Trung Quốc phóng vệ tinh lượng tử đầu tiên

(Công nghệ) - 1h40 ngày 16/8, tại Trung tâm phóng vệ tinh Jiuquan (JSLC) ở sa mạc Gobi, Nội Mông, Trung Quốc đã phóng thành công vệ tinh lượng tử đầu tiên trên thế giới.

Theo trang tin CCTV của Trung Quốc, vệ tinh thử nghiệm này thuộc chương trình Những cuộc thử nghiệm lượng tử quy mô không gian (QUESS), được đặt tên là Vệ tinh lượng tử Micius (Mặc Tử), triết gia người Trung Quốc thế kỷ thứ 5 sau CN, nó được phóng đi bằng tên lửa đẩy Long March - 2D.
Đây là dự án đầy tham vọng, giúp Trung Quốc xây dựng hệ thống thông tin liên lạc giữa không gian với mặt đất. Đặc biệt, đảm bảo liên lạc lượng tử an toàn giữa Bắc Kinh và Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương, nhưng xa hơi, giúp Trung Quốc thực hiện chương trình chinh phục không gian đầy tham vọng.
Micius có trọng lượng hơn 600 kg, cứ 90 phút lại bay quanh Trái Đất một vòng sau khi đi vào quỹ đạo đồng bộ của mặt trời ở độ cao 500 km.
Với sứ mệnh dài 2 năm, Micius được thiết kế nhằm thiết lập hệ thống thông tin liên lạc lượng tử "miễn nhiễm tấn công" (hack-proof) bằng cách truyền phát các ký hiệu mã hóa không thể bị bẻ khóa từ không gian về mặt đất, cũng như cung cấp dữ liệu giúp con người hiểu sâu về các hiện tượng lạ nhất về vật lý lượng tử, có tên quantum entanglement (rối lượng tử hay vướng lượng tử) trong đó 2 quang tử (photon) được tạo ra cùng lúc có liên hệ rất kỳ lạ với nhau. photo trung-quoc-phong-thanh-cong-ve-tinh-luong-tu-dau-tien-tren..._19943489.jpg
Vệ tinh Micius được phóng đi từ Trung tâm JSLC ở Nội Mông
Truyền thông lượng tử có thể đảm bảo an ninh cao bởi một photon lượng tử không thể tách hoặc không nhân đôi được. Bởi vậy tin tặc sẽ bó tay, không thể nghe trộm được điện thoại, hoặc các thông tin được truyền qua nó.
Với sự giúp đỡ của các vệ tinh mới, các nhà khoa học hy vọng có thể kiểm tra được việc phân phối khóa lượng tử giữa vệ tinh với các trạm mặt đất, đảm bảo truyền thông an toàn giữa Bắc Kinh với thủ phủ Urumqi ở Tân Cương.
Theo kế hoạch, Micius sẽ truyền chùm photon "rối lượng tử" tới hai trạm trên mặt đất, đặt cáchnhau 1.200 km, để kiểm tra "rối lượng tử" trên một khoảng cách lớn, cũng như thử nghiệm viễn tải lượng tử (quantum teleportation) giữa một trạm mặt đất ở Ali, Tây Tạng với vệ tinh Micius.
Các nhà khoa học Trung Quốc hy vọng truyền thông lượng tử sẽ phát triển mạnh trong vòng hai hoặc ba thập kỷ tiếp theo, đặc biệt là áp dụng các thế hệ truyền thông mới trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự và tài chính. photo trung-quoc-phong-thanh-cong-ve-tinh-luong-tu-dau-tien-tren..._1994443.png
Sơ đồ truyền thông lượng tử gồm vệ tinh lượng tử (ở giữa), và (trái sang): thiết bị truyền thông lượng tử chính, nguồn "rối" lượng tử, thiết bị truyền "rối" lượng tử và hệ thống giám sát thử nghiệm và xử lý.
"Vệ tinh mới ra đời đánh dấu sự chuyển đổi về vai trò của Trung Quốc, từ việc theo dõi phát triển công nghệ thông tin đến dẫn dắt các thành tựu công nghệ thông tin trong tương lai", ông Pan Jianwei, Giám đốc khoa học của dự án QUESS tại Học viện Khoa học Trung Quốc (CAS) khoe với báo giới.
Còn theo CCTV, với sự phát triển của công nghệ lượng tử, cơ học lượng tử sẽ làm thay đổi cuộc sống của con người trong tương lai bằng nhiều cách. Ngoài thông tin liên lạc lượng tử, máy tính lượng tử sẽ được ra đời thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học và chính phủ trên thế giới bởi chúng có tốc độ truyền thông cực lớn, thậm chí còn nhanh gấp nhiều lần so với các loại siêu máy tính mà con người hiện đã phát minh.
Trong các chip máy tính silicon thông thường, dữ liệu được thực hiện tại một trong hai trạng thái 0 hoặc 1. Còn trong máy tính lượng tử, dữ liệu có thể tồn tại trong cả hai trạng thái này cùng một lúc, nên duy trì được lượng thông tin cực lớn, với tốc độ nhanh không tưởng. Một cách tương tự để giải thích khái niệm máy tính lượng tử, đó chính là khả năng đọc tất cả các cuốn sách trong một thư viện cùng một lúc, còn máy tính bình thường chỉ đọc từng cuốn một. photo trung-quoc-phong-thanh-cong-ve-tinh-luong-tu-dau-tien-tren..._19945663.jpg
Vệ tinh lượng tử Micius giai đoạn chế tạo
Các nhà khoa học cho biết, một máy tính lượng tử sẽ chỉ mất 0,01 giây để giải quyết một vấn đề còn máy tính mạnh nhất thế giới hiện nay có tên Tianhe-2 phải mất 100 năm mới giải quyết xong.
Tuy nhiên, khả năng siêu cường này lại được xem là một mối họa, nếu máy tính lượng tử có quy mô lớn được được chế tạo hàng loạt, nó có thể tấn công tất các hệ thống mã hóa thông tin hiện có, tạo ra một cơn đau đầu an ninh cực lớn cho các quốc gia trên quy mô toàn cầu.

Do vậy, truyền thông lượng tử sẽ là cần thiết để hành động giống như là một "lá chắn" bảo vệ thông tin từ những máy tính lượng tử, cung cấp thế hệ mật mã mới mà đối phương không thể giải mã nổi.
  photo trung-quoc-phong-thanh-cong-ve-tinh-luong-tu-dau-tien-tren..._19945285.jpg
Thử nghiệm viễn tải lượng tử (quantum teleportation)
Với việc ra đời vệ tinh lượng tử đầu tiên Micius, các nhà khoa học Trung Quốc hiện đang tập trung vào hệ thống thông tin liên lạc lượng tử từ mặt đất đến vệ tinh, cho phép thông tin liên lạc lượng tử trên quy mô toàn cầu.
"Vệ tinh lượng tử đầu tiên ra đời, cho thấy việc truyền tín hiệu lượng tử trên quy mô toàn cầu là hoàn toàn khả thi. Điểm nhấn quan trọng mở ra kỷ nguyên Internet lượng tử trong tương lai", Anton Zeilinger, giáo sư giảng dạy tại Vienna, Áo nhận xét.
Nói về tương lai của dự án QUESS, ông Pan Jianwei, Giám đốc CAS còn cho biết thêm, hiện tại một số quốc gia như Italia, Đức và Canada sẵn sàng bày tỏ ý định hợp tác với Trung Quốc để phát triển vệ tinh lượng tử.
"Nếu Trung Quốc phóng thêm nhiều vệ tinh thông tin liên lạc lượng tử vào quỹ đạo, thì hy vọng vào năm 2030 mạng lưới thông tin lượng tử toàn cầu sẽ được hình thành, giúp cho việc thông tin liên lạc sẽ trở nên nhanh hơn, thuận lợi hơn", ông Pan nhận xét. photo trung-quoc-phong-thanh-cong-ve-tinh-luong-tu-dau-tien-tren..._19945927.jpg

Vệ tinh lượng tử Micius hoạt động trong quỹ đạo
Trịnh Hải Yến




La Chine lance un satellite "quantique", une première mondiale



Lancement du satellite Mozi dans la province chinoise de Gansu (nord-ouest), le 16 août 2016 (c) Afp


Pékin (AFP) - La Chine a effectué mardi le premier lancement mondial d'un satellite à communication quantique, a annoncé un média d'Etat, une percée technologique pour Pékin, qui ambitionne par ce biais d'édifier un système inviolable de communications cryptées.
Le lancement a été effectué à 01H40 heure locale (lundi 17H40 GMT) dans le désert de Gobi (nord), a annoncé l'agence officielle Chine nouvelle, et intervient à l'heure où les Etats-Unis, le Japon et d'autres nations souhaitent elles aussi s'imposer dans cette technologie en plein essor.
La Chine a investi d'énormes ressources financières dans ce marathon technologique, l'un des nombreux investissements de Pékin dans la recherche scientifique de pointe, de l'exploitation minière des astéroïdes aux manipulations génétiques.
Le satellite --nommé Mozi en l'honneur d'un philosophe chinois du 5e siècle avant J.-C.-- sera utilisé pour démontrer l'intérêt de la technologie quantique dans les communications longue distance.
A la différence des méthodes classiques de transmission sécurisée, le système utilise des photons (une "particule fondamentale" du champ électromagnétique) pour envoyer les clés de cryptage nécessaires au décodage de l'information.
Les données contenues dans ces photons sont impossibles à intercepter: toute tentative d'espionnage provoquerait leur autodestruction, affirme Chine nouvelle.
Si des scientifiques ont démontré l'efficacité de la technique pour transmettre des messages sur des distances relativement courtes, des obstacles techniques rendent jusqu'ici les communications longue distance hors d'atteinte.