caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

vendredi 23 janvier 2015

Đọc Blog Báo Mai.

Kính gửi quý anh chị bài trong Blog Bảo Mai.
Cám ơn anh Giang đã tiếp chuyển.
Caroline Thanh Hương




http://baomai.blogspot.com/2015/01/obama-oc-thong-iep-lien-bang.html

Nhìn lại một vụ án đáng buồn
image

http://baomai.blogspot.com/2015/01/su-tich-12-con-giap.html

image


image

http://baomai.blogspot.com/2015/01/linh-ban-tia-cua-hoa-kythe-american.html

http://baomai.blogspot.com/2015/01/viet-nam-that-su-ang-ben-bo-vuc-tham.html

http://baomai.blogspot.com/2015/01/noi-tran-tro-cua-thu-tuong-ve-oi-moi-che.html

image

http://baomai.blogspot.com/2015/01/tiet-lo-ve-uong-day-buon-than.html


image

http://baomai.blogspot.com/2015/01/ban-la-nguoi-day-som-hay-song-ve-em.html

http://baomai.blogspot.com/2015/01/ban-sap-bi-uoi-viec.html

http://baomai.blogspot.com/2015/01/khi-thu-vien-tro-thanh-lau-ai-tri-thuc.html

image

image

http://baomai.blogspot.com/2015/01/tu-do-ngon-luan-va-bai-viet-thit-cho.html

image

image

Chân dung Quyền lực
image
http://baomai.blogspot.com/2015/01/chan-dung-quyen-luc.html


Cảnh nóng trên phim ngày càng mạnh bạo?
imagehttp://baomai.blogspot.com/2015/01/canh-nong-tren-phim-ngay-cang-manh-bao.html

Cái Dâm trong Tướng Mệnh Học




Cái Dâm trong Tướng Mệnh Học cũng là một đề tài trong lúc trà dư tửu hậu
“ Không dâm sao nẫy ra hiền ”, đó là một câu người ta thường hay nói, có lẽ nó bắt nguồn từ sách Tố Nữ Kinh, trong đó có đoạn viết “ Phu phụ cấu dĩ vi quân luân chi khải, diệc tạo hóa chi đoan.  Nam nữ giao tiếp nhi âm dượng thuận như cố Trọng Ni xung hôn nhân chi đại “ ( Việc vợ chồng ăn ở là việc mở đầu cho quần luân cũng là điều trước nhất của tạo hóa. Nam nữ giao tiếp để cho âm dương được thuận, vậy nên Trọng Ni (Khổng Tử) ca tụng việc hôn nhân là trọng đại )

Dâm là xấu hay là tốt
Vậy thì dâm theo nhận định trên đây không phài là điều xấu, xấu hay không là ở chỗ cái ý nó thễ hiện dâm tính.
Thường thường người đời hay nói đến cái Dâm ở phụ nữ, đem chuyện ấy ra bàn luận, nói kháo với nhau chứ ít khi nói đến cái Dâm của một gã đàn ông.
Trong Tướng mệnh học người ta nhìn con người dưới nhiều khía cạnh khác nhau từ những nhận xét về cơ thể học, tâm lý học, xã hội học .... Tướng mệnh học pha lẫn giữa hai loại khoa hoc tự nhiện và văn chương,
Tướng mệnh của một người là định mệnh của người đó được thể hiện ra ngoài dưới những nét riêng về tướng cách, diện sắc, tâm tướng và tình tướng của cá nhân đó
Trong sách Tướng mệnh học có một số vấn đề liện quan đến tính dục và giới tính của phụ nữ được phân tích khá sâu sắc với những dẫn chứng rất cụ thể bằng các mẫu chuyện nhất là trong lịch sử Trung quốc.
Nhìn sắc diện bên ngoài, khóe mắt làn da, nhìn cách cười nói, đi lại nằm ngồi, nhà tướng mệnh học có thể suy đoán tính cách tính dục của người ấy những tướng như : Hung cao điến kiệu, Yêu tế kiên hàn, Thân như phong liễu, Hạc thoái phong yêu ( ngực ưỡn đít cong, eo nhỏ vai so, người ngã nghiêng như cây liễu, lưng như lung ong, gầy như chân hạc .. ) để thuộc tướng dâm Ôn Như Hầu Tiên sinh trong Cung Oán Ngâm Khúc đã viết

Thân này uốn éo vì duyên
Cũng cam một tiếng thuyền quyên với đời

Căn cứ vào tướng pháp của Thủy Kính, Ma Y, Hứa Phụ, Quản Lộ, Quí Cốc cũng như Thu Đàm Nguyệt, Nữ ngọc Quản Quyết, Linh Đài Bí... thì cho thấy những dâm tướng qua cử chỉ nữ nhân như sau :

Đàn bà ngồi thương mân mê mái tóc là người rất đam mê tình dục
Ngồi mà hay vuốt lông mày, liếm môi, cho tay ra sau gáy, tay chân rung, uốn éo thì ý dâm vượng thịnh, hiếu dâm, đa tình, đa dâm.
Sách cũng có chép một câu chuyện Vĩnh Lạc Bách Vấn
Vĩnh Lạc là hoàng đế đời nhà Minh có lần mời tướng sư Viên Liểu Trang
và để đàm thoại về Tướng học .
Bách vấn là một trăm câu hỏi trong cuộc đàm thoại đó . trong đó xin trích ra một câu có liên quan đến cái dâm trong như sau :
Hoàng đế Vĩnh Lạc hỏi
Hỏi : “ Xem tướng khí huyết của nữ nhân ở đâu ?”
Trả lời : “ Nữ nhân khí huyết làm chủ, da là chỗ của huyết, huyết là gốc của da, nên nhìn da dẻ có thể biết sự suy vinh của huyết, da sang nhuận là huyết tốt, da đỏ hồng là huyết khô, da vàng là huyết đục, da như hơ lửa là huyết suy, da trắng nhợt là huyết trệ.
Tiện tướng là huyết đục, dâm tướng là huyết suy, yểu tướng là huyết trệ, Cho nên huyết cần phải tươi, sáng trong ngoài minh nhuận mới quí ”

Trong dâm dật ca có câu :

Yếm nhiên hàn tiếu ngữ
Dâm dật đới tình si

(vừa nói vừa cười là dâm dật si tình )
Vị ngữ tiên tiếu dã đa dâm loạn (chưa nói đã cười là loại loạn dâm )
hay câu ca khác :

Nữ nhân đào hoa nhãn
Tư phòng liễu diệp mi
Vô môi năng tự giá
Nguyệt hạ nữ nhân kỳ

(người dàn bà có đôi mắt hào hoa,lại thêm lông mày như lá liểu là loại trăng hoa đáo để....)
Trong phong thái, ăn mặc, trang điễm cũng nói lên cái tính khí gợi tình lẳng lơ qua mấy câu thơ của Hồ Xuân Hương

Mùa hè hây hẩy gió nồm đông
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng
Lược trúc biếng cà trên mái tóc
Yếm đào trể xuống dưới lưng ong...

Dâm không phài là điều xấu, xấu hay không là ở chổ cái ý nó thễ hiện dâm tính, dâm cũng là một nhu cầu rất tự nhiên nhất lại là trong đới sống vợ chồng, nó chỉ là cách bày tỏ mà đôi khi sinh ra một số người đã có một khuôn mặt, đôi mắt, thân hình gợi cảm sexy như thế, điễn hình là Marilyne Momro là một cô đào hát đã có một thời người ta tôn là nữ thần sexy trong điện ảnh của thập niên 50-60 thế kỷ 20
Dâm sẽ là một điều xấu, thô bỉ và trơ trẻn nếu nó không được kiềm chế, thực hiện nhu cầu tự nhiên này một cách bừa bãi cẩu thả như loài vật bất kể người khác.

DA THỊT, SẮC ĐẸP & CẢM XÚC TÌNH DỤC


 “ Không dâm sao nẫy ra hiền ”, đó là một câu người ta thường hay nói, có lẽ nó bắt nguồn từ sách Tố Nữ Kinh,trong đó có đoạn viết “ Phu phụ cấu dĩ vi quân luân chi khải, diệc tạo hóa chi đoan. Nam nữ giao tiếp nhi âm dương thuận như cố Trọng Ni xưng hôn nhân chi đại “ ( Việc vợ chồng ăn ở là việc mở đầu cho quần luân cũng là điều trước nhất của tạo hóa. Nam nữ giao tiếp để cho âm dương dược thuận, vây nên Trọng Ni (Khổng Tử) ca tụng việc hôn nhân là trọng đại )
Vây thì dâm không phài là điều xấu, xấu hay không là ở chổ cái ý nó thễ hiện dâm tính.
Sách cũng có chép một câu chuyện Vĩnh Lạc Bách Vấn
Vĩnh Lạc là hoàng đế đời nhà Minh có lần mời tướng sư Viên Liểu Trang
và để đàm thoại về Tướng học .
Bách vấn là một trăm câu hỏi trong cuộc đàm thoại đó . trong dó xin trích ra một câu có liên quan đến bì phu và cơ nhục và cãm xúc tình dục trong nghiên cứu này :
Hoàng đế Vĩnh Lạc hỏi : “ Trong cung của Trẫm không có phi tần nào mặt vuông vắn, Trẫm muốn tìm một khuôn mặt như thế để lấy làm vợ, ngài nghĩ sao ? ”
Viên Liễu Trang trả lời : “ Đàn bà sang quí ở mi, vai, lưng và mắt, đường con cái ở bụng, vú và rốn . Mặt vuông gọi là hổ diện tất phạm vào sát tinh làm sao có thể vào cung đễ làm quí nhân. Người đàn bà hình thể như con phượng mới thực là đại quí . phượng thì mặt tròn dài, mi như cánh cung,mắt nhỏ thuôn dài, nhiếu tú khí, cổ tròn dài, vai lưng bằng phẳng đầy đặn. Chân quí ở chổ đó, nếu không được làm vương phi thì cũng là phu nhân ”
Hỏi : “ Xem tướng khí huyết của nữ nhân ở đâu ?”
Trả lời : “ Nữ nhân khí huyết làm chủ, da là chổ của huyết, huyết là gốc của da, nên nhì da dẻ có thể biết sự suy vinh của huyết, da sang nhuận là huyết tốt, da đỏ hồng là huyết khô, da vàng là huyết đục, da như hơ lừa là huyết suy, da trắng nhợt là huyết trệ
Tiện tướng là huyết đục, dâm tướng là huyết suy, yểu tướng là huyết trệ, Cho nên huyết cần phải tươi, sáng trong ngoài minh nhuận mới quí ”
Nhuận là mịn màng, không xếp nếp, không ì trệ, không ủng thũng da dẻ minh nhuận, gợn ánh hồng, hoặc đen bánh mật, tươi sáng mát mẻ thì tốt trăm lần hơn trệ đục khô cằn.

Da thịt
Da là nơi để cho khí sắc hiện lên
Da thịt có nhiều loại :
Chắc và mềm mại
Bầy nhầy
Thô cứng nhăn nheo

Da thịt cần nhất là phải tương xứng với xương cốt, nếu xương nhỏ mà thịt nhiều sẽ thành bầy nhầy, nếu xương to mà thịt ít sẽ trỡ nên thô cứng.  Người đàn bà mà da thịt bầy nhầy, phù thủng thì nhiều bệnh tật, yểu chiết, thịt da mà thô cứng ắc khắc phu, tâm khổ.  Làn da trắng, mịn màng thơm tho là biểu hiện tính cách thông tuệ, văn nhã sạch sẽ...
Sách Thần Tướng Toàn Biên có đoạn chép :
“ Nhục hi kiện nhi thực, trưc nhi tủng canh dực, hương nhi noãn, sắc nhục bạch nhi nhuận, bì nhuậ tế nhi hoạt giai mỹ chất dã. Nhược sắc hôn nhi khô, bì hắn nhi sú, bang đa nhi khối phi hảo tưởng dã “

(Thịt da cần chắc đặc có bề thế, không chảy xệ lại thơm tho và ấm áp, sắc phải trắng nhuận, da phải nhỏ nhắn mềm mại đều là mỹ chất vậy . Nếu sắc đục như ám khói và khô, da đen sạm và hôi hám, thịt nổi lên thành cục không phải là tướng tốt.)

Đàn bà da lạnh thuộc tướng dâm, da ấm, nóng êm dịu là tướng tốt.
Cái mùi đặc trưng của mỗi người đàn bà toát ra từ da thịt của họ dưới con mắt của giải phẩu học là sự phóng thích các phân tử do một phản ứng oxyt hóa chất béo có trong mồ hôi nằm ở lổ chân lông, những vùng đặc biệt như nách, bẹn, gáy các nếp gấp… là những nơi có cấu tạo da lông và tuyền mồ hôi đặc biệt, ngoài ra các cơ quan rỗng cũng có riêng mùi đặc trưng của chúng như ở miệng, mũi, tai, âm hộ, âm đạo …mùi của hơi thở và nước mắt …. cái tổng hợp và vệ sinh cá nhân sẽ tạo ra nơi người phũ nữ một loại mùi da thịt
Nhiệt độ của da thịt tùy thuộc sự phân bố của các vi huyết quản và lớp mỡ dưới da, sự dản nở các mạch máu này chịu ảnh hưởng rất lớn của hệ thần kinh cảm giác, một người đàn bà hổ thẹn sẽ làm hồng đôi má, nếu sợ hãi sẽ tím mặt và tay chân làm lạnh toát cả người đôi khi vã mồ hôi dầm dề.
Sự biến đổi sắc diện biểu lộ tướng cách và tâm lý của người đó.
Màu sắc dưới da lại tùy thuộc vào các yếu tố di truyền và sự phân bố các tế bào có chứa chất melanine là một loại sắc tố, ngoài ra nó còn bị ảnh hưởng các chất tạo màu khác như màu vàng trong bệnh viêm gan, màu đen trong bệnh dư chất sắt, các bệnh làm thay đổi màu sác của da như bệnh phong cùi, bạch tạng, vãy nến...

Màu sắc của da cũng còn ảnh hưởng của nhiệt độ, độ cao và vùng nơi sinh sống, da của các cô gái Đà Lạt, Sa Pa khác với da của người miền xuôi..
Màu sắc của da cũng còn nói lên được tình trạng dinh dưỡng hay nghề nghiệp của người đó nữa cho nên xem da thịt của một người đàn bà để suy đoán hậu vận của người đó cũng là một biện luận dựa trên nền tảng khoa học
Nhan sắc và tướng cách :
Theo tướng mệnh học thì cuộc đời của người đàn bà hữu hạnh hay bất hạnh hoàn toàn thuộc về tướng cách của người đó, nhan sắc dễ đến với hạnh phúc, nhưng cũng có thễ trở nên tại họa, chỉ có tướng cách tốt mới khả dĩ có một thân phận yên ổn hạnh phúc.
Tướng cách là những nét đặc biệt hiện lên trên thân hình và ngũ quan, có thể nhìn qua sự sắp xếp và cấu tạo của thân hình và ngũ quan bộ vị mà có thể đoán biết được thân phân số mệnh của họ

Nhan sắc và tướng cách là yếu tố đi đôi với nhau
Nhan sắc đẹp + tướng cách tốt là đại quí
Nhan sắc xấu + tướng cách tốt là phu nhân
Nhan sắc đẹp + tướng cách xấu là khổ ải
Nhan sắc xấu mà tướng cách cũng xấu là nghèo khổ hạ tiện

Trong tướng học khi người ta suy đoán lý giải thì người ta tách phần nhan sắc với tướng cách ra để quan sát, tìm hiểu tương lai, hậu vận của người đàn bà
Trong sách Tố Nữ kinh có chép chuyên trao đổi về sắc đẹp giữa Hoàng Đế và Tố Nữ như sau :
Hoàng Đế hỏi: “Tại sao sắc đẹp nữ nhân làm cho nam say đắm? Yếu tố gì trong đó làm cho con người đắm say?”
Tố Nữ nói: “Các yếu tố để làm say đắm nam nhân do trời phú riêng cho nữ nhân đó là:

- Tiếng nói ngọt ngào.
- Tính nết dịu hiền.
- Đầu tóc trơn láng, đen huyền.
- Thịt da trắng, mềm.
- Xương cốt yểu điệu mảnh mai.
- Thân hình thon dẽ vừa tầm..

Trong giới tính học thì tướng cách của một người cũng giúp rất nhiều trong nghiên cứu toàn bộ tình dục một cách hoàn hảo vì đời sống tình dục của loài người là một hạnh phúc trong cuộc sống của họ không phải tình dục chỉ là thỏa mãn thuần túy về xác thịt


HƠI HÁM VÀ CẢM XÚC TÌNH DỤC

Hỏi : Tuyển cung phi cho mặt áo dày, rồi bảo chạy cho vã mồ hôi ra, nghĩa là sao ? ”
Trả lời : “ Làm vậy là cốt để xem thân thể có thơm tho không, phàm nữ nhân mà thể hương là tướng đại cát, nếu thân thể hôi hám là tướng hạ tiện ”
Trong cảm xúc thì mùi là yếu tố chính để kích thích tâm hồn con người chứ không phải là sác đẹp không phải là giọng nói cũng không phải ái ân xác thịt
Khi tiếp xúc với các thụ thề có trên miêm mạc mũi các phân tủ của mùi sẽ tạo ra một kích thích, từ đó theo dây thần kinh khứu giác chuyển về võ não và tạo ra một cảm xúc. mọi suy nghĩ hành động sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp do cái cảm xúc đó
Những hôi thối mùi tanh tao của các chất thải vệ sinh như phân, nước tiểu, đánh rấm… mùi từ cặn bã sinh hoạt, những mùi thối rữa của xác chết súc vật, tử thi thường tạo ra những cảm giác nôn ói ghê tởm.  
Khi nhận một mùi hương quen thuộc thì một cảm xúc xuất hiện .
Tại sao vậy ? Đó là kết quả của một vòng phản xạ tạo ra : Mùi - Khứu Giác – Não Bộ
Ảnh hưởng của mùi vị trên xúc cảm của con người sẽ tạo ra một loại “tâm lý đáp ứng”.
Gần như hầu hết các yếu tố gây ra các rối loạn chức năng tình dục đều có nguyên nhân Tâm Lý lồng ghép vào, 1/3 là do vấn đề tâm lý, vấn đề cảm xúc.
Một người bị bệnh liệt dương hay bị xuất tinh sớm là vì người đó chưa có đủ sự kích thích cần thiết hoặc do cảm xúc đến quá sớm.
Mùi, vị, âm thanh, hình ảnh và xúc giác có một vai trò rất lớn trên sự tạo ra “tâm lý đáp ứng”
Áp dụng mùi và hương liệu trong lãnh vực tình dục là một ý tưởng khá mới mẻ trong thập niên vừa qua.
Người ta nói chó tháng 3, mèo tháng bảy, người ta nói đến chồn hương, chuột chũi, nguời ta nói đến bọ xít, bọ dừa, cà cuống…cũng là muốn nói đến loại mùi đặc trưng của nó. Trong một thời điểm nào đó mà người ta thường gọi là mùa giao phối của loài vật con đực sẽ tìm đến con cái.
Cơ quan sinh dục của con cái sẽ tiết ra một loại mùi đặc trưng để báo cho con đực tìm đến.
Còn con người thì sao? Cái hơi hám của vợ chồng được mô tả qua câu ca dao:
Chim quyên ăn trái nhãn lồng
Lia thia quen chậu vợ chồng quen hơi

Câu ca dao mộc mạc này đã diễn tả hết tất cã cái thực chất hấp dẫn của cái hơi hám của con người trong đời sống tình dục.
Mùi như thế nào, cảm giác ra sao thì chỉ có mỗi cặp mới cảm nhận được, sự yêu thích hơi hám của nhau là biểu hiện của sự hòa hợp và tình yêu và đó là bản chất của nghệ thuật điều trị trong trường hợp rối loạn chức năng tình dục nam cũng như nữ.
Nếu như giọng nói không ai giống ai thì cái mùi cũng đặc trưng từng cá thể vậy. Mùi của một người là sự phóng thích các phân tử do một phản ứng oxyt hóa chất béo có trong mồ hôi nằm ở lổ chân lông,
Sự phân bố hệ thống lông, và đặt tính cấu tạo của nó cũng góp phần trong việc tạo ra mùi, trên cơ thể con người có những vùng đặc biệt như nách, bẹn, gáy các nếp gấp… là những nơi có ảnh hưởng mạnh nhất, ngoài ra các cơ quan rồng cũng có riêng mùi đat trưng của chúng như ở miệng, mũi, tai…mùi của hơi thở và nước mắt, tinh dịch hay chất nhờn âm đạo….
Có những người mà thân thể họ tỏa ra thơm ngát, ngọt ngào như trường hợp nàng Hương Phi thời nhà Mãn Thanh mà lịch sử Trung Quốc đã ghi lại, mà cũng có người nồng nặc khó chịu.
Nếu khi cơ thể con người làm quen và chấp nhận cái mùi, cái hơi hám đặc trưng của một cá thể khác thì nó sẽ hình thành một tâm lý nghiện như nghiện thuốc lá hay rượu vậy.
Say mê và rực lửa như hai câu thơ của Tự Đức Hoàng đế

Đập cổ kính ra tìm lấy bóng
Xếp tàn y lại giữ lấy hơi

Mới thấy hết nỗi sức hấp dẫn kỳ lạ cái hơi hám mùi vị của tình yêu
Nguyễn Du đã có một nhận xét tính tế và khoa học khi viết lên câu

Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình

Mũi là cơ quan để tiếp nhận mùi, nó sẽ dẫn truyền tất cả kích thích lên não và tạo ra cảm giác hưng phấn.
Mùi là bản chất của muôn loài, của cây cỏ, và của thiên nhiên.
Trong tướng mệnh học thì thân thể thơm tho là tướng đại cát
Trong bốn loại đàn bà theo cách phân chia trong văn học Phạm Ngữ thì Padmini là người đán bà bông sen, tuyệt diệu hơn hết chỉ tìm thấy một trong trăm ngàn người như kiểu nàng Hương Phi thời Mãn Thanh . Padmini là một người đàn bà thân hình mềm mại, trang nhã tỏa ngát mùi trầm, thẳng và đều đặn, cân đối như cây Ciricha, bóng bẩy như thân lọai cỏ Mirobolam. Mồ hôi của nàng như loại sữa tươi...
Các nhà khoa học hiện đại đã tổng hợp được nhiều loại mùi khác nhau từ các sản phẫm hóa học người ta thường gọi là mùi của hóa chất, tuy nhiên con người vẫn ưa chuộng mùi của các hương liệu thiên nhiên và trong quan hệ tình dục thì mùi tự nhiên của thân thễ vẫn luôn luôn là hơi hám tuyệt vời.


Bác Sĩ Hồ Đắc Duy
Người yêu ơi, đừng băng qua sông
image

image

http://baomai.blogspot.com/2015/01/hien-tuong-nguyen-ba-thanh-va-nhung-ieu.html

image

http://baomai.blogspot.com/2015/01/o-viet-nam-nguoi-ngheo-phai-chet.html
http://baomai.blogspot.com/2015/01/chuyen-tinh-em-khong-yeu-anh-ang-a.html

http://baomai.blogspot.com/2015/01/thang-nho-cam-cai-lon.html

image

image

image

image




41 năm trận chiến Hoàng Sa, ai nhớ ai quên?
Làng A Di Đà_Texas
Obama đọc Thông điệp Liên bang
Sự tích 12 con Giáp
Đổ nước thánh vào lăng Lenin
Máy bay QZ8501: tăng độ cao quá nhanh & không phải...
Việt Nam thật sự đang bên bờ vực thẳm
Nỗi trăn trở của Thủ Tướng về đổi mới thể chế
Internet: Lợi và Hại?
Bạn sắp bị đuổi việc ?
Trận chiến quyền lực giữa phe NTD & NPT
Nhìn lại một vụ án đáng buồn
Những bức tượng khổng lồ bằng tuyết
Tiết lộ về đường dây buôn “THẬN”
Bạn là người dậy sớm hay sống về đêm?
Khi thư viện trở thành lâu đài tri thức
Giáo hoàng Francis chủ trì thánh lễ ở Manila
Việt Nam cần xây dựng một nền giáo dục không bắt n...
Bộ tộc săn người cuối cùng ở Ấn Độ
Cách hành xử khó hiểu của trường Phan Bội Châu
R.I.P : Đức Ông Philippe Lê Xuân Thượng_Houston, T...
Tự do ngôn luận và bài viết ‘ăn thịt chó’
Người Việt 'đã sợ hãi từ lâu'
Chiến tranh dầu thô
Chân dung Quyền lực
Thủ tướng Dũng: Không thể cấm mạng xã hội
Cảnh nóng trên phim ngày càng mạnh bạo?
Người yêu ơi, đừng băng qua sông
Thiệt hại thực sự từ những cơn say xỉn
Hơn 100 xác người ở sông Hằng
Mỹ “mua đứt” Ukraine làm Nga, Pháp, Đức tê tái
Thích Minh Chúc: Chùa Từ Tôn - Hòn Đỏ
Sách dạy tiếng Anh mất dạy
Tội nghiệp Lục Bát
Dying Patient's iPad Cover Led to "Terrible Mistak...
Ở Việt Nam: Người nghèo phải chết !!!
Lại chuyện ý thức của người Việt
Sóng ngầm trong quan hệ Việt – Trung – Mỹ
Diễu Kim Jong Un để làm gì?
Hiện tượng Nguyễn Bá Thanh và những điều còn lại
Sáu bài học từ thiên tài
Vì sao dư luận quan tâm ông Thanh?
Thằng nhỏ cầm cái lon ...
Nước Pháp: Tuần hành lớn vì lý tưởng tự do
Chuyện tình: "em không thể yêu anh, Đảng ạ"!!!
Người Việt nghĩ nhỏ, khó làm việc lớn?
Je suis Charlie: “Rụng rời”
Thượng Đế và Khoa học
Cảm nghĩ đầu tiên về nước Mỹ của một du khách Việt...
Một học sinh lớp 6 thiệt mạng sau khi bị cô giáo đ...


Làng A Di Đà_Texas

image
Vùng phụ cận Houston, tiểu bang Texas, tại 12081 Doty Dr., thành phố Conroe, có một làng cư dân Phật tử có tên là A Di Đà. Từ Houston đi hướng I-45 North, chúng ta sẽ đến được làng A Di Đà; chạy ngược ra lại I-45 North ta có thể tiếp tục đi về thành phố Dallas, TX.

image
Làng A Di Đà nằm trong một khuôn viên trên một ngọn đồi rộng hơn 40 hecta, là một khu rừng, hẻo lánh, hoang vu. Con đường dốc đi lên đến làng ngoằn ngoèo, không khó đi, còn hoang dã với vẻ thiên nhiên, chưa được thơ mộng lắm. Khung cảnh tại đây vắng lặng, tĩnh mịch thích hợp cho những người lớn tuổi hoặc muốn xa lánh bụi trần.

image
Làng mới được xây dựng từ vài năm trước, hiện vẫn đang được tiếp tục xây dựng thêm nhiều hạng mục kiến trúc khác nữa, cho nên từ Doty Dr. vào đến làng A Di Đà, đường đi nhỏ hẹp, chưa được tráng nhựa, vừa đủ một lane đường cho xe chạy. Làng A Di Đà được gọi là làng vì ở đây có đến một trăm ngôi nhà nhỏ di động (trailer), được đặt trong từng khuôn viên một, nhìn có vẻ khang trang, gọn gàng. Để có một ngôi nhà di động trong làng, một sở hữu chủ chỉ trả chi phí cho miếng đất đặt trailer, còn các chi phí khác như điện, nước hàng tháng chỉ trả một khoản nhỏ như là tượng trưng. Cư dân ở đây có người theo tín ngưỡng Phật giáo, cũng có người theo tín ngưỡng Công giáo.

image
Trong làng A Di Đà đó có nhiều kiến trúc nhỏ được xây dựng tập trung trong vài hécta đất. Các kiến trúc ở đây không nguy nga, tráng lệ; chủ yếu dùng vật liệu gỗ để xây dựng, nhưng nhìn có mỹ thuật và tỉ mỉ trong từng đường nét kiến trúc. Kiến trúc lớn nhất trong làng A Di Đà phải nói đến ngôi chùa Tầm Nguyên II. Tên Tầm Nguyên đặt cho chùa là được gợi ý từ nghĩa của bốn chữ “Bổn Tánh Hoàn Nguyên”. Chánh điện có đặt một tượng Đức Thích Ca thật lớn, bên dưới là tượng của Đại Tam Thánh.

image
Đặc biệt không giống như các chùa, trong chùa Tầm Nguyên II không cho đặt thùng công đức, vì theo thầy trụ trì thì sự đóng góp của các Phật tử đã đủ để chùa xây dựng và sinh hoạt nên không nhất thiết phải quyên góp. Ngoài những lễ chính hàng ngày, chùa Tầm Nguyên II là nơi các Phật tử từ các nơi xa, gần về tu tập, gieo duyên, có Phật tử ở Canada, Úc Châu, Âu Châu và năm mươi tiểu bang của Hoa Kỳ cũng về đây dự khoá học.

image
Thường lệ thì mỗi tháng có hai khoá tu tập. Chùa có một trai phòng lớn xây bên cạnh, tiếp được hai trăm thực khách; những cư dân ở trong làng A Di Đà mỗi ngày có thể đến trai phòng của chùa Tầm Nguyên II dùng hai bữa cơm chay miễn phí.

image
Thượng Toạ (TT) Thích Thông Lai, cho biết, ngoài chùa Tầm Nguyên II này, còn có các chùa Tầm Nguyên I  là Tổ Đình ở Washington  State, chùa Tầm Nguyên III và Làng A Di Đà II ở Indio CA, chùa Tầm Nguyên V ở Vallejo CA. Phật tử ở các chùa lên đến hơn ba ngàn người. Các chùa Tầm Nguyên do thầy Thích Thông Lai trụ trì và hướng dẫn phật tử tu theo Pháp Môn Tịnh Độ, qui tắc tu học của chùa Tầm Nguyên là thực hành theo mười điều trong “Lời Khai Thị Của Ấn Quang Đại Sư”. Các ngôi chùa do Thầy Thích Thông Lai và Phật tử xây dựng, đều không thuộc hệ thống tổ chức của Giáo Hội Phật Giáo nào cũng như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại hải ngoại.

image
Một kiến trúc khác nữa rất đẹp là tượng đài “Tổ Quốc Ghi Ơn”, được xây bằng đá granite đen nổi bật bốn chữ “Tổ Quốc Ghi Ơn” màu trắng, ngay phía sau đài được dựng 26 lá cờ của 26 đơn vị quân đội của Việt Nam Cộng Hoà (VNCH). Lễ đặt viên đá đầu tiên để xây dựng tượng đài vào ngày 2 tháng 2 năm 2014 dưới sự chủ trì và đại diện là Thượng Toạ Thích Thông Lai, cựu Thiếu Tá VNCH Trương Văn Cao, cựu Trung Uý VNCH Lê Văn Thọ, cựu chuyên viên điện lạnh Cục Quân Nhu VNCH Nguyễn Kim Như, cựu Tỉnh Đoàn Trưởng Xây Dựng Nông Thôn VNCH Lê Minh Giang. Nhiều người đến đây thường thích chụp hình dưới chân đài tưởng niệm, vì phía trước đài có hồ phun nước nhỏ, chung quanh trồng cây cảnh, được chăm sóc thường xuyên nên cảnh quan khá bắt mắt khách vãng lai.

image
Tượng đài “Tổ Quốc Ghi Ơn” có thể được coi như là trung tâm của một quần thể kiến trúc các tượng đài nhỏ, bởi vì bên phải tượng đài được xây một ngôi đền nhỏ tưởng niệm chiến sĩ “Vị Quốc Vong Thân”; bên trái là tượng đài thuyền nhân và tượng đài Đức Quán Thế Âm Bồ Tát cùng tượng đài Đức Mẹ La Vang Việt Nam; phía sau là tượng đài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát.

image
Bên trong Đền Tưởng Niệm “Vị Quốc Vong Thân” có thờ  57 vị anh hùng đã tuẩn tiết và các vị anh hùng vô danh của Quân lực VNCH đã sống oanh liệt, chết lưu danh vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 đen tối như Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, Thiếu Tá Nguyễn Văn Long,…  cũng như biểu tượng vinh danh các người lính Hoa Kỳ đã tử trận tại VN. Một khác biệt nữa là được thờ phụng tại đây còn có di ảnh của cố Đức ông Trần Văn Hoài và cố Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền.  Cố Đức ông Trần Văn Hoài người phục vụ tại Toà Thánh Vatican trong nhiều năm, là người có công vận động Liên Hiệp Quốc đón nhận thuyền nhân VN đến các nước; Cố Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền, địa phận Huế, là người đã bị nhà cầm quyền cộng sản VN giam giữ mười mấy năm trời trong trại tù cải tạo và đã chết sau khi được trả về.

image
Tượng đài thuyền nhân là hai con thuyền bằng gỗ với những hình tượng thuyền nhân bên trên. Đây là những con thuyền mà thuyền nhân VN dùng để vượt biển đào thoát khỏi chế độ cộng sản tại VN. Theo số liệu của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, trong khoảng thời gian 1975-1995 đã có 849.228 người vượt biên bằng đường biển và đường bộ.

image
Một số thuyền nhân được các tàu nước ngoài cứu vớt; một số khác đến được các đảo của các nước lận cận VN; một số bị thiệt mạng trên biển, rất nhiều người bị hải tặc cướp bóc, hãm hiếp trước khi được cứu. Hiện nay chưa có một con số thống kê chính thức về số thuyền nhân bị chết trên biển. Tại một số nước có những tượng đài được dựng lên để tưởng nhớ đến những thuyền nhân VN bị thiệt mạng trong các cuộc vượt biên; tượng đài thuyền nhân ở làng A Di Đà cũng là một điển hình trong các tượng đài đó.

image
Sự nguy hiểm, đau xót trên con đường vượt biên bằng đường biển của người VN là không kể xiết; vì thế sau này có nhiều câu chuyện kể về chuyến vượt biển của những con người đứng trước chín phần chết một phần sống, trong cái chết họ chỉ biết cầu nguyện Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hoặc Đức Mẹ Maria; rồi thì có những sự hiển linh và họ đã được cứu sống. Cho nên thầy Thích Thông Lai đã cho xây dựng tượng đài Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và Đức Mẹ La Vang VN ở hai bên tượng đài thuyền nhân, để cư dân trong làng của cả hai tôn giáo này có thể đến cầu nguyện bất cứ lúc nào.

image
Phía trước, hai bên tượng đài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát được dựng hai ngôi miếu nhỏ xíu nằm trên hai cây cột như hai ngôi chùa một cột; miếu bên trái thờ các thai nhi chết khi còn nằm trong bụng mẹ hoặc vừa mới được sinh ra, miếu bên phải thờ các vong linh của các “Đồng Bào Tử Nạn Trên Đường Vượt Biên", với mục đích làm nơi cầu siêu và tưởng niệm bất vụ lợi hàng năm cho các đồng bào bất hạnh đã mất tích hay tử nạn trên đường vượt biên tìm tự do.

image
Trong mỗi miếu nhỏ này có đặt hình tượng của các thai nhi và các thuyền nhân bằng pha-lê lấp lánh trong ánh sáng của ngọn đèn led nhỏ. Một vài cư dân trong làng A Di Đà có kể lại rằng thỉnh thoảng vào những đêm hôm khuya khoắt, họ bắt gặp nhưng vong hồn lặng lẽ của các sinh linh đã chết này xuất hiện trước các miếu thờ (!).

image
Ngoài các kiến trúc chính trên, còn phải kể đến các kiến trúc khác như gác chuông đồng rất lớn bên cạnh tượng đài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát; Nhà Vãng Sanh nơi thực hiện tang lễ cho người đã khuất; cuối cùng là nhà thờ Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, bên trong có một “cỗ thọ đường” dùng để cho một người còn sinh thời muốn được trải nghiệm qua một lễ tang của mình như thế nào.

image
Chính vì những kiến trúc được xây dựng theo mục đích thờ tự không giống như các chùa Phật giáo chính thống, nên đã tạo ra nhiều tò mò cho nhiều du khách đến dâng hương và thưởng ngoạn. Theo thầy trụ trì thì các công trình kiến trúc cần thiết khác vẫn còn đang được tiếp tục lên kế hoạch xây dựng. Đây là sự phát tâm rộng lớn của các Phật tử gần xa, hy vọng khu làng A Di Đà sẽ sớm được hoàn thành để làm nơi tương trợ tu tập cho các tăng ni và Phật tử, và nơi chăm sóc và trợ niệm cho các Phật tử trong giây phút cuối cùng được dễ dàng vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

image
Có hai nhận xét trái chiều về cách hành xử tôn giáo trong ngôi làng A Di Đà, có người không thích vì họ cho rằng chùa nơi đây không phải là ngôi chùa thờ Phật theo đúng nghĩa, nghi lễ cúng lễ của chùa chưa phù hợp với Phật giáo. Nhưng cũng có người tán thành việc hoà đồng tôn giáo của thầy trụ trì Thích Thông Lai. Nếu có ai đó lần đầu gặp TT Thích Thông Lai, đều có vẻ e dè trước cách nói chuyện và ánh mắt nhìn như một “hảo hán Lương Sơn Bạt” của TT. Thầy Thích Thông Lai sinh năm 1952, trước đây là sĩ quan Tuyên Uý trong Quân lực VNCH, hiện nay tuy vẫn là một nhà tu hành, nhưng TT Thích Thông Lai vẫn nhận định rằng chế độ cộng sản là ác nghiệt với dân chúng, với chúng sinh, không phù hợp với sự từ bi của Phật giáo, cho nên quan điểm của TT là cho dù không thể tu thành đấng A La Hán, đấng Bồ Tát, hoặc có tái sinh một kiếp nhân trần khác TT cũng không chấp nhận chế độ này trong cõi ta bà. Trong những trải lòng của mình về quan điểm chống cộng, TT Thích Thông Lai vẫn thường tự an ủi mình bằng những câu chuyện về cuộc đời Phật Hoàng Trần Nhân Tông:

Cư trn lc đạo th tùy duyên
Cơ tc xan h khn tc miên

Dịch:

Sng gia phàm trn, hãy tùy duyên mà vui vi đạo
Đói thì ăn, mt thì ng.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire