caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

mardi 26 janvier 2016

Chuyện đọc và nghe phóng sự trên net về Alan Phan.

Kính gửi quý anh chị một bài viết và youtube tìm thấy trên web.

Caroline Thanh Hương.


Afficher l'image d'origine


Có một ông già chịu chơi Alan Phan

Những bài viết của TS Alan Phan là những bài viết trĩu nặng trăn trở của một trí thức trước vận mệnh dân tộc. Ông đã rơi vào trạng thái hôn mê sâu ở Mỹ và qua đời.


Cách đây không lâu, trên trang web riêng của mình, TS Alan Phan có viết chào tạm biệt Việt Nam và nói chắc là sẽ đi lâu. Đầu giờ chiều 19/10, trên trang Góc nhìn Alan được gia đình thông báo, TS Alan Phan đã rút ống thở ngày 19/10. Trước đó, ngày 14/10, ông đã được đưa vào cấp cứu tại BV Fountain Valley, bang California, Mỹ trong tình trạng hôn mê.

Các trang mạng tràn ngập những lời chia buồn thương tiếc. Với báo Pháp Luật TP HCM, TS Alan Phan cũng là cộng tác viên chuyên gia thân thiết trong suốt nhiều năm. Ông đã có những bài trả lời phỏng vấn sắc sảo, không ngần ngại chia sẻ những vấn đề gai góc trên báo Pháp Luật TP HCM chủ nhật. Nhiều bạn đọc vẫn chưa quên được bài viết “Đại gia khoe mẽ qua góc nhìn một tỷ phú Mỹ” từ năm 2012, hay bài ““Chém gió” bốn phương, làm ta ba lô thì sợ”… của ông.

Đừng gọi tôi là tỷ phú


Lần đầu tiên tôi gặp Alan Phan trong buổi nói chuyện với CLB Doanh nhân 2030 nhân dịp ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10/2011. Đó là một người đàn ông có vóc dáng nhỏ bé, đôi mắt sáng, nhanh nhẹn nhưng rất giản dị. Ông được biết đến là một doanh nhân nổi tiếng, một tỷ phú Mỹ gốc Việt, người Việt đầu tiên đưa công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ… Nhưng tại buổi nói chuyện hôm ấy, tôi thấy ông lại là một người rất dung dị, hóm hỉnh và gần gũi.

Bất cứ một chương trình nào có tên của ông trong vị trí diễn giả cũng là phần được mong đợi nhiều nhất. Và buổi gặp mặt với CLB Doanh nhân 2030 hôm ấy cũng vậy. Khi MC xướng tên TS Alan Phan - tỷ phú Mỹ, cả khán phòng vỗ tay và hướng mắt lên trên bục. Khi vừa bước lên, ông nói ngay: “Trước hết xin các bạn đừng gọi tôi là tỷ phú. Tôi chỉ là một người bình thường, cũng trải qua những thứ tưởng chừng phức tạp nhưng không có gì rắc rối. Mà cái gì rắc rối quá là tôi rời xa ngay, vì không muốn mệt tâm, không muốn thay đổi cả một suy nghĩ, một cuộc đời chỉ để làm một phi vụ gì đó”.

Lúc sinh thời, Alan Phan từng nói “Chào tạm biệt Việt Nam”.
Lúc sinh thời, Alan Phan từng nói “Chào tạm biệt Việt Nam”.

Một dạo khi từ Mỹ trở về, tôi bất ngờ khi nhận được email của ông. Vì một lý do nào đó mà chiếc điện thoại đã bị mất hết số điện thoại của bạn bè. Ông gửi email cho từng người, xin lỗi về sự cố này và xin lại số điện thoại. Với một người nổi tiếng và bận rộn, đây là một việc làm hiếm thấy!

Trong suốt nhiều năm ở Việt Nam, dường như TS Alan Phan chưa từng từ chối phỏng vấn bao giờ. Thậm chí khi ông đi Mỹ, điện thoại ở Việt Nam được giao cho người nhà. Hẳn ông đã dặn dò rất kỹ nên khi người nhà bắt máy đều nói rõ ngày nào TS Alan Phan về Việt Nam, còn nếu có việc gì gấp thì xin gửi vào email.

Nhà ông là một căn hộ trong khu Phú Mỹ Hưng, mỗi lần điện thoại hẹn phỏng vấn ông đều sợ PV sang quận 7 xa khó tìm đường nên hẹn tại văn phòng ở đường Tôn Đức Thắng, quận 1 để tiện đi lại. Một lần khác tôi tới trễ 15 phút so với lịch hẹn, cứ nghĩ sẽ bị mắng cho một trận hoặc bị đuổi về. Thế nhưng ông lại rất vui vẻ nói: “Anh có lịch hẹn với bác sĩ nên sáng nay sợ không có nhiều thời gian thôi”. Một lần khác tôi đem nhuận bút tới gửi ông, ông nhận và hóm hỉnh: “Được phỏng vấn mà lại còn có nhuận bút thì vui quá rồi!”.

Tay chơi có hạng ở Hollywood


Nhưng ít người biết Alan Phan cũng từng là một tay chơi có hạng, chơi ngông thời trai trẻ. Ông kể trong một buổi giao lưu có cả vợ mình: Có một thời ông sang Hollywood đầu tư vào điện ảnh và đã gặp một minh tinh người Venezuela xinh đẹp. Ông đã hỏi người đẹp ước điều gì lúc này ông sẽ đáp ứng. Người đẹp bảo muốn đi Paris ngay tối nay. 

Thế là ông thuê chuyên cơ đưa người đẹp sang Paris chơi thỏa thích mấy ngày. Sau chuyến đi ấy ông cũng phải thanh toán một hóa đơn khá đậm. Alan Phan thừa nhận: “Thời trẻ tôi cũng có lúc bốc đồng như thế”. Nhưng ông cố giải thích rằng đó không phải là chơi trội mà vì xúc động trước một sắc đẹp tuyệt vời mà Thượng đế đã sáng tạo. Ông bảo khi đó mình cũng vừa dư tiền qua một giao dịch rất lời.

Alan Phan trong buổi nói chuyện với Câu lạc bộ Doanh nhân 2030.
Alan Phan trong buổi nói chuyện với Câu lạc bộ Doanh nhân 2030.

Tự nhận mình có lúc ngu xuẩn như hồi trẻ nhưng ở cái tuổi gần 70, ông vẫn nói rằng, nếu bây giờ có người đẹp như thế xuất hiện, bản thân còn cảm xúc thì có thể ông cũng làm vậy. “Tuy nhiên, đến lứa tuổi này thì những cuộc tình nồng cháy trở nên ấm ớ và phức tạp. Thay vào đó mình xem một bộ phim hay, đọc một cuốn sách thú vị sẽ thoải mái hơn. Với người ở tuổi gần 70, người đẹp cũng giống như một bức tranh, đem treo ở bảo tàng thì được chứ khuân về nhà thì rắc rối to”, ông hóm hỉnh.

Bắt đầu với 2 USD một giờ


Ông từng đi khắp các nước trên thế giới, là nhà đầu tư đa quốc gia nắm trong tay hàng triệu USD, nhưng có lẽ nhiều người không ngờ xuất phát điểm của ông chỉ là một chân phục vụ bàn 2 USD một giờ.

Một lần ông tâm sự, năm 17 tuổi, ông du học Mỹ với gói học bổng bao ăn ở và học phí mỗi tháng là 180 USD. Để có tiền tiêu vặt, chàng sinh viên Alan Phan đi làm bồi bàn, thời những năm 1963-1964 tiền công là 2 USD một giờ. 

Như vậy mỗi tháng ông kiếm được 80 USD. Cứ ba tháng có một kỳ nghỉ 10 ngày là ông gom số tiền này đi du lịch khắp nơi. Có lần ông hàng xóm kêu vườn cây tốt quá nhờ Alan cắt rồi trả công 10 USD. Cứ như vậy, nói chung ai kêu gì làm đó. “Đến năm thứ ba, tôi được một giáo sư trong trường đại học thuê làm việc trong trường. Công việc là lau dụng cụ, sửa soạn bàn học cho sinh viên. Công việc này cũng dính tới chút chuyên môn nên ông ấy trả 3-3,5 USD một giờ. Nên một tháng lại nhiều hơn nhưng cũng vẫn là làm việc tay chân”, TS Alan Phan kể.

Cuộc đời có thành công và cũng lắm thất bại nhưng với ông, cứ mỗi lần không còn xu dính túi, những lúc rơi vào tuyệt vọng nhất… ông lại thấy cơ hội tràn ngập đến với mình. Và ông nhìn thấy năng lượng tuyệt vời sau mỗi lần thua lỗ, thất bát.

Cái giá lớn nhất trong cuộc săn tiền


Kiếm tiền giống như đi săn. Đến gần cuối cuộc đời, ông bảo sau khi chiêm nghiệm lại cái giá lớn nhất mà mình phải trả là sức khỏe mà bản thân phải hy sinh. Áp lực đối với Alan không chỉ về thể chất mà còn cả tinh thần. “Vì khi kiếm tiền, khi cạnh tranh để đạt đến thành công mình đôi khi làm việc 24/24 giờ, lúc ngủ cũng mơ thấy công việc. Tinh thần gần như bị đồng tiền chi phối, kiểm soát. Mình trở thành khác biệt hẳn với con người thực của mình. Việc săn đuổi tiền bạc giống như mình đi săn thú vậy. 

Mình thấy nó, rồi mình đuổi theo nó, nó lại chạy đi chỗ khác. Rồi mình lần mò theo dấu vết của nó cho đến khi mình đưa vào nòng súng, nhiều khi lại bắn trật nữa”. Cuộc săn đuổi mỗi ngày cứ cuốn hút ông như một cơn lốc xoáy. “Khi bắn trúng cũng là khi có nhiều tiền, nhìn lại thì mình đã phải trả giá rất nhiều. Đáng ra thay vì thời gian đó mình sống vui với vợ con, bạn bè… thì mình đã bỏ bê, hy sinh để kiếm tiền. Đến khi mình quay lại thì mất hết những cái đáng lẽ mình nên trân trọng”, ông Alan Phan tâm sự.

Ông đã khép lại những chuyến đi săn của cuộc đời mình trong sự nuối tiếc của nhiều người yêu mến. Nhưng có một điều khác nữa mà ít người nhắc đến, ông còn là một nhà văn tài năng. Tất cả bài viết của mình, những cuốn sách đậm chất Alan Phan: Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu nhưng sâu sắc.

TS Alan Phan năm nay 70 tuổi, Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa tại Hong Kong và Thượng Hải. Du học Mỹ từ năm 1963, từng làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển Công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu đôla. TS Alan Phan tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ) và DBA tại Southern Cross (Úc). Là tác giả của 11 cuốn sách Anh và Việt ngữ về thị trường mới nổi - bình luận gia chính cho các tạp chí. Cuốn sách mới đây nhất ông viết bằng tiếng Việt là Quê hương những đêm chờ sáng.

Theo Yên Trang/Pháp Luật TP HCM
Có một ông già chịu chơi Alan Phan

Afficher l'image d'origine
Sự thất bại luôn là mẹ của thành công...

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire