caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 21 novembre 2015

ĐỐI THOẠI CHA CON gây xúc động/ VIDEO. "Les méchants, c'est pas très gentil" : Brandon a ému les téléspectateurs du monde entier.



ooooo

image1.JPG

La vidéo du petit garçon originaire de Courbevoie a fait le tour de nombreuses télévisions après les attentats de Paris. 


CANAL +
La formule a fait mouche. Au micro du "Petit journal", dimanche 15 décembre, Brandon, 6 ans, a des mots simples pour exprimer son émotion après les attaques meurtrières qui ont fait 130 morts et 350 blessés à Paris et Saint-Denis : "Les méchants, c'est pas très gentil". Venu se recueillir avec son père place de la République, le petit garçon originaire de Courbevoie a ému la France avec ses mots naïfs. Tout comme le dialogue avec son père, lui expliquant que "les fleurs et les bougies, c'est pour nous protéger". 
La vidéo, reprise par les médias français, a rapidement traversé les frontières et a notamment été diffusée par de nombreuses chaînes de télévision britanniques ou américaines. Avec des mises en scène plus ou moins sobres, comme le relève "Le Petit Journal" de Canal + qui a invité le père et le fils vendredi 20 novembre.

"Comment tu as fait pour passer à la télé ?"

Sur le plateau, face à Yann Barthès et Martin Weil, soudain transformés en Jacques Martin d'un jour, Brandon ne s'est pas départi de son sourire. "J'habite en France", a-t-il innocemment répondu, interrogé sur sa ville d'origine. Et le garçon de rire au premier gros mot prononcé par Yann Barthès. Elève de CP, il a expliqué la réaction amusée de ses copains après cette soudaine célébrité : "Ils m'ont dit 'comment tu as fait pour passer à la télé ?'" 
Son père, Angel, est revenu sur la séquence : "Comme tout le monde, on a été très touchés. Je me sentais très concerné, j'ai décidé de rendre hommage à ces personnes. (...) Lui me posait pas mal de questions et ce n'est pas évident d'expliquer ça à un enfant de six ans. Je me suis dit que sur place, ce serait peut-être plus facile de lui faire comprendre." Et sur le succès qu'elle a eue : "On a parlé avec notre coeur, on a parlé sous le coup de l'émotion." 


Chương trình thơ, nhạc groupe Cat́ Bụi với Còn Lại Gì Thu Sau Này, thơ Thanh Hương, Trần Trọng Thiện, Dư Thị Diễm Buồn, Nguyễn Nhơn, Phạm Anh Dũng, Quách Vĩnh Thiện





Còn Lại Gì Thu Sau Này.

Có phải thu nào lá cũng vàng, đỏ?
Có phải cành khô để nó ngô ngây?
Có phải trăng tàn cho trời đen tối?
Có phải lạnh về cho má hây hây?

Năm ngón tay tròn màu nắng vừa phai
Tay buông nắm đất cho lá ngần ngại.
Trái mùa thu, chú sóc chờ hạt dẻ
Con quạ đen, mắt biếc vét ruộng chiều.

Cố góp nhặt vài hạt thóc cô liêu.
Dòng suối chảy đưa nước về đâu nhỉ?
Kẻo kẹt, ván rên trên cây cầu khỉ
Cặp vịt xanh còn thả nước về xuôi.

Trời nhuốm lạnh, em bé quẳng cần câu
Hy vọng nhỏ tan dần theo chiều xuống.
Ánh nhợt nhạt soi bóng mặt gương vỡ
Một chiều thu nắng vàng, gió heo may.

Cõi đồng quê, héo hắt giữa ban ngày
Công xưởng lấp ruộng cày ngày sắp tới.

Thanh Hương
20 tháng 11 năm 2015








 NHỚ  LẠI  LÚC  THU  VỀ

Tôi đến thăm Thu, sáng đầy sương sớm
Màn trời u ám, không một bóng che
Lặng yên, giữa quang cảnh vắng hoe
Không tiếng chim kêu, rừng hoang vắng vẻ

Còn đâu, những bài ca Hè đẹp đẽ
Với nắng vàng rực rỡ, vẽ nên thơ
Đuồi bóng râm, yên lặng ngủ trong mơ
Bình minh đến, từ tờ mờ chim hót

Những chú chim chuyền cành, đang nhẩy nhót
Vui nắng hè, nay trôi dạt về đâu
Đi xa rồi, uể oải đôi cánh nâu
Giữa mảnh trời u sầu, buồn xa xứ

Vài chú cú mắt tròn, đang ủ rũ
Ở lại tìm mồi cũ, dáng nhập nhoàng
Còn đâu vẻ hãnh kiêu, của một hè trong sáng
Mang đầy mình, lấp lánh lá dọc ngang

Sóc, hả hê cất dấu những hạt vàng
Đàn chim sẻ, vung cánh qua nắng ấm
Kiến càng, ngũ cốc chuyển mang, lấm tấm
Ong chăm làm, trữ mật ngọt, trầm ngâm

Nơi đây Thu cư ngụ, mối sầu thâm
Đang rải rác, âm thầm trùm, bao phủ
Cây xác xơ, đất trời ru giấc ngủ
Cảnh quạnh hiu, tiu nghỉu, trĩu cô đơn


           Cô đơn, cô đơn nằm trên đá rêu, hờn . . .

                               Trần Trọng Thiện
__._,_.___

BÊN LIẾP TRẦU XANH


           DTDB

Làm sao quên, giặc về dân trôi nổi…
Nhà tản cư ở đậu đất người ta!
Ngoài ao bèo điên điển bông vàng ối
Người sầu lo! Hoa làm dáng mặc hoa

Nhà mình thuở đó: cấy, trồng, phơi, bó…
Lúa nếp gặt về đập chứa đầy bồ
Những đêm nước kém đặt lờ, kéo vó…
Chuối, mít, dừa… lớp bán, lớp phơi khô

Má tháo vát nên chân bùn, tay lấm…
Chẳng ngại nhọc nhằn phụ giúp chồng con
Cá, vịt, heo, gà… ủ rơm nuôi nấm
Dây trầu xanh quấn quít gốc cau hòn

Nông thôn ơi! Tươi vàng tơ nắng lụa
Tim nồng nàn tha thiết thắm tình xuân
Người dân quê hiền lành như bông lúa
Ba má vui, bên con cháu quay quần…

Thời cuộc đổi thay, quê hương nhuộm đỏ!
Nước loạn ly, con tứ tán khắp nơi…
Nặng nghĩa ân, ba không lìa thôn nhỏ
Dù đất đai bị cắt bảy, chia mười…

Năm tháng dài, nhớ cố hương chi lạ!
Mấy mươi năm, con trở lại thăm quê
Bước chân lên tàu nghe lòng rộn rã
Thời thanh xuân, ngày đẹp cũ quay về

Con sẽ tâm sự suốt đêm với má…
Kể ba nghe, chuyện lạ xứ người ta…
Sau giặc chiếm, làng thôn nghèo khổ quá!

Quê hương mình giờ thay đổi, lạ xa…


Mõi mắt dõi tìm bóng hình yêu dấu!
Đâu hàng rào bông bụp, khóm huỳnh anh?
Con sửng sờ, nát lòng nào ai thấu!
Hai nấm mộ buồn bên liếp trầu xanh!

 

DƯ THỊ DIỄM BUỒN


ĐT: (530) 822 5622





Kính chuyển
Nguyễn Nhơn

DÒNG SÔNG TUỔI THƠ

Tuổi thơ ai cũng có một dòng sông
Tuổi thơ tôi có dòng sông Thủ
Thủ Dầu Một, Bình Dương
Dòng sông Thủ với cây cầu tàu sụp
Nửa nổi, nửa chìm
Với tuổi thơ là niềm vui thú, tắm sông
Tuổi mộng mơ, ngắm chiều tà hiu quạnh
Tuổi yêu đương, nơi chốn hẹn hò
Khi cuộc tình dang dở
Nhìn dòng nước trôi trôi
Như cuộc tình dang dở trôi
Cho tới ngày ra đi biệt xứ
Cuộc đời chìm nổi
Như cây cầu tàu sụp
Nửa chìm, nửa nổi, quê tôi

BÌNH DƯƠNG MỘT NGÀY

Trở lại chuyện BÌNH DƯƠNG một ngày. Cái công viên tàn tạ ngày nay. Một thời yêu dấu của tuổi thơ. Chiều xuống Bà Nội dắt tay cháu. Ra VƯỜN BÔNG dạo mát. Hột đậu rang của ông Tàu nhai nhóc nhách. Xâu mía ghim ngọt lịm que tre trắng ngần. Rồi đến thời thanh thiếu. Tối tối mặc quần dài thay quần cụt. Đầu xức brillantine. Ta lã lướt dạo chơi. Mắt lấm lét ngó các cô bạn nhỏ. Vườn bông lúc nầy thành CÔNG VIÊN của ta.

Cái CẦU TÀU nửa nổi nửa chìm. Tuổi mười lăm mười sáu. Lấy cớ ngồi câu cá. Lặng ngấm buổi chiều tà. Ánh nắng vàng rơi rụng bên kia sông. Để thấy lòng bâng khuâng hiu quạnh. Rồi đến tuổi yên đương. Những đêm khuya thanh vắng. Cô đơn nhìn dòng nước trôi trôi. Nước mắt buồn rơi rơi. Khi cuộc tình dang dở.

DÒNG SÔNG THỦ lặng lờ trôi. Chứng kiến bao thăng trầm. như chiếc cầu đổ quê tôi. Đâu biết có một ngày. Có một đàn con nhỏ. Gạt nước mắt ra đi. Không bao giờ trở lại.

Bình Dương, Bình Dương của ai? Của tuổi thơ vui thú. Tuổi thanh xuân phiêu bồng.

Bình Dương, Bình Dương của ai? Những cuộc tình mật ngọt. Những cuộc tình vỡ tan.

Bình Dương, Bình Dương của ai? Xứ THỦ, QUÊ HƯƠNG tôi …


BÈO GIẠT HOA TRÔI



Bèo nhỏ ở trong ao
Bèo lớn trôi trên sông
Lục bình, hoa tím đẹp
Giữa trời trăng, mây nước trôi
Trôi mãi chẳng biết về đâu?
Như phận gái bến nước mười hai
Trong nhờ, đục chịu!
Lục bình dòng sông Thủ
Lúc vận nước ngã nghiêng
Trôi giạt ra biển Đông
Vượt Thái Bình dương
Giạt vào dòng sông Mỹ
Chọn nơi đây làm quê hương
Khi lục bình nhớ dòng sông Thủ
Đọc câu Kinh Phật vỗ về:
Tam thiên, Đại thiên, Thế giới
Đâu không phải là NHÀ?”

Lục bình xứ Thủ
Nguyễn Nhơn

TIẾNG HÁT NỬA VỜI - TRẦN TRỊNH

Nhạc sĩ Trần Trịnh viết rất nhiều nhạc và một số viết chung với người khác dùng dưới tên Trịnh Lâm Ngân

Hai bài hát nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Trần Trịnh là Lệ Đá (lời Hà Huyền Chi) và Tiếng Hát Nửa Vời và theo như Lê Ngọc Phượng, người viết rất nhiều bài có giá trị về nhạc Việt, 2 bài này đã đưa ông tên tuổi ông lên "một đẳng cấp khác"
Lệ Đá đã có bài Ngó Lui Mấy Chặng Đường Lệ Đá khá nhiều chi tiết do thi sĩ Hà Huyền Chi viết
Tiếng Hát Nửa Vời, tôi có đọc và rất đồng ý với nhạc sĩ Thanh Trang đã viết trong bài Về bài “Tiếng Hát Nửa Vời” của Trần Trịnh, là bài hát có giai điệu đẹp đặc biệt. Thanh Trang cũng hợp ý với lời bài hát "mộc mạc" tiêu biểu các câu như là “Thành ra lắm khi mình nghĩ không nên hẹn hò..” (tuy ông không có thích nhóm chữ “Ora e sempre” vì thấy "không mấy thuận tai.")
Tôi chỉ muốn bàn thêm về một chữ Trần Trịnh dùng viết lời trong bài
Đó là chữ "mình"
Ngoài đời thỉnh thoảng nói chuyện với nhau khi đã (hay muốn) thân một cách gần gũi nhau có người dùng "mình". "Mình", khi nói chuyện, có khi là ngôi thứ nhất và có khi cũng là ngôi thứ hai. Trong Tiếng Hát Nửa Vời, Trần Trịnh dùng cho cả 2 ngôi.
Chữ "mình" của ông dùng để viết lời đã làm cho người nghe có cảm giác ông đang thủ thỉ tâm sự một cách đơn giản "mộc mạc" và có lẽ chưa có người viết nhạc nào làm được
Mời nghe:
Anh Ngọc hát, tôi thích nhất: http://music.hatnang.com/node/5155

PAD
Phạm Anh Dũng
Tiếng Hát Nửa Vời
(nhạc và lời Trần Trịnh)

Biết đến ngày nào mình còn lê bước lang thang nhìn lá rơi trên hè chiều
Đã mấy chiều rồi, buồn nào không cánh bay cao,
Giọt nắng rưng rưng cả trời
Buồn vương thoáng qua,
Buồn như tiếng ca lạc lõng ru say vào hồn
Mình ta với ta một bóng ưu tư nặng đầy
Thành ra con đường hun hút chân mây

Biết đến ngày nào mình còn gom lá ươm hoa
Để ép trang thư hẹn hò
Những lúc giận hờn, ngoảnh mặt không nói,
Thương sao tà áo đoan trang, lệ nhòa
Tình yêu đó ư,
Nhìn nhau phút giây và trót trao nhau nụ cười,
Đường gieo nắng hoa, tinh ngỡ say sưa trọn đời
Nào ngờ nay là thương nhớ không nguôi

Đã bao lần, mình bảo sao không nói đi,
Biết bao lần chỉ cười mà không nói chi
Phố vắng rồi, ngại bước đi thêm
Đưa nhau về để lại đàng sau trời tím

Bỗng một ngày mình dìu nhau đi rất xa
Gió tung vàng để vòng tay thêm thiết tha
Tiếng hát nào chợt vút lên cao
O-RA E SEM-PRE!
Ân tình là trời mê ....

Tiếng hát nửa vời
Người vội quay gót đi nhanh
Mình đứng im nghe ngậm ngùi,
Mãi mãi nghìn đời
Mình còn thương nhớ nhau không
Thì cũng xa nhau thật rồi.

Ngày vui chóng qua,
Thành ra lắm khi mình nghĩ không nên hẹn hò
Người đi quá xa còn nỡ mang theo nụ cười
Để lại khung trời hoang vắng đơn côi
oooo
 
Octobre 2015.
Musique : Vinh-Thien Quach.
Voyage en Images et en Musique :
L'áo dài est une robe traditionnelle vietnamienne. Cette robe est notamment l'uniforme des élèves et des étudiantes, des hôtesses de l'air, etc. Il est porté par la quasi-totalité des femmes lors des cérémonies officielles, des conférences ou encore des mariages. Dans le sud du Viêt Nam, ce mot se prononce « ao yaï » et dans le nord « ao zaï ».
Les premières versions de l'áo dài remonteraient aux années 1700. À l'époque, le Viêt Nam était divisé en deux, la dynastie Trinh au nord, où les robes étaient copiées sur les costumes impériaux chinois, et celle des Nguyễn au sud. En 1744, Nguyễn Phúc Khoat décida de la forme du costume national afin de marquer son affirmation vis-à-vis de son voisin du nord. Il existait alors une version pour homme et une version pour femme. Le port du pantalon était obligatoire tant pour les hommes que pour les femmes. La version homme n'est désormais utilisée que dans de très rares occasions comme lors du mariage (mais pas pendant toute la cérémonie) ou des funérailles.
Ce costume survécut jusqu'en 1930 quand un créateur de mode de Hanoï, Cát Tường, le modifia en le simplifiant : il rallongea le bas, le rapprochant des courbes du corps, réduisit le nombre de pans de cinq à deux, mit des boutons de fermeture sur le côté et fit varier la forme de col. Ce modèle provoqua un scandale, étant jugé par les conservateurs comme trop indécent. Il obtint néanmoins un tel succès qu'il devint bientôt la norme.
Au nord, au lendemain de l'indépendance en 1954, le costume fut bientôt banni, car inapproprié au travail et trop coûteux. Au sud, en revanche, sa popularité augmenta, principalement sous l'influence de la Première dame du pays, Madame Ngô Dinh Nhu, qui le portait dans toutes les occasions, arborant même des modèles décolletés. Elle fut bientôt imitée par la bourgeoisie. L'áo dài devint également l'uniforme obligatoire des lycéennes.
Depuis les années 1990, il connaît une résurgence, grâce notamment aux stylistes Minh Hanh et Sy Hoang. Le port du vêtement traditionnel est maintenant encouragé. Il est souvent arboré lors des fêtes, comme celle du Têt, ainsi que par le personnel œuvrant dans le secteur touristique. Il demeure toujours l'uniforme obligatoire des lycéennes et des étudiantes.
 





Còn Lại Gì Thu Sau Này, thơ Thanh Hương


--