Thời đà đắm ngọc chìm hương mất rồi,
Thương thay cũng một kiếp người,
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi.
*
Những là oan khổ lưu ly,
Chờ cho hết kiếp còn gì là thân,
Mười lăm năm bấy nhiêu lần,
Làm gương cho khách hồng quần thử soi,
Đời người đến thế thì thôi,
Trong cơ âm cực dương hồi không hay,
Mấy người hiểu nghĩa xưa nay,
Trời làm chi đến lâu ngày càng thương,
Giác Duyên từ tiết giã nàng,
Đeo bầu quảy níp rộng đường vân du.
*
Gặp bà Tam Hợp đạo cô,
Thong dong hỏi hết nhỏ to sự nàng,
Người sao hiếu nghĩa đủ đường,
Kiếp sao rặt những đoạn trường thế thôi,
Sư rằng phúc họa đạo trời,
Cỗi nguồn cũng ở lòng người mà ra,
Có trời mà cũng có ta,
Tu là cõi phúc Tình là dây oan,
Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan,
Vô duyên là phận hồng nhan đã đành,
Lại mang lấy một chữ tình,
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.
Chú giải :
Tơ đào = Tơ Hồng,
Cửa bồng = cửa thuyền,
Vân du = đám mây bay vô định.

 
 
Soie Rose 
( Tơ Đào )
CD-KVK6-08, de vers 2609 à vers 2662.
Musique : Quach Vinh-Thien. Cap d’Agde, le 8 Octobre 2008.
Traduction : Nguyen Van Vinh
Voix : Hương Giang
Oh, quel hymen dont la soie rose a été tant de fois rompue. Quel karma cruel avait-elle dû recevoir. Comment le sort a-t-il pu être si atroce ? Chaque jour qui lui restait encore à vivre devenait un jour de trop. Puisque vivre n’était plus une joie. Son pauvre petit corps ne savait plus souffrir des injures. A elle seule, elle avait éprouvé toutes les amertumes de la vie.
Eh, que le jade soit détruit que l’or soit anéanti et que tout soit fini.
Le fragment de lune qui éclairait cette nuit-là était déjà rangé derrière les montagnes de l’Ouest.
Que la pauvre Kieu toute seule dans sa cabine s’agitait encore tour à tour debout et assise et ne savait ce qu’elle allait faire. Tout à coup elle entendit les grondements des vagues de la marée montante. En s’informant elle sut qu’on était à l’embouchure du fleuve Tiên Duong.
Elle se rappela alors les paroles nettes et claires qu’elle avait entendues dans un rêve mystérieux.
Voici donc se dit-elle le lieu où doit se terminer ma vie douloureuse.
Oh, Dam Tiên m’entendez-vous ? Puisque vous m’avez donné rendez-vous ici, attendez-moi là en bas pour me prendre avec vous. Sous la clarté de la lampe, elle trouva une feuille de papier fleuri tout prêt. Elle écrivit un poème ultime pour laisse quelque chose aux vivants.
Cela fait elle écarta le rideau de perles qui fermait le sabord de la barque.
Le ciel haut et le vaste fleuve se confondaient dans la même couleur couvrant toute l’étendue.
Elle dit : Le Seigneur Tu a été pour moi un généreux protecteur. Je souffre cruellement de l’avoir trahi pour une affaire d’Etat. J’ai tué mon mari, on m’en fait prendre un autre. Quel front dois-je avoir pour rester encore parmi les suivants ? Finissons-en donc une bonne fois avec la vie.
Ce cœur malheureux, je le confie donc à l’abîme qui est entre le ciel et l’eau.
Cela dit, elle regarda dans l’eau qui montait et dont la surface s’étendait à perte de vue.
Et se jeta dans le courant du grand fleuve. Le Chef indigène, aussitôt prévenu, tenta immédiatement un sauvetage. Mais le beau corps parfumé était déjà au fond de l’eau.
Qu’elle est digne de pitié, cette vie de femme qui en vaut bien une autre.
Quel dommage pour elle d’avoir eu la beauté et le talent en plus.
Elle n’avait connu que malheurs injustes et aventures douloureuses.
S’il lui avait fallu attendre la fin de cette triste destinée qu’est-ce qui serait resté de cette beauté et de cette jeunesse ? En quinze années, combien de fois. Elle dut donner l’exemple vivant des vicissitudes de la vie des belles femmes.
Elle avait atteint la limite des malheurs humains.
Et qui sait si l’immensité du denier malheur subi n’annonce pas la fin de la série.
De tout temps les gens qui pratiquent la piété filiale et les devoirs prescrits par la morale.
Finissent par mériter la pitié quand le ciel leur a imposé de douloureux sacrifices pendant trop longtemps. La bonzesse Giac Duyen après avoir quitté Kieu.
Se charges de sa courge d’eau de ses coffrets attachés aux deux bouts d’un balancier et se mit en route pour ses pérégrinations religieuses de pagode en pagode.
Elle rencontra un jour de nouveau Madame la religieuse Tam Hop.
Profitant d’un moment de loisir elle la questionna sur les affaires de son amie.
Comment se fait-il, demanda-t-elle, que cette femme si pieuse envers ses parents douée de toutes les vertus. N’ait rencontré au cours de son existence que des malheurs lamentables.
La religieuse lui dit : Le bonheur, le malheur tout cela est dans la Loi de Dieu.
Mais l’origine en est dans le cœur humain. Dieu est là mais tout dépend aussi de nous-mêmes.
Le bonheur n’est possible que dans le renoncement de la vie religieuse, toute passion mène à la souffrance. Thuy Kieu est vive et intelligente. Sa malchance a voulu qu’elle fût belle. Cela était écrit. Et il lui a fallu encore aimer. Obstinément elle est restée attachée à son amour.
Pink Silk
( Tơ Đào )
CD-KVK6-08, from verse 2609 to verse 2662.Music : Quach Vinh-Thien. Cap d’Agde, October 8th, 2008.
Translation : Hoai Van Tu
Voice : Huong Giang
2609 - Who destroyed my marriage that I cherish?
And now, who has forced me to be again remarried?
Why am I reduced to such a terrible plight?
One more day alive is one day t ơ many for my life.
The joie de vivre is no longer mine.
Why should I regret this horrible life and refuse to die?
The cup of bitterness and pungency has been drained to the dregs.
Let the jade break and the gold be smashed.
The moon crescent was already handing over the mounts.
Alone and restless, Kieu stood up then sat down.
2619 - Suddenly she heard the rumbling sound of the rising tide.
It was the Tien Duong river, she was advised.
She remembered she had a dream with a prophecy about her destiny.
It’s here that my existence of Rent Entrails must end sadly.
O, Dam Tien, my dear. This is the place of “rendezvous” you gave me.
Please wait under the billows to welcome me.
Under the lamp there lay a paper with floral design.
She wrote a poignant poem of farewell before her suicide.
She drew the beaded curtain aside.
Before her eyes, the vast river merged into the high sky.
2629 - She murmured, Lord Tu treated me with kindness and generosity.
I wanted to serve my country, but I betrayed him really.
Kill a husband then take another husband, how could I?
How could I have the face to continue such an ignoble life?
The best thing for me now is to die.
And confide my lacerated heart to the billows and sky.
With sad eyes, she scanned the immense water.
Then threw herself into the depth of the long river.
Every possible effort to rescue her was made by the leader of the tribe.
But gone was the body of jade with a perfume so sublime.
Alas, she was a human being like others.
But her stunning beauty and talents made her suffer.
2641 - Misfortunes, injustices, sad adventures, she went through them all somehow.
What was left of her when the effects of her karma were drawn down?
Fifteen years of misfortunes. Fifteen years of misery.
For ladies, that’s a living example of a beauty with a cruel destiny.
She had definitely reached the limits of human misery.
Who would know that the yin is always reborn at the yang’s acme?
But, for good people fulfilling their moral obligation and filial duties.
Why did Heaven often reserve long ordeals and miseries?
Leaving Kieu, Giac Duyen was free as a wandering cloud.
With her gourd canteen and a pilgrim bag she was travelling about.
2651 - To meet prophet Tam Hop, she again had the opportunity.
And asked her about the details of Kieu’s destiny.
Why to that virtuous lady, asked she.
Does fate reserve so many adversities?
Tam Hop said: Happiness and misery are dictated by the law of Heaven.
But they also take roots in the heart of humans.
Heaven is there just to dispense according to man’s deeds.
Happiness resides in the renouncement of passions, honours and riches.
While love and passion open the way to malediction and distress.
Kieu possessed intelligence and beauty.
But heaven always hounds the fate of beautiful ladies.
Also, all the load of her love, Kieu carried.
Voyage en Images et en Musique :

 
Quách Vĩnh Thiện
Voyage en Image et en Musique :

Président
ACTV
Association Culturelle Traditionnelle Vietnamienne
( Hội Văn Hóa Cổ Truyền Việt Nam )

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire