caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 15 février 2015

Groupe Cát Bụi và chương trình nhạc, bài sưu tầm cho dịp Tết năm Mùi.

Để tiếp tục chương trình văn nghệ dịp Tết , mời quý anh chị vào đọc bài và nghe nhạc piano của chị Thu Hằng, nhạc anh Mai Đằng và bài sưu tầm của chị  Ai Montgomery.

Caroline Thanh Hương

THÂN CHÚC CHỊ THANH HƯƠNG VÀ TOÀN THỂ TRONG DIỄN
ĐÀN CAT BUI MỘT MÙA XUÂN THẬT ĐẦM ẤM BÊN GIA ĐÌNH
VÀ NGƯỜI THÂN




(aimontgomery)






Hello!
Gởi mọi người đọc
​ 2 phần khác nhau​
...& mở links Nhạc, nghe ...chơi
Liên khúc ...nhạc khác nhau ...

​​

​​

​​
Scenery 20 - ALASKA (1)
TH's Best of Medleys: ​
Lien khuc 10 - Medley No. 10 ​


​​

​​
​​
TH/ ​

​​
th51bis https://www.youtube.com/user/th51bis

​NGHỊCH LÝ CỦA CUỘC SỐNG
1. Chúng ta có ít nhưng xài nhiều, chúng ta mua nhiều nhưng sử dụng ít.
2. Chúng ta có nhà rộng với mái ấm hẹp; có tiện nghi nhưng ít thời gian.
3. Chúng ta có nhiều bằng cấp nhưng lại có ít tri thức.
4. Chúng ta có nhiều kiến thức nhưng lại thiếu sự suy xét....
5. Chúng ta làm ra những thứ lớn hơn nhưng chưa chắc chất lượng hơn.
6. Chúng ta làm giàu tài sản nhưng lại làm nghèo giá trị bản thân.
7. Chúng ta kéo dài tuổi thọ nhưng không sống đúng ý nghĩa đích thực của cuộc sống.
8. Chúng ta chinh phục không gian vũ trụ nhưng lại bỏ trống không gian tâm hồn.

 9. Chúng ta cố làm sạch không khí nhưng lại làm vẩn đục tâm hồn.
10. Chúng ta biết đường đến mặt trăng nhưng lại quên đường đến nhà người hàng xóm.

 11. Chúng ta xây nhà cao hơn nhưng lại hạ thấp tâm tính; xây đường rộng hơn nhưng lại thu hẹp tầm nhìn.
12. Chúng ta được học cách phải tiến nhanh về phía trước mà chưa học cách chờ đợi.
13. Chúng ta được dạy cách kiếm sống chứ không phải cách sống.
ST
---------

- 1 khúc nhạc "thánh ca"
​​
​Scenery 37 Laus Deo (2)​ -
​​
Hoa, Cảnh; Landscapes

Rừng Quốc Gia Denali - giữa bang ALASKA  - photos: TH


---------



HÌNH THỨC VÀ NỘI TÂM
(St 2,4b-2,4a ; Mc 7, 14-23)

 Hẳn chúng ta còn nhớ câu chuyện hai nhà sư đến bên bờ sông. Thấy một cô gái ăn mặc đẹp, loay hoay rụt rè không dám lội qua. Một nhà sư có ý muốn giúp cô gái, liền cõng ngay cô lên vai và lội qua sông, rồi thả ở bờ bên kia. Thế nhưng lại bị nhà sư thứ hai trách móc suốt chặng đường còn lại. Về tới chùa, vẫn chưa nguôi. Nhà sư làm phúc ban đầu im lặng cúi đầu. Cuối cùng, không chịu nổi nữa, đã buột miệng trả lời : “Cô gái tôi đã... thả ở bờ sông. Sao Thầy còn mãi giữ cô ấy trong lòng cho đến giờ này?”.

Thánh sử Marcô đã trình thuật việc Đức Giêsu vạch trần, tố cáo sự giả hình của các Kinh Sư và Biệt Phái chỉ ưa hình thức bên ngoài mà lòng của họ thì xa Chúa: “ miệng niệm nam mô, bụng một bồ dao găm”. Đồng thời, Chúa muốn họ không nên vì quá lo hình thức bên ngoài mà quên đi cái cốt yếu bên trong là đức công bằng và lòng bác ái. Họ áp đặt người khác phải rửa tay cho sạch trước khi ăn, nhưng trong lòng thì đấy xấu xa và tội lỗi. Đó là lối sống đóng kịch và khoe khoang khi muốn tỏ ra cho những người xung quanh thấy những việc làm của họ để được ca tụng.
---------
Mời cả nhà click xem cho vui! - thưởng thức Liên khúc 8!
​​

​​
Scenery 17 -Hoa, Bướm, Phong cảnh (2)
Flowers, Butterflies & Landscapes (Part 2)

​​​
​TH's Best of Medleys:
Liên khúc 8 Châu Mỹ La Tinh!/ Medley No. 8 Latin Music



Hoa Anh Đào - Vườn Nhật Bản - Philadelphia, PA  - TH




 Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta trong khi lo hình thức bề ngoài, thì cũng nên nghĩ đến chăn sóc cho tâm hồn những nhân đức thánh thiện, công bằng và lo hoán cải đời sống để được đổi mới trong mọi sự. Đồng thời, Chúa cũng mời gọi chúng ta trong đời sống thường ngày, nên tỏ hiện lòng yêu mến Thiên Chúa và sống bác ái, yêu mến mọi người, không nên vì hình thức bên ngoài mà quên đi nội tâm bên trong. Tất cả những thực hành đạo đức bên ngoài nếu không đi với một ý hướng ngay lành và một tâm hồn sám hối thực sự, đều là trò giả hình. 

 Lạy Chúa xin cho chúng con trong khi biết lo làm đẹp bề ngoài, thì chúng con cũng lo cho linh hồn mình nên trong sạch trước mặt Chúa. Amen




Ngày xưa, đốt pháo là một trong những thú vui không thể thiếu của ngày Tết.
Theo phong tục, việc đốt pháo đêm giao thừa có ý nghĩa xua đuổi tà ma, xua đuổi những điều xui xẻo, đưa tiễn những cái cũ để đón những điều mới, may mắn, tốt tươi, tiễn đưa một năm cũ với những nỗi vui buồn để đón năm mới với nhiều hy vọng.


Ngày nay, việc đốt pháo đã bị cấm. Bởi vậy nên mới có câu nói vui được cư dân mạng truyền nhau:
"Tết xưa pháo nổ trước hè
Tết nay pháo nổ lên xe vô tù".

Thay vào đó, hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước đều có bắn pháo hoa đêm giao thừa.



Ngày xưa, mỗi dịp Tết đến, các gia đình đều cùng nhau quây quần gói bánh chưng, làm giò chả để ăn Tết.


Ngày nay, chẳng mấy ai tự gói bánh chưng hay giò chả nữa. Mọi người đều đi mua cho nhanh, gọn. Nhiều chị em còn ở nhà, lên mạng xem các địa chỉ bán hàng online và gọi mang đến tận nhà. Không những bánh chưng, giò chả, nhiều nơi còn cung cấp dịch vụ bán cỗ nguyên cả mâm, mang đến tận nhà và bày giúp gia chủ.

Ngày xưa, người ta quan niệm Tết là dịp để gia đình quây quần, sum họp. Mọi người thường đi chúc Tết, đến nhà người thân tụ họp, ăn uống.

ST




Món ăn kiêng kỵ ngày Tết không biết có từ bao giờ nhưng vẫn chiếm vị trí quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng của người dân.Người ta làm theo lệ tục từ một lẽ rất đơn giản: “Có thờ có kiêng, có kiêng có lành”. Có một vài món cả 3 miền đều kiêng kị nhưng có một số là món ăn may mắn của vùng miền này lại là món "kiêng" của miền kia.
1. Thịt chó



Ảnh minh họa (nguồn: internet)
Thực phẩm đầu tiên phải kể đến đó là thịt chó. Mặc dù, thịt chó là một loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm. Và đây cũng là món ăn khoái khẩu của cánh mày râu. Tuy nhiên, thịt chó chỉ dùng để giải xui xẻo dịp cuối tháng, hết năm. Trong những ngày đầu năm hoặc đầu tháng, người Việt thường  kiêng ăn thịt chó để tránh gặp phải đen đủi.

2. Thịt vịt

Ảnh minh họa (nguồn: internet)
Thực phẩm thứ hai, cũng không xuất hiện trong những bữa ăn đầu năm của người Việt, đặc biệt là đối với người dân miền Trung đó là thịt vịt. Vì họ sợ tán đàn.

3. Mực


Ảnh minh họa (nguồn: internet)
Một loại thực phẩm mà người dân cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều rất kiêng kỵ trong ngày Tết đó là mực. Bởi dân gian thường có câu "đen như mực". nên theo quan niệm ăn mực ngày đầu năm sẽ gặp phải đen đủi trong cả năm đó.

4. Tôm


Ảnh minh họa (nguồn: internet)
Người miền Bắc thường thêm tôm vào các món ăn ngày Tết. Nhưng người dân cả hai miền Trung và miền Nam đều kiêng ăn tôm trong những ngày Tết. Bởi theo quan niệm, tôm thường đi giật lùi, nếu ăn tôm đầu năm thì công việc trong cả năm đó sẽ bị thụt lùi, không thể thăng tiến được.

5. Vịt lộn

Ảnh minh họa (nguồn: internet)
Người dân miền Bắc và miền Trung thường kiêng ăn trứng vịt lộn trong những ngày đầu năm và ngày đầu tháng. Bởi theo quan niệm, nếu ăn trứng vịt lộn vào những ngày này thì sẽ gặp phải đen đủi, không được suôn sẻ.

6. Cá mè

Ảnh minh họa (nguồn: internet)
Cả hai miền Bắc và miền Trung người dân đều kiêng ăn cá mè đầu năm, vì sợ "hãm tài", làm việc gì cũng hỏng.
7. Chuối

Ảnh minh họa (nguồn: internet) 

Nếu như người miền Bắc ngày Tết không thể thiếu trái chuối bày trên bàn thờ gia tiên thì người miền Nam lại tránh ăn chuối những ngày đầu năm, bởi chuối đọc chệch gần giống với từ "chúi", ăn nhiều thì cả năm chỉ "chúi" xuống chứ không ngẩng cao được, ảnh hưởng tới thăng tiến.
8. Đu đủ

Ảnh minh họa (nguồn: internet) 
Người miền Bắc hoặc miền Nam quan niệm đu đủ là thứ không thể thiếu trong mâm ngũ quả, đặc biệt là người miền Nam "Cầu-dừa-đủ-xoài-sung" nhưng người miền Trung lại rất kiêng loại quả này vì phát âm nghe giống như "thủ đủ", cả năm sẽ không được may mắn, thuận lợi.

Ngoài ra, người miền Nam tránh cam vì cho rằng “quýt làm cam chịu” – oan sai cả năm ; kiêng quả lê vì sợ lê lết…
Depplus.vn/MASK (Tổng hợp)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire