caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 21 janvier 2017

Đọc báo pháp ngày 21 tháng1 năm 2017.


VIDEO. "Ce sera l'Amérique d'abord" : revivez le premier discours du président américain Donald Trump

 Hôm qua, ngày 20 tháng 1 năm 2017, tân Tổng Thống Mỹ nhậm chức.
Dĩ nhiên là báo chí trên thế giới đều ghi lại bài diển văn mở đầu cho chế độ Cộng Hoà mới  của nước Mỹ.
Có lẽ đến một lúc nào đó, từng người dân ở các nước tự do cũng sẽ có sự chọn lựa như chuyện ở nước Anh hay nước Mỹ của ngày hôm nay.
Kính mời quý anh chị theo dỏi bản tin này.
Caroline Thanh Hương
 photo trump.jpg

«Le carnage américain s'arrête ici» : le discours intégral de Donald Trump

>International|Th.B.|20 janvier 2017, 19h02 | MAJ : 21 janvier 2017, 0h06|14


Donald Trump lors de son discours d'investiture, vendredi, à Washington.
Chip Somodevilla/Getty Images/AFP

Th.B.
InternationalDonald TrumpInvestitureWashingtonDiscoursEtats-Unis

Anti-élites, anti-déclin et combatif. Le discours d'investiture de Donald Trump devant le Capitole a duré une quinzaine de minutes. Le voici en intégralité.

Le nouveau président des Etats-Unis Donald Trump s'est engagé vendredi, sur les marches du Capitole, lors de son discours d'investiture, à ce que sa présidence montre la voie pour l'Amérique et pour le monde «pour des années». «A compter de ce jour, une nouvelle vision va gouverner notre pays. A compter de ce jour, ce sera l'Amérique d'abord», a lancé le 45e président des Etats-Unis. «Nous allons suivre deux règles simples : acheter américain, embaucher américain».

Dans un discours politique combatif d'une quinzaine de minutes, juste après avoir prêté serment sur la Bible, le 45e président des Etats-Unis a également promis de «renforcer les vieilles alliances et d'en forger de nouvelles», tout en déplorant que depuis des années l'Amérique ait «subventionné les armées d'autres pays», sans dire à quels Etats étrangers il faisait référence. Il a également promis «d'unifier le monde civilisé contre le terrorisme islamique radical, que nous allons éradiquer complètement de la surface de la Terre», sous les applaudissements.

Dénonçant les élites, promettant de ramener l'emploi aux Etats-Unis, les usines et des équipements publics de qualité, Donald Trump a déclaré : «Ce carnage américain s'arrête ici et maintenant».

VIDEO. Le discours d'investiture en intégralité de Donald Trump (par France24)

VIDEO. Investiture de Donald Trump : les classes moyennes et bourgeoises au rendez-vous

Le texte du discours de Donald Trump


«Juge en Chef Roberts, Président Carter, Président Clinton, Président Bush, Président Obama, mes concitoyens américains et peuples du monde : merci.
Nous, citoyens d'Amérique, sommes maintenant unis dans un grand effort national pour reconstruire notre pays et pour restaurer ses promesses à l'égard de tout notre peuple.
Ensemble nous déterminerons la voie pour l'Amérique et pour le monde pour des années.
Nous ferons face à des défis. Nous serons confrontés à des épreuves. Mais nous finirons le travail.

Barack et Michelle Obama ont été magnifiques

Tous les quatre ans, nous nous rassemblons sur ces marches pour procéder dans l'ordre et la paix à ce transfert de pouvoir et nous sommes reconnaissants au président Obama et et à la Première Dame Michelle Obama pour leur aide courtoise pendant la transition. Ils ont été magnifiques.
La cérémonie d'aujourd'hui cependant a une signification très particulière. Parce qu'aujourd'hui non seulement nous transférons le pouvoir d'une administration à une autre ou d'un parti à un autre, mais nous transférons le pouvoir de la capitale Washington et le donnons à nouveau à vous, le peuple Américain.
Pendant trop longtemps, un petit groupe dans notre capitale a récolté les avantages du gouvernement tandis que le peuple en a assumé le coût.
Washington a prospéré mais le peuple n'a pas eu de part de cette richesse.
Les politiciens ont prospéré mais les emplois se sont taris et les usines ont fermé.
L'establishment s'est protégé lui-même mais n'a pas protégé les citoyens de notre pays.
Leurs victoires n'ont pas été les vôtres; leurs triomphes n'ont pas été les vôtres; et pendant qu'ils festoyaient dans la capitale, il n'y avait guère à célébrer pour les familles démunies dans tout le pays.
Tout cela va changer, ici et à partir de maintenant parce que ce moment est le vôtre: il vous appartient. Il appartient à tous ceux réunis ici aujourd'hui et à tous ceux qui regardent à travers l'Amérique.
Cette journée vous appartient. C'est votre célébration.
Et cela, les Etats-Unis d'Amérique, c'est votre pays.
Ce qui importe vraiment ce n'est pas quel parti contrôle notre gouvernement mais si notre gouvernement est contrôlé par le peuple.

Le jour où le peuple dirige à nouveau la nation
Le 20 janvier 2017 restera dans les mémoires comme le jour où le peuple dirige à nouveau la nation.
Les hommes et femmes oubliés de notre pays ne seront plus oubliés. Tout le monde vous écoute maintenant.
Vous êtes venus par dizaines de millions faire partie d'un mouvement historique, tel que le monde n'en a jamais vu.
Au coeur de ce mouvement, réside une conviction fondamentale: celle qu'une nation existe pour servir ses citoyens.
Les Américains veulent de bonnes écoles pour leurs enfants, des quartiers sûrs pour leurs familles et de bons emplois pour eux-mêmes.
Ce sont des revendications légitimes et raisonnables pour un public juste.
Mais pour trop de nos concitoyens, une réalité différente existe: mères et enfants sont piégés dans la pauvreté de nos quartiers défavorisés; des usines délabrées sont essaimées comme des pierres tombales dans le paysage de notre nation; un système éducatif, plein d'argent, mais qui laisse nos jeunes et beaux étudiants privés de savoir; et le crime, les gangs et la drogue qui ont volé tant de vies et spolié notre pays de tant de potentiel non-réalisé.
Ce carnage américain s'arrête ici et maintenant.
Nous sommes une nation et la douleur des autres est la nôtre. Leurs rêves sont nos rêves; et leur succès seront notre succès. Nous partageons un coeur, une patrie et un glorieux destin.
Le serment de fonction que je viens de prononcer est un serment d'allégeance envers tous les Américains.

Nous avons enrichi l'industrie étrangère
Pendant des décennies, nous avons enrichi l'industrie étrangère aux dépens de l'industrie américaine; subventionné les armées d'autres pays tout en permettant le très triste appauvrissement de notre armée; nous avons défendu les frontières d'une autre nation tout en refusant de défendre les nôtres; et dépensé des milliards de milliards de dollars à l'étranger pendant que les infrastructures de l'Amérique se sont délabrées et abimées.
Nous avons rendu d'autres pays riches alors que l'abondance, la force et la confiance de notre pays ont disparu de l'horizon.
Une par une, les usines ont fermé leurs portes et quitté nos rives sans même une pensée pour les millions et millions de travailleurs américains laissés sur le carreau.
La classe moyenne a été privée de son patrimoine qui a été distribué à travers le monde.
Mais cela appartient au passé. Et maintenant, nous ne regardons que l'avenir.
Nous nous sommes retrouvés aujourd'hui et nous décrétons, pour être entendus dans chaque ville, chaque capitale étrangère et dans chaque lieu de pouvoir, qu'à compter d'aujourd'hui une nouvelle vision prévaudra dans notre pays: ce sera l'Amérique d'abord et seulement l'Amérique. L'Amérique d'abord.
Chaque décision sur le commerce, les impôts, l'immigration, les affaires étrangères sera prise pour le bénéfice des familles et des travailleurs américains.
Nous devons protéger nos frontières des ravages des autres pays fabriquant nos produits, spoliant nos entreprises et détruisant nos emplois. La protection conduira à une grande force et prospérité.
Je combattrai pour vous de toutes mes forces et je ne vous laisserai jamais tomber.
L'Amérique va recommencer à gagner, à gagner comme jamais auparavant.
Nous ramènerons nos emplois. Nous reconstruirons nos frontières. Nous regagnerons notre prospérité. Et nous retrouverons nos rêves.
Nous construirons de nouvelles routes, autoroutes, ponts, aéroports, tunnels et voies ferrées à travers notre merveilleux pays.
Nous extrairons notre peuple de l'aide sociale pour le mettre au travail, rebâtissant notre pays avec des bras américains et du labeur américain.
Nous allons suivre deux règles simples: acheter américain et embaucher américain.
Nous rechercherons l'amitié et la bonne volonté des autres nations du monde mais nous le ferons avec l'idée que c'est le droit de tout pays de mettre ses propres intérêts en avant.
Nous ne cherchons pas à imposer notre mode de vie mais plutôt à le rendre éclatant comme un exemple à suivre.
Nous allons éradiquer l'islamisme radical
Nous renforcerons nos vieilles alliances et en forgerons de nouvelles et unirons le monde civilisé contre le terrorisme islamique radical, que nous allons éradiquer complètement de la surface de la Terre.
Le fondement de notre politique sera une totale allégeance aux Etats-Unis d'Amérique et grâce à notre loyauté au pays, nous redécouvrirons la loyauté envers les uns les autres.
Quand vous ouvrez votre coeur au patriotisme, il n'y a plus de place pour les préjugés.
La Bible nous le dit "qu'il est bon de vivre quand le peuple de Dieu vit ensemble dans l'unité".
Nous devons nous exprimer franchement, discuter nos désaccords honnêtement mais toujours rechercher la solidarité.
Quand l'Amérique est unie, on ne peut absolument pas l'arrêter.
On ne doit pas avoir peur, nous sommes protégés, et nous serons toujours protégés.
Nous serons protégés par les grands hommes et femmes de notre armée et de nos forces de sécurité, et surtout, nous sommes protégés par Dieu.
Enfin, nous devons voir grand et rêver encore plus grand.
En Amérique, nous comprenons qu'une nation n'est vivante que dans l'effort.
Nous n'accepterons plus des hommes politiques qui parlent et n'agissent pas, tout le temps en train de se plaindre sans jamais rien faire.
Le temps des paroles creuses est fini
Le temps des paroles creuses est fini. Maintenant, c'est l'heure de l'action.
Ne laissez personne vous dire que cela ne peut pas être fait. Aucun défi n'est assez grand pour le coeur, la combativité et l'esprit de l'Amérique.
Nous n'échouerons pas. Notre pays va être florissant et prospérer à nouveau.
Nous sommes à l'orée d'un nouveau millénaire, prêt à dévoiler les mystères de l'espace, à libérer la terre des fléaux et à exploiter les énergies, les industries et technologies de demain.
Une nouvelle fierté nationale va animer nos âmes, élever nos regards et guérir nos divisions. Il est temps de se remémorer ce vieux dicton que nos soldats n'oublieront jamais: que l'on soit noir, métis ou blanc, le même sang patriote court dans nos veines, nous jouissons tous des mêmes libertés et nous saluons tous le même grand drapeau américain.
Et qu'un enfant soit né dans la banlieue de Detroit ou dans les plaines balayées par les vents du Nebraska, ils regardent tous le même ciel la nuit, leur coeur est plein des mêmes rêves et ils sont habités du même souffle de vie du Créateur tout-puissant.
Ainsi, à tous les Américains, dans chaque ville, qu'elle soit proche ou lointaine, petite ou grande, d'une montagne à l'autre, d'un océan à l'autre, entendez ces mots: vous ne serez plus jamais ignorés.
Votre voix, vos espoirs, et vos rêves vont définir notre destinée américaine. Et vos courage, bienveillance et affection nous guiderons tout au long du chemin.
Ensemble nous allons rendre à l'Amérique sa force. Nous allons rendre à l'Amérique sa prospérité. Nous allons rendre à l'Amérique sa fierté. Nous allons rendre à l'Amérique sa sécurité. Et oui, ensemble, nous allons rendre à l'Amérique sa grandeur.
Merci, Dieu vous bénisse et que Dieu bénisse l'Amérique.»

Sự thành công hay thất bại của những người Việt Nam sau năm 1975.


Thế mới biết nước Việt Nam cũng có những tay nhà giàu nứt vách và cũng có những người chỉ có mảnh chiếu bó thây.
Lạ thật.
Có bao nhiêu người Việt Nam được chia sẻ những thành công này nhỉ?
Caroline Thanh Hương
 photo atrien-lam.jpg
Những đại gia Việt có tài sản khổng lồ ở nước ngoài
Không ít đại gia Việt có những khối tài sản kếch xù tại nước ngoài khiến người dân các nước này phải nể phục.  
TIN LIÊN QUAN
Đại gia Việt bàn chuyện làm nông nghiệp
Các quý bà đại gia Việt nhan sắc “hoa hậu”
Điểm danh biệt thự dát vàng của đại gia Việt
Tiệc cá trứng đen tiền tỷ: Đại gia Việt chơi sang
1. Tỷ phú Chính Chu

Trong giới đầu tư tài chính Mỹ, cái tên Chính E.Chu là một cái tên vô cùng quen thuộc mà mỗi khi nhắc đến mọi người phải kiêng nể.

Những khối tài sản 'khủng' ở nước ngoài của đại gia Việt
Hiện tại, Chính E.Chu đang là giám đốc cấp cao của tập đoàn đầu tư tài chính Blackstone (Mỹ). Chính E.Chu sở hữu trong tay số tài sản lên tới 1,1 tỷ USD. Biệt tài mà mọi người nhớ tới ông chính là khà năng "đạo diễn" hàng loạt vụ thương thuyết cho Blackstone. Nhiều người nói đùa rằng "không có thương vụ nào tuột khỏi tay Chính E.Chu".

Chính E. Chu (Chính Chu) sinh năm 1966 tại Việt Nam. Năm 1975, ông cùng gia đình di cư sang Mỹ với vốn liếng chỉ vài trăm USD. Vừa đi học, ông Chu vừa đi bán sách lẻ và giao đến tận nhà. Chu có bằng cử nhân Tài chính tại Đại học Buffalo, một trường công tại New York (Mỹ).

Bằng khả năng của mình, Chính E.Chu đã lần lượt "thu mua" rất nhiều tập đoàn, công ty... thu lại khoản lợi nhuận vô cùng béo bở và trở thành một cái tên khiến phố Wall phải kiêng dè.

Bài học thành công của Chính E.Chu chính là sự kiên trì theo đuổi mục tiêu. Theo ông, chỉ cần bạn có mục tiêu và kiên trì theo đuổi nó thì thành công sẽ không quay lưng lại với bạn. Chính E.Chu được đánh giá cao ở khả năng phân tích và nhạy bén về tài chính.

Ông còn khiến phố Wall phải kiêng nể khi trở thành "đạo diễn" cho kế hoạch thu mua lại Tập đoàn máy tính Dell với giá khoảng 25 tỷ USD. Chính E.Chu chồng của ca sĩ Hà Phương (thứ hai trong số 3 chị em Cẩm Ly, Minh Tuyết, Hà Phương).

Ngoài công việc kinh doanh, hai vợ chồng Chính Chu còn tổ chức và điều hành một số hoạt động từ thiện và có 2 quỹ riêng: Vietnam Relief Effort và Ha Phuong Foundation. Cả hai vợ chồng thường xuyên về Việt Nam tham gia các hoạt động từ thiện ở nhiều vùng quê nghèo.

2. Đại gia Trầm Bê

Theo thông tin mới nhất, đại gia Trầm Bê - một doanh nhân có tiếng trong ngành ngân hàng Việt Nam vừa hoàn tất bán khu trung tâm thương mại Vallco Shopping Mall ở Mỹ (tên gọi khác là Cupertino Square), thu về khoảng 116 triệu USD.

Những khối tài sản 'khủng' ở nước ngoài của đại gia Việt
Đây là một trong những hạng mục đầu tư của ông tại nước ngoài, mua lại với giá 60 triệu USD. Với thương vụ này, sau khi trừ các khoản thuế và chi phí phải nộp tại Mỹ, ông dự kiến chuyển về Việt Nam khoảng 80 triệu USD.

Ông và gia đình đang nắm giữ khối tài sản khổng lồ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank), CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI)…

Ông Trầm Bê bắt đầu sự nghiệp tại Công ty Chế biến Lâm sản Đông Anh. Sau 10 năm gắn bó với ngành kinh doanh gỗ, ông bắt tay đầu tư vào địa ốc bằng việc góp vốn vào Công ty Xây dựng Bình Chánh với chức vụ thành viên HĐQT (1999).

Doanh nhân năm nay 55 tuổi còn sở hữu một trong những bệnh viên đa khoa quy mô lớn nhất (Bệnh viện Triều An) và CTCP Chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn; đồng thời sở hữu lượng lớn cổ phần tại nhiều ngân hàng, doanh nghiệp lớn ở Việt Nam.

Hiện nay, ông Trầm Bê giữ chức Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank. Con trai cả của ông, doanh nhân Trầm Trọng Ngân là Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Ngân hàng Phương Nam. Con gái Trầm Thuyết Kiều là Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Nam. Con trai út của ông là Trầm Khải Hòa cũng tham gia HĐQT Sacombank.

3. Tỷ phú Trung Dung

Năm 1984, Trung Dung mới 17 tuổi và đến Mỹ với 2 USD trong tay. Tuy nhiên, ông đã khiến cho cả nước Mỹ phải e dè và nể phục vì khả năng vươn lên của mình. Với khả năng kinh doanh, sự nhạy bén trong lĩnh vực công nghệ, ý chí không sợ khổ, sợ khó đã giúp Trung Dung trở thành một điển hình trong cuốn sách Giấc mơ Mỹ của tác giả Dan Rather.

Những khối tài sản 'khủng' ở nước ngoài của đại gia Việt
Để sống và hoàn thành việc học Trung Dung đã phải lao động một cách cật lực và làm bất kỳ việc nào có thể. Mặc dù vậy, chàng thanh niên nghèo năm nào vẫn hoàn thành chương trình tiến sĩ và bắt đầu làm việc khởi điểm tại công ty Công ty phần mềm thương mại điện tử OpenMarket.

Một thời gian sau Trung Dung rời OpenMarket để thành lập công ty OnDisplay vào năm 1996. Với thành công của mình, Trung Dung đã khiến phố Wall kiêng dè về khả năng phát triển trong ngàng Internet Mỹ, vốn là thế mạnh của đất nước này.

Tính đến năm 2000, Trung Dung được cả nước Mỹ biến đến với món "hời" lợi nhuận gần 1,8 tỉ USD từ thương vụ bán cổ phần của OnDisplay.

4. Tỷ phú David Duong

David Dương sinh năm 1958 tại Sài Gòn trong một gia đình có truyền thống kinh doanh. Năm 1979, ông theo gia đình sang định cư tại San Francisco (Mỹ).

Những khối tài sản 'khủng' ở nước ngoài của đại gia Việt
Năm 1980, David Dương cùng gia đình đã khởi đầu công việc kinh doanh bằng cách góp vốn của các thành viên lại và mua một chiếc xe tải đã qua sử dụng để mua gom giấy, phế liệu.

Và trong những năm đó, David Dương ban ngày đi học tiếng Anh, tối về lại lái xe đi thu lượm phế liệu. Năm 1983, David Dương và gia đình đã thành lập ra công ty tái chế phế liệu East West Recycling.

 Năm 1984, công ty East West được đổi tên thành Cogido Paper Corp và ông Dương khi ấy đã trở thành Giám Đốc điều hành với dây chuyền phân loại và đóng kiện phế liệu trước khi mang đi bán. Từ đó, công ty bắt đầu tìm kiếm khách hàng để xuất khẩu trực tiếp phế liệu đến các nước và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Philippines, Indonesia...

Năm 1987, Cogido Paper Copr mở thêm một chi nhánh thu gom phế liệu tại thành phố San Jose, bang California. Cuối năm 1989, với hai cơ sở thu mua phế liệu, Giám Đốc David Dương đã có số khách hàng người Việt đông với gần 100 xe tải đi thu gom và bán phế liệu cho Cogido. Cùng năm, Giám Đốc Dương đã quyết định nhượng lại Cogido cho một Công ty thu gom và xử lý rác lớn thứ 4 của nước Mỹ.

Năm 1992, ông David Dương thành lập một công ty thu gom phân loại xử lý chất thải rắn mang tên California Waste Solutions (CWS). Là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc điều hành công ty, ông David Dương đã xây dựng và phát triển CWS từ một cơ sở nhỏ trở thành một công ty lớn mạnh.

Dưới bàn tay của tỷ phú Việt này, công ty CWS đã hoạt động rất thành công và được Tạp chí uy tín Waste Age bình chọn xếp thứ 37 trong số 100 công ty hàng đầu trong ngành thu gom vận chuyển và xử lý rác tại Mỹ. CWS hiện có 4 nhà máy thu gom và xử lý chất thải rắn.

Năm 2004, ông Dương trở về Việt Nam đầu tư dự án Công Ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam (Vietnam Waste Solutions, Inc - VWS).

Ngày 30/4/2004, ông David Dương chính thức bắt đầu thực hiện dự án xây dựng Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn tại TP HCM, bao gồm một nhà máy hiện đại chuyên phân loại, thu gom nguyên liệu tái chế và tái sử dụng rác thải; một nhà máy chế biến phân compost từ rác hữu cơ; một bãi chôn lấp rác an toàn, hợp vệ sinh…

Tháng 2/2010, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bổ nhiệm ông David Dương làm ủy viên Quỹ Tài trợ giáo dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation - VEF), một tổ chức độc lập do Quốc hội Mỹ lập và được tài trợ bởi Chính phủ Mỹ, có sứ mệnh thúc đẩy quan hệ Mỹ - Việt Nam thông qua giao lưu giáo dục trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.

5. Đại gia Nguyễn Văn Hiền

Nhắc đến ông Nguyễn Văn Hiền thì người Việt ở Đức hầu như không xa lạ gì. Ông nổi danh là một doanh nhân thành công, là chủ tịch hội đồng quản trị của trung tâm thương mại Đồng Xuân, là trung tâm thương mại lớn nhất của người Việt tại Đức.

Toàn bộ trung tâm thương mại Đồng Xuân nằm trên phố Herzberg, quận Lichtenberg, rộng 185.000 m2 gồm 4 khu nhà (được gọi là Halle) với 450 hộ gia đình kinh doanh và 1.000 người làm việc thường xuyên ở đây, phần lớn là người Việt.

Những khối tài sản 'khủng' ở nước ngoài của đại gia Việt
Để xây dựng được “Chợ Đồng Xuân” tại Đức như ngày hôm nay là cả một quá trình vất vả của ông Hiền, với “14 giờ làm việc mỗi ngày và 10 năm làm việc không nghỉ”.

 Năm 2003, ông Hiền có đã có một cơ sở thương mại dệt may ở gần khu vực. Sau đó ông vay vốn các ngân hàng để xây trung tâm thương mại, nhưng các ngân hàng không tin tưởng rằng ông sẽ tìm được người thuê cửa hàng cho một trung tâm thương mại châu Á.

Sau đó nhờ các công ty xây dựng tư nhân mà ông có quan hệ từ trước tin tưởng cho vay tiền, ông đã có thể mua thêm đất và xây dựng Trung tâm Đồng Xuân của mình.

Sau khi xây dựng hoàn tất, ông đã cho thuê được kín chỗ và lúc này các ngân hàng lại tìm đến ông để đề nghị được cho vay tiền. Từ năm 2004 đến nay, ông Hiền đã đầu tư tổng cọng 35 triệu Euro vào khu “chợ” này. Ông dự định cuối năm nay sẽ tiếp tục đầu tư thêm 10 triệu Euro nữa.

Ngoài khu trung tâm thương mại Đồng Xuân , ông còn có nhà máy chế biến thịt và đậu phụ ở Hoppegarten. Ông cũng là thành viên tổ chức Đức - Việt.

Bên cạnh việc đầu tư kinh doanh, ông Hiền còn đầu tư 30 triệu Euro vào dự án xây dựng trung tâm văn hóa, kinh tế tại quận Lichtenberg, Berlin với mong muốn quảng bá văn hóa, ẩm thực và truyền thống của người Việt Nam tới bạn bè Đức.

Ông Hiền nói: “Tôi muốn người nước ngoài, đặc biệt là người Đức hiểu rằng người Việt cũng có chỗ kinh doanh hiện đại riêng của mình. Từ trước đến giờ, người Việt mình kinh doanh chủ yếu ở những khu nhà cũ, nhếch nhác, phần nào đưa ra hình ảnh không đẹp về người Việt Nam. Đồng Xuân không đơn thuần là nơi kinh doanh mà còn là địa chỉ văn hóa Việt Nam, niềm tự hào của tất cả cộng đồng.”

6. Đại gia Darunee

Cha mẹ là người gốc Hà Nội, lưu lạc sang Lào rồi Bangkok, Darunee cùng các anh chị em của mình phải vất vả mưu sinh từ bé. Cuộc sống mưu sinh khó khăn nhưng Darunee vẫn chăm chỉ học hành và bà là một trong số ít người Thái gốc Việt đỗ vào trường đại học danh tiếng bậc nhất ở Thái, trường Chulalongkorn.

Sau khi cưới chồng là người Hoa – Thái, bà Darunee và chồng bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình bằng cách làm đại lý cho các công ty điều hòa và máy sưởi York của Mỹ và bảy năm sau, vợ chồng bà thành lập công ty sản xuất điều hòa của riêng mình, mang tên công ty Senato. Bà chịu trách nhiệm điều hành công ty với sự hỗ trợ của chồng.

Những khối tài sản 'khủng' ở nước ngoài của đại gia Việt
Senato giờ là thương hiệu nổi tiếng ở Thái, với doanh thu hàng năm đạt 500 triệu bạt Thái (tương đương hơn 15 triệu USD), tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người địa phương. Darunee và chồng cũng có cổ phần trong nhiều công ty sản xuất điều hòa khác ở Thái, và hiện nay, ở độ tuổi gần 60, Darunee được coi là nữ doanh nhân người Việt thành công nhất tại quốc gia này.

Cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra từng nhận xét: “Bà Darunee là niềm tự hào của nước Thái. Không chỉ là một người thành đạt, một doanh nhân thành công, bà còn biết tạo dựng một gia đình hạnh phúc, con cái ăn học nên người và là một tấm gương biết vươn lên trong cuộc sống, đáng để mọi người học tập...

7. Ông hoàng nghề nail Charlie Tôn Quý

Người ta nói rằng việc làm dễ kiếm ra tiền nhất của người Việt tại Mỹ chính là làm nail (nghề chăm sóc móng tay, móng chân). Tuy nhiên, Charlie Tôn Quý lại không muốn nghề nghiệp này chỉ là một trong những nghề tạm bợ, ông đã khiến nó trở thành một "thiên đường hái ra tiền".

Những khối tài sản 'khủng' ở nước ngoài của đại gia Việt
Với khởi điểm chỉ là một bài tiệm nail đầu tiên, Charlie Tôn Quý đã bắt đầu kế hoạch vươn xa hơn nữa của mình bằng cách đưa tiệm nail vào các siêu thị, cửa hàng...

Một thời gian sau, gần 1,200 cửa hàng nail của Charlie Tôn Quý đã có mặt trên toàn nước Mỹ. Charlie Tôn Quý đã thành công khi đưa thương hiệu Regal Nails trở nên nổi tiếng khắp toàn nước Mỹ. Không những thế, ông cũng giúp rất nhiều lao động Việt Nam có việc làm trong các cửa hàng nail của mình.

Hiện tại, với gần 1.200 cửa hàng nail, thu nhập bình quân của Regal Nails là khoảng 500 triệu USD mỗi năm. Không dừng lại tại đó, Regal Nails đang tham vọng đưa thương hiệu ra toàn thế giới.

8. Tỷ phú Trần Đình Trường

Với khối tài sản ước tính lên tới hơn 1,2 tỷ USD Mỹ, doanh nhân Trần Đình Trường được coi là người Việt Nam giàu có nhất tại Mỹ. Ông là chủ của nhiều khách sạn xa hoa tại New York, đáng kể nhất phải nhắc đến là khách sạn Carter Hotel ở quảng trường Times Square.

Những khối tài sản 'khủng' ở nước ngoài của đại gia Việt
Ông Trường quê ở Hà Tĩnh, sang Mỹ từ năm 1975 và bắt đầu kinh doanh khách sạn tại Mahattan, New York. Không chỉ là người giàu có về của cải, ông Trường còn là người hào phóng với cộng đồng.

Ông đã từng chi 3,2 triệu USD để mua hai máy bay trực thăng tài trợ cho các tổ chức cứu trợ tại Ethiopia và chi 2 triệu USD tài trợ khi Mỹ gặp sự kiện khủng bố ngày 11/09.

Với những nghĩa cử dành cho cộng đồng, ông Trường được Liên hiệp người Mỹ gốc Á vinh danh, và nhận Giải Đuốc Vàng trao tặng tại Washington D.C. Ông Trường đã từ trần và hiện khối tài sản của ông được để lại cho các con cháu tiếp tục gây dựng và phát triển.
Nể phục 4 hotgirl nhà đại gia số 1 Việt Nam Nể phục 4 hotgirl nhà đại gia số 1 Việt Nam Được thừa hưởng khối tài sản khủng từ gia đình, nhưng các tiểu thư con nhà nòi kinh doanh vẫn khiến nhiều người nể phục về trình độ học vấn cao, sự giỏi giang và xinh đẹp.
Người Việt giàu nhất thế giới về nước trổ tài Người Việt giàu nhất thế giới về nước trổ tài Hà Phương - em gái ruột ca sỹ Cẩm Ly, người được mệnh danh người Việt giàu nhất thế giới nhờ khối tài sản khổng lồ của hai vợ chồng trổ tài ca hát tối qua.
Người Việt giàu nhất thế giới lộ diện Người Việt giàu nhất thế giới lộ diện Xem cuộc sống xa hoa của Hà Phương, em gái ca sỹ Cẩm Ly, người Việt giàu nhất thế giới theo tạp chí Forbes với tài sản khoảng 1,5 tỷ USD.  
Kiến Thức 


Ở Việt Nam, hiện đang có một giới tiêu thụ với nguồn thu nhập vô tận và thói quen mua hàng xa xỉ và bất động sản ở nước ngoài. Với số ít nhưng ngày càng đông, họ theo bước chân của những người Trung Quốc trước đây với những chuyến du lịch mua sắm xả láng. Trong đầu họ là Gucci, Shiseido, Nokia và Ipod, cùng với những căn hộ cao cấp. Và Hải, một người bạn tôi quen biết vài năm trước ở Sài Gòn, đã trở thành một người như thế.
Mặc dù lưu lại vài ngày tại San Francisco, anh lại không muốn đến thăm Cầu Golden Gate, chẳng thích thăm phố Chinatown hoặc quan tâm đến bến Fisherman Warf. Bãi biển và công viên hay chuyến đi trên xe điện cũng chẳng làm anh thích thú. Và khi tôi chỉ đường chân trời mờ ảo của khu Russian Hill vào buổi hoàng hôn, anh chỉ chụp một bức ảnh lấy lệ. Ngoài ra thì anh thấy tẻ nhạt. Anh không muốn gì ngoài việc mua sắm, ăn uống ở những nhà hàng ngon nhất và bắt tôi chụp ảnh anh đang làm những việc ấy. Nếu không anh lên mạng hoặc nói chuyện trên điện thoại di động về việc duy nhất là mua sắm. Anh thăm dò giá cả bất động sản, chụp ảnh và gửi kèm tin nhắn đến bạn bè và đối tác thương mại của mình ở Việt Nam.
Và anh cũng có một danh sách về những mặt hàng cao cấp mà anh “cần mua”, và vì anh biết rất ít tiếng Anh, tôi trở thành người thông dịch, bên cạnh nhiệm vụ tài xế, chủ nhà và phó nhòm cho anh.
Cho đến vài năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng và điên cuồng. Kể từ khi cuộc chiến tranh lạnh chấm dứt, và đặc biệt sau khi Hoa Kỳ bình thường hoá quan hệ với cựu thù của mình vào năm 1997, kinh tế Việt Nam đã phát triển một cách vững chãi. Trong gần một thập niên, tỉ lệ tăng trưởng GDP trung bình nằm trong khoảng từ 7 đến 10 phần trăm mỗi năm. Nó đã chậm lại trong vài năm qua nhưng mức độ giàu có vẫn giữ nguyên trong một thành phần. Thật thế, Việt Nam có thể vẫn mặc chiếc áo búa liềm bên ngoài nhưng trái tim đã đập theo nhịp độ của thương mại và tư bản.
Thay vì thế, đây là thời kỳ của giới tư bản đỏ. Và Việt Nam đang lao vào xã hội tiêu thụ với một tốc độ chóng mặt và không thèm nhìn lại phía sau. Nếu tôn giáo từng là thuốc phiện của quần chúng, và ý thức hệ là nguồn gốc của cách mạng, thì giờ đây tiền bạc đã thay chân cả hai và cải đạo mọi người, từ trẻ đến già, để thờ phượng một ngôi đền mới ở Việt Nam, đó là siêu thị.
Cuộc cách mạng mới này có từ ngữ riêng của nó.
Sống vội: Sống nhanh và tiêu xài hết cả.
Đua đòi: Tranh đua, tham lam, muốn bằng chị bằng em.
Văn hoá tốc độ: Nền văn hoá của lối sống nhanh.
Lô Cồ: Từ mượn của tiếng Anh “local”, dùng để miêu tả người lạc hậu, quê mùa hoặc hàng rẻ sản xuất ở Việt Nam. Hải sẽ nói với bạn rằng anh chẳng có người bạn nào Lô Cồ. Anh thích dân Việt Kiều như tôi, những người Việt từ nước ngoài.
Sì Trét: “Stress”, người Việt dùng từ này để diễn tả tính năng động cao. Ví dụ một người bị Sì Trét có nghĩa đang là nhắn tin cho ai đó trong khi đang nói chuyện trên di động với một người khác về một thương vụ nào đấy.
Trong cái thế giới ấy, việc có thể chi 200 Mỹ kim cho một chai vang hoặc 340 Mỹ kim cho một chiếc áo hiệu Gucci đều làm mọi người thèm muốn. Đấy là thế giới của phong cách tay trên, nơi mà ở một buổi tiệc giữa bạn bè với nhau, việc đầu tiên người ta làm là rút di động đặt lên bàn để mọi người thấy mình vừa tậu được công nghệ mới nhất. Trên thực tế, Việt Nam có tỉ lệ sử dụng di động bình quân đầu người cao hơn cả Trung Quốc - 130 triệu chiếc cho dân số 90 triệu người. Ở Việt Nam, làm giàu thật sự là vinh quang. Và giàu có bắt buộc phải khoe của - gần đây nhất là bằng cách du lịch và mua sắm ở nước ngoài.
Nói cho cùng, Việt Nam đã có tỉ phú đầu tiên, vừa được tạp chí Forbes xác nhận là Phạm Nhật Vượng. Những người khác cũng sắp có tên.
Giới tinh tuyển hậu ý thức hệ này - con cái của các gia đình thương nhân hoặc các thành viên cộng sản cao cấp - hiện đang sống trong một thế giới ngập tràn giàu có và xa xỉ, một thế giới mà cha mẹ họ không thể nào mường tượng trong một hoặc hai thế hệ trước, khi họ mặc đồ bộ màu đen và xếp hàng mua gạo ở các cửa hàng nhà nước.
Nhưng đây cũng là đất nước của sự giàu có chóng mặt và sự nghèo khổ đầy nhục nhã. Hàng nghìn nông dân đang bị di dời để Việt Nam có thể xây dựng 140 sân gôn. Trong khi nạn buôn người đang trở thành vấn nạn lớn trong nước, một thành viên bộ chính trị cộng sản thực thụ hiện nay không bao giờ thiếu xe Lexus và đồng hồ Rolex cùng ít nhất là năm người hầu trong biệt thự của mình. Trong khi thu nhập bình quân đầu người hàng năm là 1.200 Mỹ kim vào năm 2010, những thương hiệu cao cấp như Shiseido, Prada, Bvlgari, Hermes đang ngày càng trở thành mặt hàng tiêu thụ phổ biến. Theo một thăm dò của một công ty tiếp thị và quảng cáo vài năm trước, 68% giới trẻ cho biết thương hiệu là mối quan tâm hàng đầu của họ khi mua sắm, và 73% sẵn sàng trả thêm tiền để mua hàng chất lượng cao.
Anh bạn Hải của tôi thì rất mê dây thắt lưng; anh có một bộ sưu tập của những nhà thiết kế cao cấp. Trong ngày mua sắm cuối cùng của anh, chúng tôi đã trải qua bốn giờ tại cửa hàng Hermes. Chúng tôi đã thử thách tính kiên nhẫn của cô bán hàng trẻ, cô đã phải gọi điện và tìm trên mạng để kiếm một chiếc thắt lưng màu xanh da trời với khoá bạc lớn hình chữ H trên cả nước trong khi chúng tôi ngồi nhâm nhi ly cà phê cappuccino của mình.
Khi cô gái không tìm được chiếc thắt lưng, Hải than phiền bằng tiếng Việt: “Tôi không biết là San Francisco quá ít hàng. Ở Bangkok thì đa dạng hơn nhiều.”
Tôi cố im lặng nhưng cô gái trẻ hỏi và tôi phải dịch. Cô xin lỗi. Và cô hỏi nhỏ. “Vậy anh cũng từ Việt Nam sang?”
Tôi muốn nói với cô rằng tôi đã bỏ chạy như một người tị nạn trước đây rất lâu. Đó là khi Sài Gòn sụp đổ vào năm 1975 và được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền mới loại bỏ giai cấp tư sản như tôi và gia đình và đưa nhiều người vào trại cải tạo và những vùng kinh tế mới, nhà cửa chúng tôi bị tịch thu. Những người khác trốn chạy ra biển như những thuyền nhân. Nhiều người đã chết.
Nhưng nếu Hà Nội muốn tạo ra một xã hội phi giai cấp thì họ đã thất bại và điều ngược lại đã xảy ra. Họ thấy khó cưỡng lại cuộc sống cao sang trong những biệt thự bỏ hoang. Khi cuộc chiến tranh lạnh chấm dứt, cũng là lúc thời kỳ của việc chú trọng đến địa vị, thâu tóm tiền bạc, một xã hội đam mê vật chất và những điều tương tự mà Việt Nam chưa từng chứng kiến trước đây trong lịch sử lâu dài và khốn khổ của mình.
“Không,” tôi nói với cô bán hàng, nghĩ đến cuốn sách của Joan Didion về lòng tham và thói xa xỉ. “Nhưng đó là nơi xuất xứ của tôi.”

Trần Văn Lương với bài thơ Tiếng Nấc Đêm Trừ Tịch và chung quanh câu chuyện Làm Gì Ở Mỹ của Phan Ngọc Vinh.

Năm cũ sắp qua đi và một năm mới sắp đến.
Rất có nhiều người Việt Nam đã định cư ở ngoại quốc rất lâu và chưa một lần đi trở lại nơi chôn nhau cắt rún.
Họ phải là những người ít nhất trên tuổi 42.
Ngày xưa đó, họ đã chọn dung thân nơi đất người và họ vẫn giữ lời hứa với chính mình.
Cũng có những hoàn cảnh làm người ta chọn trở lại nơi mình đã ra đi vì lý do gia đình và đau đớn nhất là họ lại thích những cuộc vui mới tạm bợ.
Nếu có những chị như Phan Ngọc Vinh tả Làm Gì Ở Mỹ, thì người trong nước có lẽ thích thú ôm bụng cười vì cái quê muà mà chị kể ra khi hành Nghề Làm Móng.
Tại sao chị lại rất vui khi có được nghề lao động vất vả với đồng tiền nhỏ nhoi?
Thưa tại vì chị biết được cái giá trị của 2 chữ Tự Do đấy.
Những người biết tự trọng và biết Tư Do được đánh đổi như thế nào thì tuyệt đối họ không bao giờ phản lại quê hương.
Tôi chỉ viết lên đây những cảm nhận buồn cho thân phận những bậc cha chú đã ra đi vĩnh viễn mà chưa được trở lại mảnh đất quê nhà.
Tôi buồn cho những người mai này sẽ và còn ra đi mà sẽ không bao giờ nhìn thấy bất cứ mùa Xuân nào trở lại với mình trên đất nước Việt Nam của thời xa xưa.
Đã ở đất nước Tự Do thì quyền đi lại là chuyện tự do của từng cá nhân, và chỉ cá nhân mà thôi.
Không cần ai phê phán và không ai được phê phán ai cả vì chỉ cần mình nhìn mình vào gương mà thấy mình còn là mình trong gương ngày xưa nữa hay không thì chỉ có mình tự biết mà thôi.
Mời quý anh chị đọc bài thơ của anh Ttần Văn Lương và đọc câu chuyện của chị Phan Ngọc Vinh và tự cho mình thấy Thói Đời.
Caroline Thanh Hương
 photo 7QyLK4t.png
Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.

Dạo:
        Nhởn nhơ áo Tết về quê,
Biết chăng dân Việt trăm bề đớn đau.


Cóc cuối tuần:

    Tiếng Nấc Đêm Trừ Tịch

     Đêm trừ tịch, gian phòng lạnh ngắt,
     Người đàn bà cúi mặt trầm ngâm.
         Nghẹn ngào tủi phận thương thân,
Có chồng mà phải đón Xuân một mình.

     Rồi khẽ nhấc bức hình trên kệ,
     Ngắm hai người son trẻ năm nao,
         Mà nghe thất vọng dâng trào,
Hùa theo tiếng nấc, lệ dào như mưa.
                         x
                    x        x
     Anh yêu hỡi, giao thừa đã đến,
     Lệ em cùng lệ nến tuôn rơi.
         Anh về quê mẹ vui chơi,
Tha hương em xé lịch vơi một mình.

     Anh giờ chắc lềnh bềnh tửu quán,
     Phè phỡn cùng đám bạn mềm môi,
         Chén anh, chén chú, chén tôi,
Quên phăng cái thuở xa xôi nhọc nhằn.

     Anh có nhớ những năm tù ngục,
     Giặc đem anh lăng nhục từng ngày?
         Bạn anh, chúng giết thẳng tay,
Anh may sống sót lất lây nhờ Trời.

     Anh có nhớ quãng đời vất vả,
     Sau khi anh được thả về nhà?
         Chạy ăn từng bữa xót xa,
Trẻ con đói rách, người già điêu linh.

     Anh có nhớ công trình vượt biển,
     Bị mắc lừa mấy chuyến mới xong?
         Nhìn dân mình chết biển Đông,
Có là gỗ đá mới không đau sầu.

     Anh có nhớ buổi đầu trong trại,
     Trơ mắt nhìn lũ Thái hung hăng?
         Bị hành, chẳng dám nói năng,
Âm thầm chỉ biết cắn răng sượng sùng.

     Anh có nhớ khai cùng Di Trú,
     Vì sao lìa quê cũ sang đây?
         Mà nay dạ đổi lòng thay,
Đang tâm trở mặt quên ngay lời thề.

     Anh kiếm cớ đi về lắm bận,
     Dựng chiêu bài quanh quẩn ăn chơi,
         Lúc thì "từ thiện" giúp đời,
Lúc thì "báo hiếu" cho người thân yêu!

     Trở lại Mỹ, sớm chiều "hát dạo",
     Thay kẻ thù quảng cáo liên miên,
         Rằng quê mình rất bình yên,
Rằng dân mình sống ấm êm trăm bề.
                         x
                    x        x
     Anh có biết anh về sung sướng,
     Vung tiền còm thụ hưởng tiện nghi,
         Trong khi dân phải ra đi
Làm thân nô lệ cu li nước ngoài?

     Anh chỉ thấy đền đài tráng lệ,
     Cùng quán hàng lắm kẻ vào ra,
         Mà không thấy cảnh dân ta,
Ngày đêm khổ ải xót xa muộn phiền.

     Anh chỉ thấy bạo quyền hùng hổ,
     Ra oai hùm nạt nộ múa may,
         Mà không mở mắt để hay,
Chủ quyền toàn ở trong tay giặc Tàu.

     Anh có thấy đâu đâu cũng Chệt,
     Đang nghênh ngang chiếm hết quê mình?
         Phần do lũ thú Ba Đình,
Phần do những kẻ vô tình như anh.

     Anh chỉ thấy bầy doanh nhân Việt,
     Cùng anh về yến tiệc hả hê,
         Mà không thấy ở bên lề
Những đồng đội cũ đang lê thân tàn.

     Anh có thấy trại giam khắp chốn,
     Nơi công an làm khốn bao người?
         Vì lòng yêu nước không nguôi,
Họ cam tâm gánh cả trời khổ đau.

     Chồng em hỡi, từ lâu em gắng,
     Tránh buông lời nói nặng cùng anh.
         Nhưng nay gương đã tan tành,
Chút duyên chồng vợ, em đành xin quên.

     Em cương quyết làm viên ngọc vỡ,
     Theo sao trời rực rỡ đêm đêm,
         Còn hơn làm phiến ngói nguyên,
Quanh năm xám xịt ngơi trên mái nhà.
                         x
                    x        x
     Sau tiếng nấc, mắt già chợt quắc,
     Người mím môi dập tắt cơn sầu,
         Lạnh lùng gói lại buồn đau,
Cầm như mình đã từ lâu góa chồng.

               Le lói bên song
        Tia nắng hồng năm mới.
                 Trần Văn Lương
                    Cali, 1/2017


" Làm gì ở Mỹ ? " 

    - Phan Ngọc Vinh


Bạn từ Việt Nam đi du lịch sang Mỹ. Bạn bằng tuổi mình, năm nay được 65 cái xuân xanh, nhưng nhà nước ở VN cho Bạn về đuổi gà chăn vịt từ lúc tuổi mới 55, trong  khi mình vẫn còn mài đũng quần, ngồi "dũa" móng cho các bà già Mỹ.


Từ hồi học Trung học, Bạn là người Bạn tốt đối với mọi người, nên bạn bè của Bạn bây giờ ở khắp năm  châu. Bạn được các bạn mời đi thăm các nơi khắp nước Mỹ và đây là chặng dừng chân cuối cùng, đó là tệ xá của mình .


Ông xã mình nhường chỗ cho Bạn ngủ với mình, và câu đầu tiên khi ngã đầu nằm cạnh nhau, Bạn hỏi mình "Làm gì  ở Mỹ?".


Chỉ 4 chữ thôi, nhưng nó trải dài 22 năm ở Mỹ của mình. Mình ngồi dậy, cầm chai nước ở đầu giường, uống một hơi để lấy giọng, và bắt đầu kể....


*****




Từ phi trường Philadelphia gia đình mình gồm 4 người, được người bảo trợ đưa đến một căn nhà Twin, nhà 7 phòng nhỏ xíu, mỗi phòng là một gia đình từ 2, đến 3 hoặc 4 người, mà mỗi người, ông chủ nhà lấy 100 đô/tháng, không kể người lớn hay con nít.


Đêm đầu tiên nghĩ dưỡng sức, đến đêm thứ nhì mình đã có việc rồi.


Căn phòng kế bên có 2 vợ chồng HO, mới sanh baby chỉ 1 tháng, người vợ phải đi làm trở lại, cả 2 vợ chồng làm hãng thịt vào ca đêm, nên độ 10 giờ đêm là bế đứa bé qua phòng mình ngủ, sáng đi làm về thì bỏ trên bàn  trong phòng mình tờ 5 đô.


Căn phòng share nhỏ xíu, 2 vợ chồng thì ngủ dưới đất, hai đứa nhỏ 5 và 7 tuổi thì được ngủ trên 2 giường nhỏ, thêm đứa bé babysit, thì nằm dưới chân. Phòng chật đến nỗi mình và Ông xã nằm ở dưới đất, một người nằm ngữa, một người nằm nghiêng, nếu cả hai cùng nằm ngữa thì không vừa. Tối ngủ mơ màng, cảm giác như có con gì bò nhột nhột, mình lấy tay đè bẹp dí thì nghe mùi  gián. Ngồi dậy bật đèn lên thì  gián mẹ, gián con, hàng trăm con chạy búa xua, tìm chỗ trốn dưới thảm.


Ở Việt Nam nhà cửa đóng bợn, góc nhà bụi bậm bám đầy, mình chỉ quét, xem là thường không có gì để gọi là quan trọng. Khi sang đây thấy nhà lót thảm đỏ, cứ tưởng sạch sẽ, quý phái, sang trọng, nên mình chỉ lót cái mền rồi 2 vợ chồng nằm ngủ, cứ nghĩ là sướng quá rồi, không ngờ mình nằm trên ổ gián. Bây giờ mỗi lần nhớ lại vẫn còn cảm thấy rùng  mình.       


Giữ đứa bé độ một tuần, một hôm Ông chủ nhà đi ăn Buffet ở tiệm ăn Tàu đầu ngõ, về nhà cho hay ngoài đó cần một Waitress, tức người bưng đồ ăn cho khách, sau khi  khách order. Với trình độ tiếng Anh "ba xí, ba tú" từ thời trung học, mình nghĩ: Đây là "xứ của cơ hội", nghề gì cũng làm thôi, chỉ sợ  người ta không mướn mình.


Ông Chủ người Tàu, cỡ 70 tuổi, nói tiếng Anh. Ông nói ông nghe, mình lắp bắp làm như hiểu, nhưng thật sự chả hiểu con khỉ khô gì cả. Ông cầm cái menu, gần 300 món. Ông dắt mình vào bếp, chỉ các thứ rau và nói tiếng Anh tên các lọai rau. Giời ơi, coi bộ không dễ!


Ngày đầu tiên đi làm thì Ông chủ nhà chở ra giới thiệu với Chủ nhà hàng. Mình chả biết họ nói gì, nhưng Ông chủ nhà hàng cứ gật đầu coi bộ ưng ý. Tối về nghe nói lại là "Tôi giới thiệu chị cùng gia đình sang đây tị nạn CS,  Ông chủ nhà hàng người tàu Đài Loan nên cũng sợ CS. Tôi nói chị cũng có nhà hàng ở VN nên Ông có vẻ nể chị lắm, Ổng nghĩ là chị biết mọi thứ trong nhà hàng, chỉ sợ tiếng Anh còn dở thôi, nhưng ông ấy nói sẽ huấn luyện cho chị."


Nhà hàng buổi trưa thì bán Buffet, nên mình chỉ thay mấy cái khay đồ ăn trên quầy, rồi để ý lau bàn, lau ghế dọn chỗ khi khách đứng dậy, cứ ấm ớ... "thank you", "goodbye" chào khách về... "you have nice day", hoặc khi khách nói "Thank you", thì phải nói lại "You're welcome"... Rắc rối quá, ở VN mình đâu có quá lịch sự như vậy. À, quên đây là nước Mỹ mà...


Sợ nhất là buổi tối, khách tới ăn, mình chưa lấy order được vì trở ngại tiếng Anh. Lương bắt đầu là 150 đô một tuần, làm 6 ngày, mỗi ngày 10 tiếng,  Ông chủ nói, nếu mình lấy được order, ổng sẽ  trả thêm mình 100 đô/1 tuần. Bạn thử tưởng tượng ở VN mới sang, vốn tiếng Anh đã ít, mà sau 22 năm ở với VC, lo chạy ăn bở hơi còn đói lên đói xuống, còn thời giờ đâu  mà học tiếng Anh, mà cũng đâu nghĩ rằng có ngày mình được đi Mỹ mà học tiếng Anh, vì vậy được trả lương như vậy thì đúng là có nằm mơ cũng không  thấy.


Ông Tàu già nầy tốt bụng vô cùng, mỗi buổi trưa vắng khách Ổng cứ kêu mình tới quầy để học cái menu. Ông đọc trước biểu mình đọc sau, rồi kêu mình xuống bếp chỉ tên từng món.  Vùng nầy ở miền Đông Hoa Kỳ, năm 1994 tuyết nhiều lắm, tuyết cao tới thắt lưng, ban ngày buổi sáng đi làm, mình lấy bịch nylon bịt chân lại, cột tới mắt cá, rồi mang vớ cao vào, mặc quần ấm ở trong, quần Jean ở ngoài, áo thì độn 2, 3 lớp, thêm cái áo Jacket dầy. Đầu thì bịt cái mũ ni mua ở VN, có 2 dây cột quấn cổ, mình quấn ngang mũi, và cột lại sau gáy, xong xuôi thì đi bộ ra nhà hàng. Nói là đầu ngõ, chứ đi bộ cả giờ mới tới. Khi đi phải đạp lên tuyết xốp mà đi, chứ giẫm lên tuyết láng là bị "chơi một đường lã lướt" liền.


Buổi tối về thì Ông Chủ lái xe van cũ chở 2 đầu bếp, một tài xế delivery đồ ăn và mình chất lên xe, chạy quanh co trên đường tuyết, lúc xuống dốc,  khi lên đồi, Ổng kềm chặt tay lái, có hôm thầy trò tưởng chừng bay xuống ruộng bắp.


Khoảng chừng 3 tháng, một hôm cuối tuần lúc phát lương mình nói với Ổng: "Tôi lấy được order  rồi, Ông lên lương tôi chứ!". Tội nghiệp ông già, Ổng nói gì đó một hơi mình chả hiểu rồi móc túi đưa thêm 100, khoảng 2 tuần sau thì nhờ người thông dịch mới biết là ổng nói nhà hàng ế quá, ổng lại già rồi, con ổng biểu bán đi để về hưu, còn vài tuần nữa thì nhà hàng sang cho người khác rồi.


                                                                                                                   *****


Thế là cũng tới ngày phải ở nhà. Thời gian nầy ông xã mình có đến Đại học Cộng đồng để học ESL. Tụi nầy cũng đưọc một Ông HO tốt bụng ở chung nhà dạy lái xe nên đậu và đã mua được chiếc xe cũ.


Nghỉ ở nhà được 2 hôm, thì có người cùng xóm chỉ cho một gia đình VN có con nhỏ mới đẻ một tháng đến nhờ mình tới nhà babysit, cho ăn, tắm rửa em bé rồi canh cho nó ngủ. Mình chờ những lúc bé ngủ thì đọc báo hay xem phim gì đó, sợ bé thức nên vặn nhỏ TV,  riết thành thói quen, xem TV chỉ xem hình, vì sợ tiếng động làm bé thức. Chính vì điều nầy làm mẹ cháu lo, sao mà ban đêm cháu không chịu ngủ, cứ bò lên bò xuống. Mẹ cháu bế cháu đi Bác sỹ khám thì BS cho biết cháu chả bịnh gì cả, thằng nhỏ bú sữa Mỹ, nên mạnh như thần, chả hề thấy bệnh, hì hì, Bố mẹ thắc mắc sao nó không chịu ngủ, mà vẫn mạnh cùi cụi thế kia.


Mình giữ em bé nầy đến 4 giờ chiều thì lái xe khoảng 8 mile để đến nhà  một gia đình Mỹ, chở 2 đứa nhỏ: đứa  trai 9 tuổi, đứa gái 10 tuổi, đứa trai thì đi Boy Scout, đứa gái học múa balê. Ngày nào sau giờ học cũng phải chở 2 đứa nầy, bữa thì học guitar, bữa thì học vẽ... Học gì mà đủ thứ. Có bữa lái vòng vòng chở đi đầu nầy đầu nọ, về nhà xem lại số mile, có hôm khoảng 30 mile!


Bà này là Trưởng học khu, họp hành liên miên, ông chủ là Bác sỹ làm nhà thương trực buổi tối, nên coi như  buổi chiều là mình tới "thầu" luôn, chở 2 đứa đi học. Sau khi bỏ tụi nhỏ ở trường, rồi trở về nhà đó làm đồ ăn, quét dọn, chùi rửa.... clean nhà, clean cửa. Ở VN lúc xưa gọi là làm đầy tớ, bây giờ gọi là Osin, ở Mỹ có từ hoa mỹ hơn, gọi  là Housekeeper, chung quy là đi ở đợ.


Bà chủ nầy người Ireland, nghe nói dân nước nầy hà tiện lắm, bả sang Mỹ mấy đời rồi mà còn cái gốc hà tiện. Khi hợp đồng miệng lúc nhận việc là 5 đô/1 giờ cộng với tiền  xăng, thì tuần đầu Bả trả tiền xăng khoảng 5 đô cho cả tuần, lúc ấy con bả học thêm ít, nhưng từ tuần thứ nhì trở đi thì bả lấy thêm giờ cho con bà ấy học thêm nữa, nên chở đi nhiều hơn. Vậy mà có tuần trả 5 đô, có tuần không. Tính người Việt mình tự trọng không mè nheo đòi hỏi, Bả lại càng lấn tới, có hôm  mới tới làm chỉ 1 giờ,  cuộc họp ở sở bả bị cancel, thì từ sở bả gọi điện về, bảo mình về đi.


Thành thử, lái đi, lái về, tất cả 16 mile, khoảng 25 cây số, làm chỉ 1 giờ được 5 đôla thì bị kêu về đi. Con gái bả mới 10 tuổi nghe Mẹ kêu điện thoại về, lúc mình sửa soạn ra xe, tiễn mình, nó còn dùng 4 ngón tay úp lại trong lòng bàn tay, rồi chĩa ngón cái lên, dấu hiệu là "bà chịu về tốt quá... Hết xẩy!".
 

Sau nầy, về bàn lại với ông xã, bắt bả phải chịu  trả ít nhứt 3 giờ mỗi tối, từ thứ hai đến thứ sáu, lễ thì con bả nghỉ, mình cũng nghỉ.


                                                                                                           *****


Ngày thứ bảy và chủ nhật thì mình lái xe tới tiệm Dunkin Donut đứng bán  bánh, loại bánh tròn, vị ngọt mà người Mỹ hay đến mua ăn sáng và uống cà phê. Đôi khi cuối tuần cũng có vài nhà nhờ mình tới nhà coi con để vợ chồng họ rảnh rỗi đi chơi với nhau.


Nhà bà Mỹ mình làm ở trên núi, lúc quẹo xe ra lái độ 3 mile thì ra tới ngã tư. Ngã tư nầy phải nói là ngã tư "tử thần" vì không có đèn đỏ, đường ngang trước mặt thì đông đảo, xe cộ nối đuôi nhau, nhưng chỉ đông có một lane bên về núi, còn lane xuống núi thì vắng ngắt, mình về nhà phải lái trên lane xuống núi. 


Một bữa kia, sau giờ babysit, lúc ngừng để chờ quẹo trái chạy xuống núi,    các xe ngừng lại cho mình quẹo, khi quẹo được rồi thì bỗng đâu... khịt... khịt... pựt pựt... pựt...... Trời hỡi, xe hình như chết máy! Tình huống nầy từ hồi cha sanh mẹ đẻ chưa biết, nên không biết làm sao đây. Mình đem hết sức đạp thắng, nhưng nó cứ bon bon không chịu dừng lại, nhìn kim đồng hồ thì từ 50 mile/giờ vọt lên.... vọt lên mãi. Vì xe đang xuống núi mà! Sau nầy biết ra nó bị hư bugi. Xe hiệu Buick, đời 82, xe tự động, nên khi máy  không nổ, thì thắng cũng không hoạt động.  Mình liền nghĩ "Thôi  rồi, mạng mình đến đây là chấm dứt! "


Nhìn kim đồng hồ tốc độ, thấy số 75, may là xe cộ  đổ xô lên núi (nhà giàu thường lên núi ở), phía bên mình là chạy xuống đồng bằng, nơi có nhiều hãng xưởng, giờ nầy ít xe đổ xuống. Trước mặt không có xe nào, cũng chưa tới đèn xanh đèn đỏ. Bây giờ làm  sao đây? Nếu liều mạng  kéo cần số về chữ P, rủi xe nó lộn tùng phèo thì cũng chết, mà lủi đại vô hàng cây bên đường cũng chết, bên đường lại là thung lũng. Miệng mình lâm râm niệm Phật, mà đầu thì suy nghĩ lung tung. Thôi thì đàng nào cũng chết, mở mắt để thấy đường quẹo cua, tay thì giử vô-lăng cho chặt. Kim đồng hồ từ 80 lùi lại 70... lùi từ từ mãi. Thì ra xe đã xuống đồng bằng, nên tự nó giảm tốc độ. Vừa tới đèn xanh đèn đỏ thì mình quẹo vào lề, và rồi không thắng  mà nó ngừng lại. 


Trời xui đất khiến, Ông Bà phù hộ, Phật Bà phổ độ, nên mình đã không có những hành động vội vàng mà không biết hậu quả thế nào. Nếu ở VN thì đã cạo đầu ăn chay vì vừa thoát chết trong đường tơ kẻ tóc. Ở Mỹ thì sợ người ta tưởng mình đang làm chemo vì bị cancer, không ai dám mướn làm thì lại khổ.


Tuần ấy, mình cho Ông bà Bác sỹ ấy biết tin dữ, và... không trở lại "con đường tử thần" ấy nữa.


Ông xã mình vẫn còn học ESL, mỗi khóa học kéo dài  3 tháng, lúc nầy anh ấy vẫn còn ESL. Vào giờ con đi học thì ảnh delivery ở tiệm bán hoa, rồi về chờ con đi học về, tối mình về thì làm ca đêm ở hãng gần nhà.


Trong cái rủi có cái may, ngày mà mình suýt bị lộn xe xuống núi, cũng  khoảng thời gian ấy, cô bán bánh full time ở tiệm Donut xin nghỉ việc vì có job khác khá hơn. Ông chủ tiệm đề nghị mình làm fulltime thế chỗ cô ấy. Còn gì bằng! Thế là mình trụ trì cả ngày ở tiệm bánh, mỗi ngày tiếp xúc bao nhiêu là khách Mỹ.  Ban đầu ấm ớ, riết rồi nghe, nói mãi cũng thông. Trước khi đi Mỹ, sau khi đến Mỹ mình chả qua trường lớp ESL nào. Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, rồi thì việc nào cũng xong cả.


Công việc của mình là đứng bán hàng từ 10 giờ sáng đến 10 giờ đêm, nghỉ ngày Chúa nhật. Bán đủ thứ bánh trên quầy, thường thường khoảng 8 giờ đêm thì hai đứa làm bánh sẽ đến, mình phụ đem bánh mới bỏ lên kệ và đổ bánh cũ. Có hôm đứng sau quầy chờ mãi mà không thấy tụi ấy tới, trời mùa đông lạnh thấu xương, mặc 3, 4 áo vẫn lạnh vì hệ thống heat cũ, xưa, nên  máy heat vẫn chạy mà lạnh thì vẫn lạnh, lại thêm cái lỗ dột to tổ bố trên trần mà ông chủ  lại không muốn sửa vì tốn tiền nhiều quá.


Một tối nọ, tuyết rơi đầy đường, mình đứng chỗ quầy để cân cà phê, bỏ vào từng túi, mỗi túi 1 pound để mai bán lẻ cho khách, lúc nhìn ra đường thì xe cộ vắng ngắt. Điệu nầy hai đứa thợ không biết có tới được hay không, vì từ nhà tụi ấy lái đến tiệm cỡ 50 mile mà đường trơn như vầy lái rất ư là nguy hiểm.



Đúng lúc ấy, đằng trước tiệm đỗ xịch một chiếc xe màu tối thui, trên xe bước xuống ba anh Mỹ đen. Tụi nó vào, đứa thì mua cái bánh, đứa thì hỏi  mượn quẹt diêm, đứa thì vào cầu tiêu xin đi tiểu... rồi hỏi đường xá lung tung. À, mình phải nói thêm là trong tiệm có cái cassette, tụi thợ mỗi lần tới  hay mở radio nghe để đỡ buồn ngủ trong lúc làm bánh, còn mình thì có thu âm các tiếng động như tiếng chày đập bột, tiếng người nói chuyện, để khi đứng một mình trong đêm ở tiệm thì mở lên, giống như có người ở bên trong đang làm bột và đang nói chuyện 


Ngừa thì chỉ ngừa vậy thôi, chứ kẻ gian muốn giết mình để lấy tiền, thì có ngừa gì thì nó cũng giết. May mắn hôm đó không có gì xẫy  ra cho mình, nhưng khi 3 đứa đi rồi thì mất 4 bịch cà phê và hủ tiền khách donation (tài trợ) cho "chó mèo" cũng biến mất. Hú hồn hú vía! Lại phải tin là có Ông Bà Trời Phật gì đỡ cho mình, nên xui khiến chúng nó không giỡ trò gì, chứ thường những buổi tối như vầy là tụi cướp nó đi quần kiếm chỗ làm ăn đấy!


Ông chủ tiệm bánh nầy đã làm 10 năm rồi  Cực quá, con còn nhỏ, không có thì giờ lo cho con, khi thợ làm bánh nghỉ Ông phải ra làm thế, cơ sở vật chất thì hư hỏng quá nhiều. Hơn nữa quy định mới của Franchise là tất cả các tiệm cũ trên 10 năm phải remodel (xây/trang trí lại) theo kiểu mới. Nếu muốn tiếp tục, ổng phải bỏ ra cỡ 200 ngàn đô sửa chửa. Thôi thì ông bán quách đi cho xong.


Và Ông bán thiệt. Ngày tiệm đóng cửa, mọi người bùi ngùi, từ nay vĩnh biệt cái  tiệm Donut đầy "thân thương ".


Hôm cuối cùng chia tay, còn tuần lễ nữa là đến ngày Halloween (Lễ Ma), tối ấy mình chở 2 con vào Mall xin kẹo, mà lòng buồn rười rượi. Đang dắt 2 con đi vòng vòng thì ba mẹ con dừng trước một tiệm bán đồ ăn Tàu dạng Fastfood, họ cho nhân viên ra phát kẹo, nhìn bên góc tiệm thấy họ đề bảng "Help wanted", thằng nhỏ nhà mình nhanh nhẹn nói  “Mẹ ơi, họ cần người". "À, vậy con vào xin cho mẹ  đi".


Thế là nó vào nói với ông chủ tiệm. Năm ấy nó khoảng 7 tuổi, thằng kia 9 tuổi. Hai đứa vào cùng deal với chủ tiệm, lương bổng, giờ làm việc... Ông chủ OK liền, ngày mai bắt đầu vào làm, vì thời gian nầy là những ngày Lễ cuối năm, khách vào Mall mua sắm, rồi tạt vào ăn uống nên tiệm rất cần người. Không dè ba mẹ con đi chơi mà hai nhóc kiếm được việc làm cho Mẹ .


                                                                                                               *****


Năm ấy, qua Mỹ đã được ba năm, ông xã mình vẫn đi làm hãng buổi tối, ca ba. Tuổi mình lúc ấy đã 45, đứng bán hàng từ 10 giờ sáng đến 10 giờ tối, lúc ra khỏi cửa Mall thì chân tay dỡ lên muốn hết nổi. Trưa thì nghỉ ăn cơm chỉ 15 phút, trong tiệm thì toàn người Tàu, nói tiếng Tàu chí chóe. Tụi ấy kể lại câu chuyện Đặng Tiểu Bình đã dạy Cộng sản Việt Nam một bài học, nó đánh VC nhừ tử, tụi nó đánh tới đâu chiếm đất tới đó..., ... hoặc chỉ cần 200 đô là lấy được gái VN...


Mình biết qua lời kể lại của con Tàu bán hàng với mình. Lúc vào trong lấy đồ ăn để đổi khay mới, tụi bếp người Tàu nhìn mình rồi cười hô hố, thằng Tàu con nhỏ hơn mình vài tuổi nói tiếng Anh  "You look good". Tức quá mình chỉ xuống "háng" (sorry nhe!), nói tiếng Anh "Hey! Tao đẻ mầy ra còn được" làm tụi cook Tàu tái mặt, không dám chọc nữa. Mình còn méc ông chủ đám thợ nấu bếp và thằng bán hàng Tàu mất dạy, làm Ông chủ la chói lói, đám Tàu câm hết.


Nhưng cứ đứng thế nầy mãi, vài ba năm nữa còn đứng nỗi hay không? "Con càng lúc càng lớn, nhu cầu càng nhiều, biết làm gì nữa bây giờ".



                                                                                                             *****


Một bữa nọ, một cô cũng sồn sồn, nói tiếng Anh nhuyển lắm, order đồ ăn. Mình không muốn nhìn là người VN, vì thói thường người đến Mỹ trước xem thường người đến sau, xem người đến sau như nghèo khổ ngu dốt  hơn mình, nên chả bao giờ mình nhìn trước là người VN với nhau. Cô ấy tới order đồ ăn vài ba lần, một hôm tự nhiên cổ hỏi "Chị có phải là người VN không?", đến chừng ấy mình cười tươi như hoa và nói đúng rồi! Từ ấy trở đi mỗi lần đến thì cô ấy và mình hỏi thăm thêm đôi chút, được biết, cô sang Mỹ năm 1975, hiện là kỹ sư, nhưng cô ấy cũng là chủ một tiệm Nail gần đó. Một hôm cổ hỏi "Sao chị không đi học Nail đi, nghề ấy vừa có lương vừa có tip. Nếu chị thích em chỉ trường chị học, rồi về làm với em, bảo đảm lương cao hơn đây."


Tối ấy về nhà bàn với Ông Xã, thì Anh ấy trả lời "Đúng vậy chứ sao, ở Mỹ nầy một thời gian mình thấy: thứ nhất là đàn bà, thứ nhì là con nít, thứ ba là chó mèo, thứ tư mới đến đàn ông. Vậy em nên nhín thời giờ đi học lấy bằng Nail đi, có tương lai hơn là đứng mãi như thế này!". (Ảnh cũng có ý định  học nurse (y tá) về thú vật, nhưng ảnh xin làm được ở hãng có đầy đủ  benefit vào ban ngày, nên bỏ ý định đó). Ảnh phải đi làm kiếm thêm tiền, chứ nếu đi học nurse cũng phải mất 2 năm. Sau nầy cũng hơi tiếc nhưng chuyện đã qua rồi.


Thế là mình nghe lời, vẫn làm ở đây, vẫn đứng bán fastfood, nhưng cứ 4 giờ chiều thì xin ông chủ đi học ESL (chứ không nói học Nail), vì mình  muốn giữ job nầy cho đến khi lấy được bằng Nail.


Mỗi chiều mình lái xe gần 2 giờ đồng hồ để đi đến trường dạy Nail, học 3 tiếng, rồi lại lái về 2 giờ nữa, vì đường đi lúc nào cũng bị kẹt xe. Có những lúc buồn ngủ quá phải ngừng xe bên đường để ngủ, xong thức  dậy  chạy tiếp.


Nếu học fulltime thì chỉ một tháng là xong, nhưng mình phải mất 6 tháng mới xong, vì "cơm áo gạo tiền, nặng gánh đôi vai ", về nhà còn lo cơm nước cho chồng con nữa.


Sau những thăng trầm trong nghề Nail, mình leo lên "làm chủ" gần 16 năm nay. Giấc mộng có "job ngồi" đã thành. Sau vài năm làm chủ, mình mua được nhà, chạy được  xe mới, không còn lo sợ xe chết máy dọc đường, hai con thì đã xong Đại học. Mỗi lần vui vẻ, mình và các con cứ kể chuyện “Con xin Job cho Mẹ". Ôi, sao vui ơi là vui.


Quá khuya rồi bạn, thôi ngủ đi chứ !


Phan Ngọc Vinh