caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 12 avril 2015

Luật Nhân Quả, ai sợ, ai không sợ?



Cám ơn anh chị qua bài post này đã nhắc lại chuyện nhân quả.

Thật ra, trong cuộc đời ngắn ngủi của mỗi con người chúng ta trên trái đất này, bao nhiêu lần làm điều thiện, ác trong những hoàn cảnh khác nhau, khó mà đếm cho hết theo từng quan niệm và vị trí của mình lúc bấy giờ.

Trường hợp khách quan nhất thì có lẽ theo tôi, thì  không ai muốn bản thân mình làm chuyện ác để mặc cảm theo đuổi con người suốt cuộc đời.

Tốt nhất là mình cứ nghĩ đến việc thiện và không nên chờ bất cứ ai báo đáp.

 Thế gian này nếu mỗi người trong 1 ngày đều làm cho người cạnh mình 1 việc tốt thật nhỏ thì sẽ lắm người có hạnh phúc, dù thật nhỏ nhoi.

Kính chúc quý anh chị sự bình yên trong tinh thần.

Caroline Thanh Hương


LUẬT NHÂN QUẢ KHÔNG BỎ SÓT MỘT AI

  

 
 
Có một người phụ nữ khi nướng bánh mì cho gia đình mình luôn làm dư ra một cái để cho người nghèo đói. Bà để ổ bánh mì dư trên thành cửa sổ bên ngoài cho người nghèo nào đó đi qua dễ lấy. Và một người gù lưng đều đặn đến để lấy ổ bánh mì đó.
Thay vì nói lời cám ơn, ông ta vừa đi vừa lẩm bẩm những lời như niệm chú:
"Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!”
Điều này cứ diễn ra, ngày này qua ngày khác.
Mỗi ngày, người gù lưng đến lấy bánh và lại lẩm bẩm câu :
“Việc xấu người làm thì ở lại với người, việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!”
Người đàn bà rất bực bội. Bà thầm nghĩ:
“Không một lời cám ơn, ngày nào người gù này cũng đến lấy bánh ta làm rồi lải nhải giai điệu khó chịu ấy! Hắn ta muốn ám chỉ điều gì?”
Một ngày kia, không chịu được nữa, bà quyết định cho người gù đi khuất mắt.
Bà tự nhủ, “Ta sẽ làm cho hắn mất dạng.” Và bà đã làm gì ? Bà cho thuốc độc vào ổ bánh mì dư bà thường làm. Khi bà sắp sửa bỏ ổ bánh có thuốc độc lên thành cửa sổ, đôi tay bà bỗng run lên.
Bà hốt hoảng:
“Ta làm gì thế này?”
Ngay lập tức, bà ném ổ bánh có thuốc độc vào lửa và vội làm một cái bánh mì ngon lành khác rồi đem để lên thành cửa sổ.
Như mọi khi, người gù lưng đến, ông ta lấy bánh và lại lẩm bẩm:
“Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người.”
Ông ta cầm ổ bánh đi cách vui vẻ mà không biết rằng trong lòng người đàn bà đang có một trận chiến giận dữ.
...
Có một điều mà không ai biết đó là mỗi khi đặt ổ bánh mì cho người nghèo lên thành cửa sổ, bà lại cầu nguyện cho đứa con trai đi xa tìm việc làm, đã nhiều tháng không nhận được tin tức. Bà nguyện cho con trở về nhà bình an, mạnh giỏi.
Buổi chiều hôm đó, có tiếng gõ cửa.Khi mở cửa ra, bà ngạc nhiên thấy con trai mình đứng trước cửa...
Anh ta gầy xọp đi. Quần áo anh rách rưới đến thảm hại. Anh ta đói lả và mệt. Khi trông thấy mẹ, anh ta nói:
- Mẹ ơi, con về được đến nhà quả là một phép lạ. Khi con còn cách nhà mình cả dặm đường, con đã ngã gục vì đói, không đi nổi nữa và tưởng mình sẽ chết dọc đường. Nhưng bỗng có một người gù lưng đi ngang, con xin ông ta cho con một chút gì để ăn, và ông ta đã quá tử tế cho con nguyên một ổ bánh mì ngon. Khi đưa bánh cho con, ông ta nói:
- Đây là cái mà tôi có mỗi ngày, nhưng hôm nay tôi cho anh vì anh cần nó hơn tôi!
Khi người mẹ nghe những lời đó, mặt bà biến sắc. Bà phải dựa vào thành cửa để khỏi ngã. Bà nhớ lại ổ bánh mì có thuốc độc mà bà đã làm sáng hôm nay. Nếu bà không ném nó vào lửa thì con trai yêu quý của bà đã ăn phải và đã chết!
Ngay lập tức bà nhớ lại câu nói có ý nghĩa đặc biệt của người gù lưng:
“Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!”
***
Trong cuộc sống, luôn tồn tại luật Nhân quả. Những gì bạn làm hôm nay là căn nguyên cho những sự việc sẽ đến với bạn trong tương lai bởi vậy hãy luôn sống tốt và không bao giờ phải hổ thẹn với lương tâm của mình bạn nhé!

 

1 commentaire:

  1. Đọc xong Luật Nhân Quả, có bài thơ dưới đây
    xin gửi đến Cát Bụi :


    " Thi ân bất cầu báo "
    ( Tục ngữ Việt Nam )

    LÀM ĐIỀU NHÂN ÁI

    Nếu tôi giúp được một tấm lòng
    Đang chờ an ủi, khỏi sầu mang
    Là tôi đã sống không vô bổ
    Khi cố đưa người thoát sốn sang

    Nếu tôi giải được nỗi đau thương
    Hoặc cơn đau đớn quá khác thường
    Dìu chim nhỏ xẩy, vào tổ ấm
    Là tôi đã sử cách xót thương


    Trần Trọng Thiện

    RépondreSupprimer